Giống chuối có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
Hãy giữ lại vỏ chuối; giống chuối trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Một kẻ thù chết người dưới dạng dịch bệnh Panama đang tàn phá loại trái cây màu vàng yêu quý này.
Căn bệnh do nhiễm nấm này gây ra hiện tượng héo rũ khiến cây chuối chuyển sang màu đen và đổ rạp xuống đất.
Cách mà chuối trở thành loại trái cây ăn được ngày nay
Bạn đã bao giờ để ý chuối không có hạt to như trái cây khác?
Chà, chuối từng chứa đầy hạt. Tuy nhiên, chuối đã được nhân giống và canh tác có chọn lọc để tạo ra giống không hạt khi trồng đại trà. Quá trình này làm giảm các hạt từ từ cho đến khi hạt hầu như không còn và không ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống.
Khoảng 1,000 giống chuối được sản xuất với tốc độ hơn 100 triệu tấn mỗi năm. Nhưng loại mà chúng ta thường thấy trong siêu thị là chuối Cavendish.
Sự biến đổi của giống chuối dại thành dạng mà chúng ta biết ngày nay khiến chúng dễ tiêu thụ hơn. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại một số thách thức.
Ví dụ, việc loại bỏ hạt khiến tất cả các cây chuối ngày nay trở nên vô sinh, tức là chúng không thể trồng theo cách truyền thống, như táo và cam. Thay vào đó, các cành chuối được trồng trực tiếp xuống đất để mọc nhiều cây hơn. Ban đầu, có khả năng chỉ một loại chuối Cavendish được trồng, do vậy tất cả chuối chúng ta tiêu thụ ngày nay đều có nguồn gốc từ đó.
Một nhược điểm khác là điều này dẫn đến tình trạng thiếu đa dạng di truyền, góp phần gây ra các vấn đề về bệnh tật.
Sự trở lại của mầm bệnh phá hủy giống chuối
Bệnh Panama, còn được gọi là bệnh héo rũ chuối, gây ra bởi một bào tử nấm lây lan từ cây này sang cây khác, dẫn đến hiện tượng héo nghiêm trọng và không thể phục hồi. Sau khi bị bệnh, thân chuối chuyển sang màu đen trong khi lá chuyển sang màu vàng, cuối cùng cây sẽ héo rũ và tử vong.
Bệnh Panama lần đầu được báo cáo vào cuối thế kỷ 19 và cực kỳ khó để loại bỏ. Các bào tử có thể tồn tại trong đất hàng chục năm mà không cần vật chủ và hiện chưa có giải pháp khắc phục nào hiệu quả.
Vào những năm 1960, căn bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống chuối Gros Michel, loại chuối phần lớn được bán trên thị trường vào thời điểm đó. Khi bệnh nhiễm nấm lan rộng khắp các đồn điền và lục địa, ngành trồng chuối phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ nghiêm trọng.
May mắn thay, giống Cavendish đã nổi lên như một sự thay thế, do sở hữu khả năng chống lại một số chủng bệnh Panama.
Tuy nhiên, một chủng bệnh Panama mới được gọi là Chủng nhiệt đới 4 (TR4) đang gia tăng và hủy hoại giống Cavendish. TR4 không chỉ lan rộng trên nhiều lục địa mà còn ảnh hưởng đến một số biến thể chuối, bao gồm cả chuối rừng. Giống như các phiên bản trước của bệnh, TR4 gây ra thiệt hại không thể khắc phục và là mối đe dọa đáng kể với toàn bộ ngành trồng chuối.
Cách mà việc tinh chỉnh di truyền có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của giống chuối
Tương tự như các biến thể không hạt của nho, cam và dưa hấu, chuối đã trải qua quá trình biến đổi gen để hạt không thể phát triển.
Một nhược điểm lớn của cây không hạt là giảm tính đa dạng di truyền, khiến chúng dễ bị bệnh hơn. Nếu một cây trong trang trại hoa quả không hạt bị nhiễm bệnh, toàn bộ trang trại sẽ gặp rủi ro.
Loại chuối chúng ta ăn ngày nay cũng có ba bộ nhiễm sắc thể thay vì hai như thông thường. Đây được gọi là thể tam bội và là chiến lược nhân giống sơ cấp giúp tạo ra quả không hạt. Mặc dù điều này khiến trái cây có khả năng chống lại mầm bệnh, nhưng cũng làm chúng không thể sinh sản được, nghĩa là hạt của chúng không thể thụ phấn.
Vì chuối Cavendish là thể tam bội, chúng thiếu sự đa dạng di truyền, vốn là điều giúp kháng lại bệnh Panama.
Cuối cùng, chuối Cavendish chỉ là loại đột biến hữu ích trong tự nhiên, mang lại sự bổ sung thú vị cho bữa ăn uống của chúng ta. Tuy nhiên, có vẻ như sự tuyệt chủng của Cavendish đang đến gần hơn từng ngày.
Thanh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times