Hướng dẫn cơ bản về bệnh nướu răng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và cách tiếp cận tự nhiên
Tìm hiểu về cách ngăn ngừa hoặc điều trị căn bệnh phổ biến đang ảnh hưởng đến gần một nửa số người lớn trên 30 tuổi.
Bệnh nướu răng, hay bệnh nha chu (“cấu trúc quanh răng”), là căn bệnh gây viêm phổ biến ảnh hưởng đến miệng, nướu, xương và các mô nâng đỡ răng của khoảng 46% người trên 30 tuổi.
Các loại bệnh nướu răng phổ biến là gì?
Có hai loại bệnh nướu răng khác nhau. Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng, có thể chia thành hai bệnh khác nhau.
Viêm nướu
Viêm nướu là dạng bệnh nướu răng nhẹ nhất, trong đó nướu trở nên đỏ, sưng và mềm. Nướu cũng có thể dễ chảy máu hơn. Đây là dạng bệnh chủ yếu.
Viêm nha chu
Là dạng bệnh nướu răng ở mức độ từ trung bình đến nặng, viêm nha chu nhẹ phát triển do viêm nướu không được điều trị, tạo ra các túi nha chu (nướu tách ra khỏi răng [tạo thành túi]). Mức độ nhẹ cũng có thể gây tiêu xương quanh răng. Trong những trường hợp nặng hơn, tình trạng mất xương nhiều hơn có thể xảy ra, các túi sâu hơn và tụt nướu đi kèm với tình trạng tiêu xương. Trong trường hợp viêm nha chu tiến triển, có thể phải nhổ răng.
Các triệu chứng và dấu hiệu sớm của bệnh nướu răng là gì?
Tin tốt về bệnh nướu răng là việc phát hiện sớm khá đơn giản vì có nhiều triệu chứng khó bỏ qua. Các dấu hiệu sớm của bệnh nướu răng thường bao gồm nướu bị sưng, mềm và có màu đỏ hoặc tía.
Khi bệnh nướu răng tiến triển, các triệu chứng thường gặp là:
- Hơi thở hôi.
- Thay đổi vị giác.
- Đau nướu.
- Nướu dễ chảy máu.
- Đau khi nhai thức ăn.
- Răng lung lay.
- Răng nhạy cảm.
- Tụt nướu.
- Thay đổi về độ khít của răng giả tháo lắp.
Nguyên nhân gây bệnh nướu răng?
Bệnh nướu răng là do màng sinh học của vi khuẩn bám vào các mảnh thức ăn và đường trên răng, cuối cùng tạo thành mảng bám gây viêm, tách răng ra khỏi nướu. Các túi nha chu hình thành sẽ chứa đựng càng nhiều vi khuẩn. Cuối cùng, lớp màng này sẽ cứng lại thành cao răng nếu không được loại bỏ sớm. Vì lý do này, bạn nên chú trọng vệ sinh răng miệng tại nhà và các phòng khám chuyên khoa.
Ai có nhiều khả năng bị bệnh nướu răng?
Phần lớn bệnh nướu răng có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, một số bệnh, lối sống và di truyền có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh nướu răng.
Một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh nướu răng:
- Hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá.
- Khô miệng.
- Không duy trì vệ sinh răng miệng đầy đủ.
- Bị bệnh tiểu đường.
- Bị một số bệnh tự miễn như lupus, xơ cứng bì và bệnh Crohn.
- Thay đổi nội tiết tố, bao gồm tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh.
- Căng thẳng.
- Di truyền hoặc tiền sử gia đình bị bệnh nướu răng.
- Bị bệnh tim. Mặc dù bệnh tim không gây ra bệnh nướu răng nhưng hai tình trạng này thường xảy ra đồng thời.
Bệnh nướu răng được chẩn đoán như thế nào?
Nếu bạn đang có các triệu chứng của bệnh nướu răng, các xét nghiệm sau đây có thể xác nhận hoặc loại trừ chẩn đoán:
- Kiểm tra nướu: Nha sĩ sẽ kiểm tra nướu để tìm dấu hiệu viêm bằng cách sử dụng cây đo túi để đo bất kỳ túi nướu nào có thể hình thành xung quanh răng. Nếu túi nướu sâu hơn 3mm, đó là bệnh nướu răng. Phương pháp này được gọi là độ sâu thăm dò túi (PPD).
- Hỏi bệnh sử: Nha sĩ sẽ đặt câu hỏi về bệnh sử để sàng lọc những bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh nướu răng của bạn.
- Chụp X-quang: Nha sĩ có thể cần chụp ảnh răng và miệng để sàng lọc xem có tình trạng tiêu xương hay không. Tiêu xương có thể cho thấy bệnh nướu răng.
Biến chứng của bệnh nướu răng là gì?
Nếu không điều trị, bệnh nướu răng có thể gây ra nhiều biến chứng tiềm ẩn và nguy cơ sức khỏe cho bệnh nhân.
Một số biến chứng thường gặp nhất gồm:
- Mất răng: Vì bệnh nướu răng ảnh hưởng đến các mô xung quanh và [có vai trò] giữ răng nên mất răng có thể xảy ra khi không điều trị bệnh nướu răng. Mô nướu và xương ổ răng yếu đi khiến răng lung lay và rụng.
- Sưng nướu và tụt nướu: Nướu bị sưng và đỏ khi không điều trị bệnh nướu răng do mảng bám và cao răng tích tụ. Điều này có thể dẫn đến đau và chảy máu. Ngoài ra, có thể bắt đầu tụt nướu do nhiễm trùng nướu, gây lộ chân răng, đau và nhạy cảm.
- Hôi miệng: Hôi miệng kinh niên, có thể là do bệnh nướu răng không được điều trị gây tích tụ vi khuẩn. Bởi vì vi khuẩn có thể phóng thích các hợp chất lưu huỳnh, gây ra mùi hôi phát ra từ miệng.
Bệnh nướu răng không được điều trị cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh và tình trạng sức khỏe khác. Những bệnh này bao gồm:
- Bệnh tiểu đường: Bệnh nướu răng không được điều trị có thể khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn.
- Bệnh tim: Bệnh nướu răng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm cơ tim.
- Ung thư: Bệnh nướu răng không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư như thận, tuyến tụy và máu.
- Bệnh Alzheimer: Bệnh nướu răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bộ não của bệnh nhân, làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy giảm nhận thức liên quan đến bệnh Alzheimer.
Các phương pháp điều trị bệnh nướu răng là gì?
Các phương pháp điều trị bệnh nướu răng khác nhau tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của triệu chứng, giai đoạn bệnh, sức khỏe răng miệng và tổng thể của từng người cũng như khả năng tuân theo các hướng dẫn vệ sinh sau điều trị và cuối cùng là điều mà nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ nha chu thấy cần thiết. Các phương pháp điều trị thông thường bao gồm các lựa chọn phẫu thuật hoặc không phẫu thuật.
Không phẫu thuật
Các lựa chọn điều trị không phẫu thuật thường dành cho những người bị bệnh nướu răng giai đoạn đầu và bao gồm:
- Khám răng miệng định kỳ: Vệ sinh răng miệng định kỳ sẽ loại bỏ mảng bám và cao răng khỏi răng. Phương pháp này thường giúp đẩy lùi bệnh nướu răng ở giai đoạn đầu và có thể cần phải lên lịch hẹn vệ sinh răng thường xuyên.
- Cạo vôi răng và làm sạch bề mặt chân răng: Đây là phương pháp làm sạch đi sâu vào bên dưới đường viền nướu để loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ. Bề mặt của răng cũng thường được làm nhẵn để ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám tích tụ. Quá trình này [có thể] cần dùng thuốc tê tại chỗ để làm tê nướu.
- Thuốc kháng sinh: Có thể cần dùng đến thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nướu răng hoặc kết hợp [thuốc kháng sinh] với các phương pháp điều trị khác. Thuốc kháng sinh thông thường giúp điều trị bệnh nướu răng bao gồm minocycline HCl hoặc chlorhexidine, được bôi vào trong túi nướu.
- Điều trị nha chu bằng laser: Một tia laser nhỏ sẽ loại bỏ mô nướu bị bệnh và tiêu diệt mọi vi khuẩn dưới nướu. Đây có thể được xem là một lựa chọn điều trị thay cho phẫu thuật nướu.
Phẫu thuật
Các lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật thường dành cho những người bị bệnh nướu răng ở giai đoạn sau và bao gồm:
- Phẫu thuật thu nhỏ túi: Hay còn gọi là “phẫu thuật lật vạt,” trong đó bác sĩ nha chu sẽ rạch dọc theo đường viền nướu để lật nướu ra khỏi răng. Sau đó, [bác sĩ] sẽ làm sạch chân răng và tạo hình lại xương ổ răng, rồi đặt nướu lại vị trí cũ và khâu lại.
- Ghép xương: [Bác sĩ] sẽ dùng xương của bệnh nhân, xương được hiến tặng hoặc xương tổng hợp để tái tạo lại những vùng bị tổn thương. Phương pháp này thường được thực hiện kết hợp với phẫu thuật thu nhỏ túi.
- Ghép nướu: Bác sĩ sẽ dùng mô nướu của bệnh nhân, mô được hiến tặng hoặc mô tổng hợp để điều trị tụt nướu (một triệu chứng phổ biến của bệnh nướu răng). Mô nướu được ghép vào những nơi có hiện tượng tụt nướu và khâu vào đúng vị trí.
- Tái tạo mô có hướng dẫn: Đặt màng sinh học lên nướu bị tổn thương để giữ cho mô nướu không phát triển ở nơi cần có xương, giúp tái tạo xương.
Lối suy nghĩ ảnh hưởng đến bệnh nướu răng như thế nào?
Mặc dù bệnh nướu răng dường như là do di truyền, cách ăn uống, vệ sinh kém và/hoặc thói quen sinh hoạt, một số nghiên cứu cho thấy cách [chúng ta] suy nghĩ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh nướu răng.
Mức độ căng thẳng gia tăng có xu hướng làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Bởi vì căng thẳng làm khuếch đại các phản ứng cảm xúc, mức độ căng thẳng cao hơn có liên quan đến chức năng miễn dịch kém hơn và rối loạn [hoạt động của] vi khuẩn miệng.
Một phần của phản ứng sinh lý này có liên quan đến thực tế là cả căng thẳng và phản ứng miễn dịch đều có thể ảnh hưởng đến thể chất. Khi cơ thể căng thẳng sẽ phóng thích các hormone căng thẳng, khiến cơ thể rơi vào trạng thái chống hoặc chạy. Nếu tình trạng này trở thành mạn tính, có thể gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch và cuối cùng là mong muốn thực hiện các giải pháp vệ sinh đầy đủ của người ta. Những người bị căng thẳng hơn có thể không chú ý nhiều đến việc vệ sinh răng miệng cá nhân, hút thuốc hoặc tiêu thụ thực phẩm nhiều đường hoặc chế biến sẵn. Điều này cho thấy rằng việc duy trì lối suy nghĩ tích cực và giảm căng thẳng có thể gián tiếp giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh nướu răng.
Các phương pháp tiếp cận tự nhiên đối với bệnh nướu răng là gì?
Một số giải pháp tự nhiên có thể trợ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh nướu răng.
Ăn kiêng
Vì bệnh nướu răng ảnh hưởng đến miệng nên những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính nguyên vẹn của nướu. Nói chung, việc duy trì mức tiêu thụ đường ở mức thấp đến vừa phải là rất hữu ích, vì quá nhiều đường có thể gây sâu răng và/hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hoặc phát triển bệnh nướu răng.
Ngoài ra, bổ sung acid béo omega-3 giúp ngăn ngừa và điều trị viêm nha chu do tính chất chống viêm của omega-3. Nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung omega-3 vào bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm viêm và viêm nha chu mạn tính. Ăn thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá cơm và cá thu, cũng có thể hữu ích.
Theo một bài báo đăng trên Journal of Intercultural Ethnopharmacology (Tập San Dân Tộc Học Đa Văn Hóa), một số thực phẩm bổ sung chứa nhiều chất chống oxy hóa như trà xanh, cũng được chứng minh là giúp giảm các tác nhân gây bệnh nha chu. Thực phẩm và đồ uống có hàm lượng các chất chống oxy hóa cao giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể, ức chế quá trình tiêu xương có thể xảy ra do sự tiến triển của bệnh nha chu.
Chiết xuất từ thảo dược
Bài viết nêu trên cũng xem xét những tác dụng mạnh mẽ của các loại thảo mộc như triphala, một loại bột cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin C dồi dào và các acid béo có lợi. Do đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh, triphala đã được chứng minh là giúp ích cho những người bị bệnh nha chu.
Ngoài triphala, nghiên cứu cho thấy các loại thảo mộc sau đây có tác dụng hữu ích tương tự trong việc giảm viêm và làm chậm tiến triển và/hoặc phát triển của bệnh nướu răng:
Thiên thảo (Rubia cordifolia).
Hồ tiêu (Piperine).
Sơn thù du (Sumac).
Bạch quả (Ginkgo biloba).
Ổi (Psidium guajava).
Vệ sinh răng miệng
Duy trì vệ sinh răng miệng đầy đủ là rất quan trọng để ngăn ngừa và trợ giúp điều trị bệnh nướu răng. Đánh răng hai lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng là những điểm khởi đầu tốt.
Các lựa chọn thay thế tự nhiên khác bao gồm:
- Sử dụng bạch đàn, sả, bạc hà âu hoặc dầu cây trà để bôi lên nướu.
- Dùng bàn chải điện.
- Đưa nha đam vào các túi nha chu.
- Dùng nước muối súc miệng.
- Dùng baking soda để đánh răng.
- Súc miệng bằng dầu dừa hoặc dầu mè. Súc miệng bằng dầu là phương pháp điều trị dân gian Ayurveda liên quan đến việc súc miệng bằng dầu để “kéo” chất độc và vi khuẩn từ miệng vào trong dầu, sau đó nhổ ra ngoài.
- Nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn.
- Súc miệng bằng hydro peroxide.
Làm thế nào tôi có thể ngăn ngừa bệnh nướu răng?
Bởi vì bệnh nướu răng có thể ngăn ngừa được, tất cả mọi người nên thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên, thăm khám nha khoa và làm sạch răng để phòng ngừa bệnh nướu răng.
Một số cách hàng đầu để giảm nguy cơ phát triển bệnh nướu răng liên quan đến vệ sinh răng miệng, cách ăn uống và lối sống, bao gồm:
Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times