Phân tích mới: CDC dùng chính Tập san của mình để quảng bá khẩu trang bất chấp ‘dữ liệu không đáng tin’ và ‘không được ủng hộ’
Một phân tích mới về các bài nghiên cứu trên tập san khoa học hàng đầu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho thấy cơ quan này đã đẩy mạnh hiệu quả của khẩu trang bằng cách dùng dữ liệu không đáng tin với kết luận không được bằng chứng ủng hộ.
Bản in gốc, được công bố ngày 11/07 trên MedRxiv, cho thấy Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong (MMWR) của CDC đã đưa ra những phát hiện tích cực về hiệu quả của khẩu trang trong 75% thời gian, mặc dù chỉ 30% nghiên cứu thử nghiệm về khẩu trang và dưới 15% có “kết quả mang ý nghĩa thống kê.”
Không có nghiên cứu nào mang tính ngẫu nhiên, nhưng CDC trong hơn một nửa bài viết trên MMWR lại đưa ra tuyên bố sai lệch cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa việc đeo khẩu trang và giảm số ca nhiễm hoặc lây truyền COVID-19, mặc dù không đưa ra bằng chứng về điều đó.
Việc dùng ngôn ngữ nhân quả không thích hợp trong các bài báo MMWR được giám đốc CDC lúc đó là Tiến sĩ Rochelle Walensky trực tiếp áp dụng để quảng bá khẩu trang và đưa ra khuyến nghị kêu gọi người Mỹ đeo khẩu trang. Các tác giả cho biết, phát hiện này đã “làm dấy lên lo ngại về độ tin cậy của tập san trong việc thông báo các chính sách y tế” và cho thấy sự thiên vị của tập san.
MMWR, thường được coi là “tiếng nói của CDC,” là phương tiện chính thức “công bố khoa học các thông tin và khuyến nghị về sức khỏe cộng đồng kịp thời, đáng tin cậy, có thẩm quyền, chính xác, khách quan và hữu ích.”
Ấn phẩm—chỉ được cơ quan đánh giá bình duyệt nội bộ—thường được dùng để soạn thảo các chính sách y tế quốc gia. Ví dụ: các yêu cầu về khẩu trang được khai triển trong đại dịch COVID-19 với nhân viên liên bang, khách du lịch, trường học, doanh nghiệp, nhân viên y tế và các chương trình Head Start— chính là “phản chiếu” của các khuyến nghị từ CDC.
Trong số 77 bài đánh giá trích dẫn trong MMWR được dùng để quảng bá về khẩu trang, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những điều sau:
- Chỉ 23/77 bài nghiên cứu đánh giá hiệu quả của khẩu trang, nhưng 58/77 bài viết khẳng định khẩu trang có hiệu quả.
- Trong số 58 nghiên cứu, 41 nghiên cứu dùng “ngôn ngữ nhân quả” và 40 bài đã dùng sai điều đó. Ngôn ngữ nhân quả có nghĩa là “một hành động hoặc thực thể được trình bày rõ là có ảnh hưởng đến một thứ khác” và không nên được dùng trong nghiên cứu quan sát vì nghiên cứu này chỉ xác định “mối liên quan” và không thể chứng minh “các mối liên quan được xác định đại diện cho mối quan hệ nhân quả.”
- Theo phân tích, 40 nghiên cứu dùng ngôn ngữ nhân quả cho thấy chắc chắn rằng tỷ lệ lây truyền thấp hơn ở nhóm đeo khẩu trang, mặc dù trên thực tế, kết quả hầu hết chỉ cho thấy hai điều này là có mối tương quan. Ngoài ra, 25/40 nghiên cứu thậm chí không đánh giá hiệu quả của khẩu trang. Một nghiên cứu còn lại dùng ngôn ngữ nhân quả liên quan đến quá trình lọc hạt trên ma-nơ-canh với “mức độ liên quan chưa biết với sức khỏe con người.”
- Trong số 58 nghiên cứu được đề cập ở trên, chỉ một nghiên cứu đề cập đến dữ liệu mâu thuẫn về hiệu quả của khẩu trang — các tác giả lưu ý rằng đây là nghiên cứu quốc tế chủ yếu tập trung vào bệnh cúm.
- 4/77 nghiên cứu có số ca bệnh ở nhóm đeo khẩu trang nhiều hơn nhóm so sánh, tuy nhiên cả bốn nghiên cứu đều kết luận khẩu trang có hiệu quả.
Không có nghiên cứu nào là ngẫu nhiên trong 77 bài viết được đánh giá sau năm 2019 và không có dữ liệu ngẫu nhiên nào được trích dẫn. Các nghiên cứu ngẫu nhiên là “tiêu chuẩn vàng” để xác định liệu một giải pháp can thiệp hoặc điều trị có hiệu quả hay không. Thay vào đó, CDC thường dùng nghiên cứu quan sát không có nhóm đối chứng hay nhóm so sánh.
Tiến sĩ Tracy Høeg, nhà dịch tễ học và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết trong một tweet: “Thành thật mà nói, thật đáng ngạc nhiên và sợ hãi về mức độ hiệu quả/thuyết phục rõ ràng của việc @CDCgov tuyên bố lặp đi lặp lại rằng đeo khẩu trang là ‘cần thiết’ & ‘quan trọng’ dù thiếu hoàn toàn dữ liệu chất lượng cao về điều đó.” Bà nói thêm rằng, bà khó có thể tin tưởng vào tập san mà cơ quan dùng để thông báo các quyết định về chính sách y tế trong tương lai.
Những lo ngại về dữ liệu thiên vị và sai lệch mà CDC bỏ qua
Các nhà nghiên cứu trước đây đã nêu lên mối lo ngại về ấn phẩm sai lệch, phương pháp luận thiếu sót và các lỗi với CDC của MMWR, thường dẫn đến việc thu hồi.
Việc thay đổi tập san là điều khó khăn vì MMWR phải tuân theo “quy trình phê duyệt” của cơ quan thay vì đánh giá bình duyệt độc lập, điều mà các tập san khoa học khác cần tuân theo.
Trong số các nghiên cứu về khẩu trang được công bố trên MMWR, 91% có một hoặc nhiều tác giả có mối liên quan với CDC, với trung bình 13 tác giả/bài, một số bài viết là đồng tác giả. Các nhà nghiên cứu cho biết tổng cộng có 1,544 tác giả, điều này “nói lên khối lượng lớn nỗ lực nghiên cứu và công bố về chủ đề này trên tập san.”
Ngoài ra, bắt đầu từ tháng 09/2020, những người được bổ nhiệm chính trị có thể “yêu cầu xem xét và sửa đổi các báo cáo khoa học” trong MMWR. Đây là quá trình giúp phân tích và công bố dữ liệu khoa học trong MMWR, sau đó được CDC đẩy mạnh. Quá trình này không hề được cung cấp cho công chúng.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc liên quan đến chính trị và sự thiếu trách nhiệm của các chuyên gia bên ngoài không thuộc CDC có thể ảnh hưởng đến khả năng đánh giá dữ liệu khoa học một cách khách quan của tập san và giải thích tại sao cơ quan này “vẫn là một ngoại lệ quốc tế” trong việc tiếp tục đề xuất khẩu trang cho COVID-19 trong các trường hợp cụ thể, bao gồm cả trẻ em từ hai tuổi trở lên.
Thanh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times