Hạt kê: Siêu ngũ cốc dưỡng thận, an giấc ngủ và cân bằng đường huyết

Là một loại ngũ cốc cổ xưa, hạt kê rất dễ nấu, rẻ tiền và mang lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng cũng như lợi ích về sức khỏe.

Kê là một loại ngũ cốc nguyên hạt không chứa gluten, rất tốt cho sức khỏe. Với hàm lượng protein cao và nhiều chất xơ, ăn kê thường xuyên có thể dưỡng thận, cải thiện giấc ngủ, bổ tỳ vị và hạ đường huyết. Kết hợp kê với các nguyên liệu như khoai mỡ và bí ngô có thể nâng cao tác dụng loại hạt này

Kê là một trong những loại thực phẩm lâu đời nhất. Lý Thời Trân, một đại y học gia nổi tiếng thời nhà Minh, gọi hạt kê là “hạt của thận” và tin rằng kê có tác dụng dưỡng thận và bổ sung sinh lực.

Lợi ích sức khỏe của hạt kê

Cải thiện giấc ngủ

Kê giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Kê có chứa tryptophan, một loại acid amin cần thiết để sản xuất hormone gây buồn ngủ như serotonin.

Thêm kê vào khẩu phần ăn buổi tối có thể giúp gia tăng sản xuất các hormone này, mang lại chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, việc bổ sung tryptophan có thể làm giảm thời gian thức giấc sau khi chìm vào giấc ngủ, giúp mọi người có giấc ngủ ngon hơn.

Bổ tỳ và vị

Kê dễ tiêu hóa và hấp thụ, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Theo Trung y, tỳ và vị là những cơ quan rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn thành khí (năng lượng). Tỳ và vị suy yếu có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, tiêu hóa kém, ảnh hưởng gián tiếp đến đường huyết.

Một nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ kê trong thời gian dài giúp giảm 12% đường huyết lúc đói và 15% đường huyết sau bữa ăn ở những người mắc bệnh tiểu đường. So với gạo và lúa mì tinh chế, kê được chế biến ở mức tối thiểu có hiệu quả hơn 30% trong việc giảm chỉ số đường huyết của một bữa ăn..

Dưỡng thận

Kê giúp cải thiện chức năng thận. Bệnh thận đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Một nghiên cứu được công bố trên Frontiers in Medicine (Tập San Lĩnh Vực Y khoa) đã nghiên cứu về tác dụng của ngũ cốc nguyên hạt kê lên men và nảy mầm (FG-FM) ở chuột bị bệnh tiểu đường. Kết quả cho thấy việc tiêu thụ FG-FM đã làm giảm đáng kể tổn thương mô thận. Phân tích phiên mã tiết lộ FG-FM ức chế quá trình viêm và miễn dịch hoạt động quá mức trong các mô thận, cho thấy hạt kê có thể đóng vai trò là thực phẩm tiềm năng giúp kiểm soát bệnh thận tiểu đường mà không cần dùng thuốc.

Kê phù hợp nhất với 3 nhóm người

  • Người thường xuyên thấy khó chịu ở dạ dày.
  • Người có chất lượng giấc ngủ kém.
  • Người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Ngoài ra, kê cũng là một loại thực phẩm an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

3 công thức chế biến kê đơn giản

1. Cháo kê

Nấu kê thành cháo mang lại tác dụng bổ dưỡng tốt nhất. Đặc biệt, lớp dầu cháo trên cùng có thể dưỡng tỳ vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày một cách hiệu quả. Tác dụng bồi bổ của kê có thể so sánh với tác dụng của các loại thảo mộc như nhân sâm, địa hoàng.

Thành phần:

  • Hạt kê: 1 cốc
  • Nước: 8 cốc

Cách chế biến:

  • Rửa sạch kê vài lần bằng nước sạch rồi để ráo nước.
  • Đun sôi nước rồi mới cho kê vào – giúp cho kê không bị dính vào nồi.
  • Đun nhỏ lửa khoảng 20 phút cho đến khi kê mềm, thỉnh thoảng khuấy đều.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn.

2. Cháo kê bí ngô

Sự kết hợp giữa kê và bí ngô tạo nên một món ăn bổ dưỡng. Beta-carotene trong bí ngô giúp giảm mỏi mắt, đồng thời lutein ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng hiệu quả. Món cháo này không chỉ làm giảm chứng trào ngược acid và khó chịu ở dạ dày, mà còn thúc đẩy quá trình nhanh lành vết loét.

Một nghiên cứu do Nhà xuất bản Đại học Cambridge công bố năm 2010 đã chứng minh bí ngô có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chống tiểu đường, chống ung thư, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Theo nghiên cứu, bí ngô còn có khả năng ức chế sự hình thành sỏi thận, hạ huyết áp, giảm viêm và đông máu.

Thành phần:

  • 100g kê
  • 250g bí ngô

Cách chế biến:

  • Rửa kỹ hạt kê.
  • Rửa sạch, gọt vỏ và cắt bí ngô thành từng miếng nhỏ.
  • Cho bí ngô và kê vào nồi.
  • Cho 1 lít nước vào và đun nhỏ lửa cho đến khi chín.

3. Cháo kê khoai mỡ thịt lợn nạc

Cháo kê, khoai mỡ và thịt lợn nạc kết hợp tạo thành món ăn bổ thận thơm ngon. Khoai mỡ bổ trợ sức khỏe tỳ và khi kết hợp với kê sẽ giúp tăng tác dụng dưỡng thận. Món cháo này giúp giảm mệt mỏi, tăng mật độ xương và cải thiện các triệu chứng suy thận như đau thắt lưng, giảm thị lực và lung lay răng.

Thành phần:

  • 100g kê
  • 250g khoai mỡ tươi
  • 150g nạc heo
  • 1 muỗng cà phê dầu
  • 1 muỗng cà phê nước tương
  • 1 lít nước

Cách chế biến:

  • Rửa sạch kê, để ráo nước. Để qua một bên.
  • Rửa sạch, gọt vỏ và cắt khoai mỡ thành từng miếng nhỏ. Để qua một bên.
  • Cắt thịt lợn thành dải mỏng. Trộn với dầu và nước tương. Để qua một bên.
  • Đun sôi nước.
  • Bỏ kê đã rửa sạch vào nồi và nấu trong 15 phút, thỉnh thoảng khuấy đều.
  • Thêm khoai mỡ và tiếp tục nấu thêm 15 phút nữa.
  • Thêm các dải thịt lợn, trộn đều và nấu thêm 5 phút.
  • Tắt lửa và nêm muối cho vừa ăn.

Tháng 8/2022, British Journal of Nutrition (Tập san Dinh dưỡng của Anh) đã công bố một bài đánh giá có hệ thống, theo đó khoai mỡ và các chất chiết xuất liên quan có lợi cho việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

5 nguyên liệu kết hợp với kê tốt cho sức khỏe

Kê kết hợp với 5 nguyên liệu sau đây sẽ giúp ngủ ngon, cải thiện sức khỏe làn da, ổn định lượng đường trong máu và bồi bổ cơ thể.

  • Kê + củ hoa huệ tây (Lily): Lý tưởng để giải quyết các vấn đề về . Một số bệnh nhân cho biết, sau khi ăn cháo kê trong vài tháng, làn da và sức khỏe tiêu hóa được cải thiện, có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
  • Kê + đậu xanh: Có tác dụng tốt đối với người bị mụn trứng cá. Đậu xanh có đặc tính giải độc và chống viêm giúp giảm mẩn đỏ và sưng tấy.
  • Kê + gạo trắng: Hữu ích cho những người có lượng đường trong máu dao động – có thể hạ đường huyết và bổ tỳ vị.
  • Kê + chà là đỏ: Cải thiện làn da và giúp da trông hồng hào.
  • Kê + kỷ tử: Giúp bảo vệ mắt, ngăn ngừa lão hóa.

Những lưu ý khi ăn cháo kê

Mặc dù cháo kê có nhiều công dụng nhưng có 2 nhóm người không nên ăn nhiều:

  • Người đi tiểu nhiều: Hạt kê có đặc tính lợi tiểu nên những nên hạn chế ăn cháo kê để tránh phải đi vệ sinh thường xuyên.
  • Người thể chất dương hư: Triệu chứng của người cơ thể thiếu dương là lạnh tay chân vào mùa đông, nhạy cảm với lạnh, phân lỏng. Đối với những người có những triệu chứng này, nên tránh ăn quá nhiều cháo kê.
Lưu ý: Một số loại thảo mộc được đề cập trong bài viết này có vẻ không quen thuộc nhưng thường có bán ở các tiệm thực phẩm tốt cho sức khỏe và tiệm tạp hóa Á châu. Ngoài ra, do thể trạng của mỗi người là khác nhau nên các phương pháp điều trị tương ứng cũng khác nhau. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để lựa chọn các liệu pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý: Một số loại thảo mộc được đề cập trong bài viết này có vẻ không quen thuộc nhưng thường có bán ở các tiệm thực phẩm tốt cho sức khỏe và tiệm tạp hóa Á châu. Ngoài ra, do thể trạng của mỗi người là khác nhau nên các phương pháp điều trị tương ứng cũng khác nhau. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để lựa chọn các liệu pháp điều trị phù hợp.
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên nghiệp và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo các nguyên tắc này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times. Epoch Health hoan nghênh các cuộc thảo luận chuyên nghiệp và tranh luận thân thiện. Để gửi ý kiến, vui lòng làm theo các nguyên tắc này và gửi qua biểu mẫu của chúng tôi
.
.

Khánh Nam biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Hồ Nãi Văn
BTV Epoch Times Hoa Ngữ
Tiến sĩ Hồ Nãi Văn là bác sĩ Trung y tại Trung tâm Y học cổ truyền Đồng Đức Thượng Hải ở thành phố Đài Bắc, Đài Loan. Ông là giáo sư tại Đại học Y khoa Nine Star ở Sunnyvale, California, Hoa Kỳ. Ông cũng là nhà nghiên cứu khoa học đời sống tại Viện nghiên cứu Standford. Trong hơn 20 năm hành nghề y, ông đã điều trị hơn 140,000 bệnh nhân. Ông nổi tiếng với việc chữa trị thành công bệnh nhân ung thư hắc tố thứ năm trên thế giới bằng Trung y. Bác sĩ Hồ hiện đang dẫn chương trình sức khỏe trên YouTube với hơn 700,000 người đăng ký. Ông cũng được biết đến với chương trình trình diễn lưu động về sức khỏe nổi tiếng được tổ chức ở nhiều thành phố khác nhau ở Úc và Bắc Mỹ.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn