Kiểm soát bệnh hen suyễn: Những thực phẩm nên tránh và các huyệt giúp cắt cơn hen lúc nửa đêm
Trước đây, người hàng xóm lớn tuổi của tôi thỉnh thoảng phát ra những tiếng thở khò khè lớn vào buổi sáng và đến đêm thì nghe thật đáng sợ. Sau khi nghiên cứu về Trung y, tôi được biết rằng ông ấy mắc bệnh hen suyễn hoặc khó thở do viêm, và dịch nhầy [làm hẹp đường thở], thường khởi phát bởi các điều kiện bên ngoài như cảm lạnh và nhiễm lạnh.
Theo quan điểm của Tây y, hen suyễn là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự gia tăng đáp ứng của đường thở một cách bất thường với các kích thích khác nhau, dẫn đến các triệu chứng như khó thở, thở khò khè và ho.
Trung y có định nghĩa rộng hơn về khó thở. Nếu ho khan kèm theo khó thở thì được gọi là “chuanhou (suyễn hống)” và nếu phát ra âm thanh khò khè thì gọi là “xiaochuan” (hen suyễn).
Tránh uống quá nhiều nước lạnh vào mùa hè
Trong những ngày hè nóng nực, một số người cảm thấy khát nước và uống quá nhiều nước đá lạnh hoặc thậm chí dội nước lạnh lên đầu để làm mát và tận hưởng cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, cách làm này có thể nguy hiểm vì có thể gây ra các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Hơn 30 năm trước, một bà mẹ đã đưa con đến gặp tôi để chữa bệnh. Đứa trẻ bị hen suyễn nặng, khó thở, vai nâng lên theo từng nhịp thở, và phải gắng sức để thở phình bụng khi hít vào.
Lúc đó tôi mới bắt đầu làm bác sĩ và chưa biết nhiều về những triệu chứng này. Vì vậy, tôi đã đi tra cứu sách y khoa và tìm thấy một đoạn trong Thương Hàn Luận có ghi, “Sau khi đổ mồ hôi, nếu uống quá nhiều nước lạnh sẽ gây khó thở; thậm chí uống quá nhiều nước cũng gây khó thở.”
Dựa vào tình huống ghi trong sách, tôi hỏi đứa trẻ, “Cháu có thường uống nước lạnh rất nhanh, “ực ực ực” giống như con bò đang uống nước không?”
Đứa trẻ trả lời, “Dạ, có!”
Tôi nói, “Đó là lý do [gây ra bệnh của cháu]!”
Tôi đã kê bài thuốc có Ma hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao và Cam thảo cho cháu. Bệnh của cháu khỏi hẳn chỉ sau 2 liều thuốc, mẹ cháu rất vui mừng.
Tránh thực phẩm có tính hàn
Trung y cho rằng hầu hết các loại thực phẩm đều có tính “lạnh” hoặc “nóng” và phân loại hầu hết các loại thực phẩm phổ biến thành ba loại theo bản chất “hàn,” “nhiệt,” “ấm” hoặc “trung tính.”
Những người mắc bệnh hen suyễn không nên ăn các thực phẩm được làm lạnh và có tính hàn như nước đá, chuối, cam và một số loại thịt. Trong các đợt ho hoặc hen suyễn, điều đặc biệt quan trọng là không nên ăn các loại trái cây có tính chất lạnh như củ sen, dưa hấu, xoài, dứa và dưa vàng. Nếu không, những thực phẩm có tính hàn này có thể làm co thắt thêm đường thở, và rất có thể gây ra thở khò khè không ngừng.
Hấp lê với một ít đường phèn, khoai tây chiên và hạnh nhân là một bài thuốc ăn kiêng tốt cho người mắc bệnh hen suyễn. Những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa hen suyễn, ho hiệu quả.
Hấp trái lê vỏ vàng hoặc xanh với một ít mật ong cũng có tác dụng chữa bệnh hen suyễn. Món canh từ Bách hợp, Ngân nhĩ, Hồng táo, Liên tử, có thể giúp thay đổi thể trạng của những người dễ bị hen suyễn và ho.
Theo quan điểm của Trung y, thực phẩm và thuốc có chung nguồn gốc. Nhiều loại thực phẩm có thể được sử dụng làm thuốc. Ăn thực phẩm có tính hàn giúp làm mát cơ thể, trong khi thực phẩm có tính nhiệt sẽ làm ấm cơ thể. Vì vậy, có thể cân bằng cơ thể bằng những thực phẩm có tính chất nóng, lạnh, từ đó đạt được hiệu quả phòng và chữa bệnh.
Bấm 2 huyệt giúp cắt cơn hen suyễn lúc nửa đêm
Theo Trung y, cơ thể có một hệ thống kinh mạch, là các kênh năng lượng, có nhiệm vụ vận chuyển khí (năng lượng) và huyết đi khắp cơ thể. Đây là những chất cơ bản cấu tạo nên cơ thể con người và duy trì mọi hoạt động sinh lý của đời sống con người.
Trong cơ thể có 12 kinh mạch chính, tương ứng với 12 tạng phủ trong cơ thể, và 24 tiếng trong một ngày được chia thành 12 canh giờ mỗi canh giờ dài 2 tiếng, được gọi là “Thời thần.” Vào các Thời thần khác nhau, khí và huyết trên các kinh mạch tương ứng sẽ đặc biệt vượng và các tạng phủ tương ứng cũng hoạt động nhiều hơn. Một số điểm trên kinh mạch có công năng đặc biệt gọi là huyệt – theo các Thời thần tương ứng, kích thích các huyệt tương ứng qua châm cứu và xoa bóp có thể điều trị các bệnh của tạng phủ tương ứng.
Khi lên cơn hen suyễn vào lúc nửa đêm và không thể đi khám bác sĩ ngay được, bạn có thể bấm huyệt để tự chữa trị.
Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, khi khí phế đạt mức mạnh nhất, ấn vào huyệt Xích trạch (LU 5) có thể cải thiện các triệu chứng hen suyễn.
Từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, khi khí phế mạnh nhất, ấn vào huyệt Xích trạch (LU 5) có thể cải thiện các triệu chứng hen suyễn. LU 5 nằm ở nếp gấp khuỷu tay bên trong, dọc theo đường ngón tay cái.
Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, khí phế bắt đầu suy yếu, ấn vào huyệt Thái uyên (LU-9) có thể bổ khí phế và có ích cho tim.
Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, khí phế bắt đầu suy yếu, ấn vào huyệt Thái uyên (LU-9) có thể bổ khí phế và có ích cho tim. LU 9 là điểm giao nhau của đường ngón tay cái và nếp gấp cổ tay.
Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn bằng Trung y
Trong điều trị hen suyễn, Trung y nhắm đến phổi, tức là triệu chứng ho hoặc hen suyễn đều liên quan đến phổi.
Theo Trung y, phổi (phế) và lá lách (tỳ) có quan hệ mật thiết với nhau nên nếu phế hư thì có thể bổ tỳ để chữa trị. Nếu muốn bổ cả tỳ và phế thì có một bài thuốc hay gọi là “Tứ thần thang cho hen suyễn” gồm những dược liệu đắt tiền như Trầm hương, Mộc hương, Sa nhân, Quất bì, Đương quy cùng nhiều loại khác.
Các bác sĩ Trung y cũng dùng Tiểu thanh long thang để điều trị bệnh hen suyễn. Trong Thương Hàn Luận có ghi, Tiểu thanh long thang loại bỏ Ma hoàng và thêm Hạnh nhân, có thể điều trị khỏi bệnh hen suyễn. Tôi thường sử dụng Tiểu thanh long thang để điều trị bệnh hen suyễn trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, nếu muốn tự sử dụng thì không được tự dùng thuốc mà phải gặp bác sĩ để chẩn đoán và kê toa.
Lưu ý: Một số loại thảo mộc được đề cập trong bài viết này có vẻ không quen thuộc nhưng thường có bán ở các tiệm thực phẩm tốt cho sức khỏe và tiệm tạp hóa Á châu.
Khánh Nam biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times