Một ngày đi đại tiện mấy lần là lý tưởng

Bất thường về số lần đại tiện có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính

Bất thường về tần suất đại tiện, ví dụ như táo bón và tiêu chảy, là điều khá phổ biến và mọi người thường chỉ coi đây là vấn đề nhỏ. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Các tác giả viết trong nghiên cứu được công bố ngày 16/7 trên Cell Reports Medicine, “Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài có thể là nguyên nhân gây tổn thương nội tạng và dẫn đến bệnh mạn tính, ngay cả ở người khỏe mạnh.”

Nghiên cứu cho thấy tần suất đi đại tiện lý tưởng là từ 2-3 lần/ngày. Vi khuẩn đường ruột lên men chất xơ thường hoạt động tốt khi tần suất đại tiện dao động từ 1-2 lần/ngày.

Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột

Những người đi đại tiện ít hơn 1 lần/ngày có lượng độc tố niệu cao hơn, một chỉ số liên quan đến bệnh thận mạn, viêm và stress oxy hóa.

Táo bón ảnh hưởng đến hệ sinh thái đường ruột và có liên quan đến bệnh mạn tính.

Hệ sinh thái đường ruột chủ yếu hoạt động bằng cách lên men chất xơ, biến chất xơ thành acid béo hữu cơ. Khi phân tồn tại quá lâu trong ruột, vi khuẩn bắt đầu tiêu thụ chất xơ và ăn protein từ lớp chất nhầy. Quá trình này cuối cùng tạo thành các chất có hại cho cơ thể.

Một loại độc tố thường được tạo ra là indoxyl sulfate (3-IS), có thể ảnh hưởng đến thận. Sự mất cân bằng dẫn đến giảm lượng acid béo hữu cơ, từ đó gây suy giảm sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính.

Tiêu chảy ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột

Những người bị tiêu chảy có chỉ dấu viêm và mức bilirubin cao, biểu thị rằng họ đang bị tổn thương gan.

Vi hệ đường ruột khỏe mạnh giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và sự xâm nhập của mầm bệnh, nhưng tiêu chảy sẽ phá vỡ quá trình cân bằng này. Tiêu chảy cũng có thể gây hại cho gan, vì sự di chuyển nhanh của phân ngăn quá trình tái hấp thu acid mật, khiến gan phải tăng sản xuất và gây rối loạn chức năng gan.

Số lần đại tiện có liên quan đến sự phong phú của vi khuẩn đường ruột

Các tác giả đã khám phá ra cách mà tần suất đại tiện ảnh hưởng đến các phân tử trong cơ thể, chức năng cơ quan và bệnh tật.

Ngoài ra, số lượng vi khuẩn đường ruột sẽ thay đổi tùy vào tần suất đại tiện. Ví dụ, những người đại tiện từ 1-2 lần/ngày có số lượng lợi khuẩn liên quan đến quá trình lên men chất xơ nhiều hơn. Ngược lại, những người thường xuyên bị táo bón và tiêu chảy có nhiều vi khuẩn gây bệnh hơn ở đường tiêu hóa trên.

Tần suất đại tiện bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống, lối sống và sức khỏe tinh thần

Các tác giả cũng xem xét mối liên quan tiềm ẩn giữa tần suất đại tiện và các yếu tố nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) và trạng thái tinh thần. Kết quả cho thấy:

  • Ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu liên quan đến tần suất đại tiện bình thường thấp.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả, đại tiện dễ dàng và tiêu chảy thường xuyên liên quan đến tần suất đại tiện bình thường cao.
  • Những người có ít LDL-C thường ăn nhiều trái cây.
  • Những người có ít CRP (biểu thị tình trạng viêm thấp) thường hay ăn nhiều rau.

Nghiên cứu cũng cho thấy những người có gia đình bị trầm cảm hoặc lo âu có tần suất đại tiện bất thường. Người có tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn lo âu có tần suất đại tiện ở mức bình thường thấp. Những phát hiện này phù hợp với nghiên cứu gần đây cho thấy táo bón có liên quan đến tăng nguy cơ trầm cảm và lo âu.

Thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe đường ruột

Nghiên cứu nhấn mạnh rằng “những thay đổi về cách ăn uống và lối sống, ví dụ như ăn nhiều trái cây và rau quả, có thể giúp bình thường hóa tần suất đại tiện và giảm nguy cơ mắc bệnh.”

Vi khuẩn trong ruột hoạt động như một động cơ, biến thực phẩm thành nhiên liệu cho cơ thể, nhưng cũng tạo ra các sản phẩm độc hại. Cơ thể có khả năng thải độc, nhưng nếu vượt quá giới hạn, điều này có thể gây hại.

May mắn thay, mọi người có thể cải thiện tần suất đại tiện bằng cách ăn uống hợp lý.

Tác giả chính của nghiên cứu khuyến khích ăn nhiều chất xơ và sử dụng prebiotic, men vi sinh từ thực phẩm lên men như sữa chua, dưa cải bắp và kim chi, vì điều này có thể giúp điều chỉnh các quá trình sinh lý liên quan đến nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, chúng ta nên ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh tiêu thụ quá nhiều protein. Thừa protein thực sự không tốt cho sức khỏe. Với những người hay ăn protein, nên bổ sung thêm carbohydrate phức hợp và chất xơ.

Nghiên cứu cho thấy tần suất đại tiện lý tưởng là từ 2-3 lần/ngày. Vi khuẩn đường ruột lên men chất xơ thường hoạt động tốt khi tần suất đại tiện dao động từ 1-2 lần/ngày.

Hiện tại, nhiều người và các bác sĩ không coi những bất thường về nhu động ruột là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy điều này có lẽ là yếu tố quan trọng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe.

Thanh Ngọc biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn