Loại gia vị nào giúp chống viêm?
Một thí nghiệm thú vị kiểm tra khả năng chống viêm trong máu của những người ăn các loại gia vị khác nhau — bao gồm đinh hương, gừng, hương thảo và nghệ.
Thỉnh thoảng, tôi tình cờ thấy một nghiên cứu thú vị đến mức khiến tôi làm một video hoàn chỉnh về chủ đề đó. Giống như video tôi làm “Trái cây nào chống ung thư tốt hơn?” hay video “Phương pháp nấu ăn tốt nhất” hay video so sánh hàng nghìn loại thực phẩm. Vâng, đây là một nghiên cứu như vậy.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida–Gainesville và Penn State đã tiến hành một thí nghiệm thú vị. Chúng ta đã biết trong mỗi ounce (28g) các loại thảo mộc và gia vị có một số chất chống oxy hóa mạnh nhất được biết đến — nhưng đó là trong ống nghiệm. Trước khi chúng ta hỏi liệu một loại thảo mộc hoặc gia vị có lợi cho sức khỏe hay không, chúng ta cần phải xác định xem liệu nó có khả dụng sinh học hay không. Điều này chưa bao giờ được thực hiện cho đến bây giờ.
Họ có thể đã [đi] theo phương hướng dễ dàng và chỉ đo lường sự thay đổi mức độ chống oxy hóa trong máu của một người trước và sau khi tiêu thụ. Tuy nhiên, giả thuyết về sự xuất hiện của hoạt động chống oxy hóa trong máu là dấu hiệu cho thấy khả dụng sinh học có 1 yếu điểm. Có thể nhiều chất được hấp thụ hơn chúng ta nghĩ nhưng không xuất hiện trong các thử nghiệm chống oxy hóa vì nó liên kết với protein hoặc tế bào. Vì vậy, họ đã cố gắng đo lường những thay đổi sinh lý trong máu. Họ quan tâm đến việc “liệu các hợp chất được hấp thụ có thể bảo vệ [tế bào bạch cầu] khỏi tổn thương do oxy hóa hoặc do viêm hay không” – liệu nó có bảo vệ các chuỗi DNA của chúng ta khỏi bị đứt khi gặp phải các gốc tự do hay không. Họ cũng tự hỏi liệu việc tiêu thụ các loại thảo mộc và gia vị “có thể làm thay đổi… phản ứng viêm tế bào khi có tổn thương viêm liên quan đến sinh lý hay không”. Tất cả những thứ đó có ý nghĩa gì?
Chà, những gì họ làm là chọn một nhóm người và cho mỗi người ăn các loại gia vị khác nhau trong một tuần. Có rất nhiều điều thực sự độc đáo về nghiên cứu này, một điều là số lượng thực phẩm mà đối tượng nghiên cứu tiêu thụ dựa trên mức tiêu thụ thông thường. Ví dụ, nhóm lá oregano được cho dùng ½ thìa cà phê mỗi ngày – số lượng thực tế mà mọi người thực sự có thể thỉnh thoảng ăn. Sau đó, vào cuối tuần, họ lấy máu từ khoảng hơn chục người đã thêm hạt tiêu đen vào khẩu phần ăn trong tuần đó và so sánh tác động lên máu của hạt tiêu đen với tác động lên máu của những người dùng ớt cayenne, quế, đinh hương hoặc thì là. Họ có khoảng 10 nhóm người khác nhau ăn khoảng 10 loại gia vị khác nhau.
Sau đó, các nhà nghiên cứu cho huyết tương của đối tượng (phần chất lỏng trong máu của họ) vào tế bào bạch cầu của người trong đĩa petri đã tiếp xúc với chất gây viêm. Họ muốn chọn thứ gì đó thực sự gây ra phản ứng viêm, vì vậy họ đã chọn cholesterol bị oxy hóa, giống như những gì bạn sẽ nhận được trong máu sau khi ăn thứ gì đó như gà rán. Họ chích cholesterol bị oxy hóa vào các tế bào bạch cầu và sau đó xem tế bào tạo ra bao nhiêu yếu tố hoại tử khối u (TNF) để đáp ứng.
Yếu tố hoại tử khối u (TNF) là một cytokine gây phản ứng viêm mạnh, nổi tiếng với vai trò gây ra các cuộc tấn công tự miễn trong các bệnh lý như viêm ruột. So với máu của những người không ăn gia vị trong một tuần, liệu máu của những người ăn hạt tiêu đen có thể làm giảm đáng kể phản ứng viêm không? Không. Còn những loại gia vị khác thì sao? Đinh hương, gừng, hương thảo và nghệ có thể ngăn chặn đáng kể phản ứng viêm. Hãy nhớ rằng, họ không cho gia vị lên các tế bào bạch cầu mà là máu của những người ăn gia vị. Vì vậy, nó đại diện cho những gì có thể xảy ra khi các tế bào trong cơ thể chúng ta tiếp xúc với lượng gia vị lưu thông trong máu sau khi tiêu thụ bình thường hàng ngày. Không phải liều lượng lớn trong một viên thuốc — chỉ là lượng làm cho nước sốt spaghetti của chúng ta có vị ngon, hoặc bánh bí ngô hoặc nước sốt cà ri của chúng ta.
Có những loại thuốc có thể làm được điều tương tự. Các yếu tố hoại tử khối u là “các tác nhân trung gian chính gây ra phản ứng viêm và các bệnh liên quan đến viêm” nên có các loại thuốc ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF) này trên thị trường để điều trị các bệnh viêm nhiễm—như viêm xương khớp, bệnh viêm ruột, bệnh vẩy nến, viêm cột sống dính khớp—gây ra các bệnh trầm trọng, tổng cộng, hơn 20 tỷ đô la một năm, bởi vì các công ty dược phẩm tính phí người dân từ 15,000 đến 20,000 đô la một năm cho thuốc. Với mức giá đó, tác dụng phụ tốt hơn là những sự cảm thông. Nhưng không, những loại thuốc này bị cảnh báo nhãn đen vì có thể gây ra những bệnh như ung thư và suy tim. Giá như có một giải pháp rẻ hơn, an toàn hơn.
Thanh Long biên dịch
Quý vị có thể tham khảo bản gốc tại The Epoch Times