6 mẹo giúp chữa vết lở miệng nhanh hơn
Suy yếu miễn dịch do thói quen sinh hoạt không tốt là thủ phạm thực sự khiến vết loét miệng không thể lành.
Cơn đau do lở miệng có khiến bạn không thể thưởng thức bữa ăn không? Suy yếu miễn dịch do thói quen sinh hoạt không tốt là thủ phạm thực sự khiến vết loét miệng không thể lành. Ông Chien-Tung Wu từ Phòng khám Trung Y Yong Sheng Đài Loan khuyến nghị sáu mẹo ăn uống và thói quen sinh hoạt để tăng tốc độ hồi phục vết loét miệng.
Tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau, Tây y chia vết loét miệng thành các loại như viêm nướu Herpetic, nấm candida hầu họng, v.v. Trong Trung y, tùy theo mức độ nặng, vết loét tương đối nhỏ được gọi là loét áp-tơ (vết loét nhiệt miệng), và vết loét lan rộng trong miệng được gọi là viêm miệng dị ứng (vết lở loét tái phát). Theo ông Wu, có ba loại thể trạng chính gây ra lở miệng.
3 thể trạng dễ bị lở miệng
Sau đây là ba loại thể trạng dễ bị lở miệng:
- Tỳ vị nóng ẩm: Những người thích ăn đồ nướng, chiên, cay, nóng và uống ít nước sẽ bị tỳ vị nóng rát, có thể dẫn đến viêm biểu mô và lở miệng.
- Âm hư sinh nội nhiệt: Những người làm việc quá sức, thức khuya, suy nhược sau khi bị bệnh nặng dễ bị lở miệng do âm hư sinh nội nhiệt.
- Tỳ vị yếu nhược: Người có thể trạng tỳ vị yếu nhược sẽ khó hấp thụ chất dinh dưỡng. Một khi vết loét bùng phát, không có đủ chất dinh dưỡng để sửa chữa những tổn thương ở mô biểu mô.
Trung y sử dụng thuyết âm dương để giải thích các hoạt động sinh học của cơ thể con người, nguyên nhân gây bệnh và những diễn biến bệnh lý. Sự hiểu biết này cho phép các bác sĩ hướng dẫn chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh. Trung y cho rằng khi âm dương trong cơ thể mất cân bằng, nội nhiệt mạnh thì sẽ sinh ra “nhiệt dư”, dẫn đến các triệu chứng do nhiệt, chẳng hạn như mắt đỏ và sưng, lở miệng, nước tiểu màu vàng, đau răng, đau họng, v.v.
Trong nhiều trường hợp, việc vô tình cắn vào bên trong miệng có thể gây lở miệng và vết thương này sẽ lành sau 3 đến 5 ngày. Nếu không lành thì có thể là vì khả năng chữa lành kém do ba thể trạng cơ thể nêu trên. Ngoài ra cũng có thể là rối loạn chức năng miễn dịch, viêm miệng, hoặc các bệnh khác. Hãy tìm kiếm lời khuyên y tế trong trường hợp này.
6 mẹo ăn uống để chữa lành vết loét miệng
Ngoài việc sử dụng Trung y để cải thiện thể chất do thừa nhiệt, ông Wu còn gợi ý sáu thói quen ăn uống dưới đây để giúp tăng tốc độ hồi phục hoặc giảm sự xuất hiện của vết loét miệng:
- Tránh ăn các vật cứng, chẳng hạn như các loại hạt, vì có thể cắt vào niêm mạc miệng, làm tăng nguy cơ gây tổn thương.
- Không ăn đồ nướng, chiên, cay: Đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể thừa nhiệt. Loại bỏ thói quen ăn uống xấu có thể làm giảm nguy cơ bị lở miệng.
- Tránh đường tinh luyện: Đường tinh luyện làm tăng tình trạng viêm và dẫn đến thể trạng thừa nhiệt.
- Uống nhiều nước hơn: Uống nhiều nước làm tăng quá trình trao đổi chất, loại bỏ độc tố, và giảm viêm.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả có màu sắc rực rỡ có đặc tính chống oxy hóa, có thể làm giảm viêm và nhiệt dư thừa.
- Ăn nhiều protein: Protein là yếu tố cần thiết cho quá trình sửa chữa tế bào của con người. Ăn nhiều protein hơn có thể giúp cơ thể tự phục hồi.
Ông Wu cũng cho biết, khi bị lở loét, hãy cố gắng ăn thức ăn lỏng hoặc mềm và uống bằng ống hút để tránh gây kích ứng vết thương. Chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, chẳng hạn như đánh răng thường xuyên, sử dụng nước súc miệng và dùng chỉ nha khoa, có thể làm giảm vi khuẩn trong miệng và tăng cơ hội chữa lành vết loét miệng.
Ngoài ra, ông Wu cho rằng khả năng miễn dịch là chìa khóa để giảm bớt và chữa lành vết loét. Một thói quen đều đặn hàng ngày, cách ăn uống cân bằng và tập thể dục nhiều hơn có thể cải thiện khả năng miễn dịch và rút ngắn thời gian phục hồi của các tế bào biểu mô.
Những lời khuyên khác để chữa lành vết loét miệng
Có rất nhiều loại thuốc thích hợp trị lở miệng, chẳng hạn như thuốc Trung y dùng ngoài “watermelon frost,” có thể giải quyết vết loét miệng do thừa nhiệt. Thuốc mỡ uống cũng có thể giúp tạo thành một lớp màng bảo vệ để tránh làm trầy xước vết thương. Nhật Bản có một loại miếng dán trị lở miệng phổ biến có tác dụng bảo vệ vết thương nhưng không làm lành vết loét.
Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng kem đánh răng Unitein, được cho là có tác dụng phục hồi và làm giảm sưng các tế bào nướu, rút ngắn thời gian chữa lành vết loét. Unitein khiến vết loét thường lành sau một tuần của tôi lại có màu trắng vào ngày thứ hai sau khi bôi. Vết loét ở miệng vẫn còn nhưng khi tôi chạm vào thì không còn đau nữa và đã nhỏ lại vào ngày thứ ba.
Thành phần chính của kem đánh răng Unitein là trầm hương, một dược, và unitein. Trầm hương đã được sử dụng như một loại thuốc kháng khuẩn và chống viêm từ thời cổ đại, và một dược đã được ghi nhận trong Trung y là có đặc tính kháng khuẩn, tăng khả năng miễn dịch, và thanh lọc máu. Unitein là một thành phần được cấp bằng sáng chế, được tạo ra bằng cách lên men nhân sâm đỏ, vỏ quýt, và natto.
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times.