Phát hiện ra phân tử mới có thể hạn chế tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần
Một phân tử mới, nếu được sử dụng cùng với thuốc chống loạn thần, có thể kích hoạt các thụ thể dopamine trong tuyến tụy, hạn chế sự gián đoạn trao đổi chất.
Thuốc chống loạn thần có thể làm gián đoạn sự trao đổi chất, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để ngăn chặn các trường hợp này, theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Năm ngày 13/6/2024.
Nghiên cứu, được công bố trên Diabetes (Tập san Bệnh Tiểu Đường), cho thấy bằng chứng ban đầu rằng các phương pháp điều trị mới có thể hạn chế được tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần bằng cách ngăn chặn hoạt động của thuốc ở tuyến tụy.
“Thuốc chống loạn thần tác động toàn thân,” Tiến sĩ Zachary Freyberg, giáo sư tâm thần học và sinh học tế bào tại Đại học Pittsburgh và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trong một thông cáo báo chí. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể dopamine trong não, hạn chế dòng dopamine và do đó kiểm soát các triệu chứng loạn thần,
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cho biết rằng, các thụ thể dopamine tương tự cũng nằm trong tuyến tụy. Do đó, thuốc chống loạn thần có thể can thiệp vào các thụ thể này trong tuyến tụy.
Vì tuyến tụy chịu trách nhiệm điều hòa đường trong máu, do đó, sự gián đoạn này có thể làm tăng lượng đường trong máu và insulin, gây ra tiền tiểu đường, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc kích thích các thụ thể dopamine này trong tuyến tụy có thể giúp hạn chế được một số tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần, bao gồm cả việc kiểm soát sự suy giảm của lượng đường trong máu.
Ngăn sự gián đoạn trao đổi chất ở tuyến tụy
Tiến sĩ Freyberg và nhóm của ông kết hợp với các nhà nghiên cứu tại Viện Quốc gia của Viện Y tế Quốc gia về Lạm Dụng Ma Túy đã tạo ra được một phân tử có tên là Bromocriptine Methiodide (BrMeI). BrMeI có thể kích hoạt các thụ thể dopamine trong tuyến tụy, do đó ngăn ngừa được thuốc chống loạn thần phá vỡ hoạt động của tuyến tụy.
BrMeI tương tự như Bromocriptine – một loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị bệnh tiểu đường loại 2. Đây có phải là một sự khác biệt không? BrMeI đã được sửa đổi nên ít có khả năng đi qua được hàng rào máu não, giới hạn hoạt động của BrMeI chỉ ở phần cơ thể và không hoạt động ở não.
Các thử nghiệm ban đầu ở chuột cho thấy BrMeI có thể ngăn ngừa thuốc chống loạn thần ảnh hưởng đến các cơ quan, chẳng hạn như tuyến tụy. Khi dùng với thuốc chống loạn thần, BrMeI có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa rối loạn đường huyết.
Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, Tiến sĩ Freyberg cho biết, “Bản thân BrMeI không thể hạ được lượng đường một cách đáng kể. Tuy nhiên, khi BrMeI được dùng cùng với thuốc chống loạn thần thì sự kết hợp này có thể giúp ngăn ngừa được sự trao đổi chất của các hành động chống loạn thần bên ngoài não. Đây chính là một lợi ích tích cực trong điều trị của BrMeI.
“Các loại thuốc chống loạn thần thế hệ tiếp theo có thể được sửa đổi thành một chiến lược mới để kiểm soát chứng rối loạn đường huyết và bệnh tiểu đường,“ ông nói thêm.
Tiến sĩ Freyberg cho biết, điều quan trọng là phải bảo đảm được rằng, tác động của thuốc chống loạn thần hoạt động hiệp đồng với BrMeI. Ông và nhóm của mình hy vọng trong tương lai sẽ thử nghiệm ý tưởng này trong một thử nghiệm lâm sàng, quan sát hiệu quả của BrMeI và các phân tử tương tự trong vài năm tới.
“Thực tế là việc cả bộ não và cơ thể đều được yêu cầu duy trì kiểm soát đường huyết ổn định đã đưa ra một góc nhìn mới trong việc tìm hiểu về tâm thần kinh và bắt đầu tích hợp các phần kiến thức khác nhau về các hệ thống cơ quan khác nhau thành một tổng thể mạch lạc, “Tiến sĩ Freyberg nói.
Đồng thời, tiến sĩ Freyberg cũng lưu ý các bác sĩ nên theo dõi bệnh nhân trong thời gian cho bệnh nhân dùng các loại thuốc này.
Khánh Nam biên dịch.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times