Hướng dẫn đầy đủ về ngừng tim: Nguyên nhân chính và 2 bước sơ cứu để ngăn ngừa tử vong

Bài viết này sẽ hướng dẫn về nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu, và điều trị ngừng tim kèm theo hình ảnh minh họa.

Ngừng tim, hay còn gọi là vô tâm thu và ngừng tim đột ngột, đề cập đến việc tim đột ngột mất chức năng và ngừng đập. Bệnh nhân có thể đã hoặc chưa được chẩn đoán bị bệnh tim từ trước. Ngừng tim có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước; bệnh nhân có thể dễ dàng tử vong nếu không được thực hiện các bước sơ cứu thích hợp.

Ngừng tim và nhồi máu cơ tim

Bạn có thể thắc mắc: Ngừng tim có giống như đau tim (nhồi máu cơ tim) không? Trên thực tế, đây là hai tình trạng khác nhau.

Nhồi máu cơ tim là do tắc nghẽn mạch máu (động mạch vành) cung cấp chất dinh dưỡng cho tim, dẫn đến thiếu máu cục bộ và hoại tử cơ tim; do đó, một cơn đau tim có thể gây ngừng tim. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ngừng tim thực sự liên quan đến hệ thống điện điều khiển nhịp tim.

Nguyên nhân gây ngừng tim là gì?

Nhịp đập của tim xảy ra khi một dòng điện được gửi qua nút xoang nhĩ, truyền tín hiệu đến cơ tim thông qua con đường dẫn truyền, từ đó kích thích sự co bóp của cơ tim. Khi hệ thống dẫn truyền điện gặp trục trặc sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim, đây là nguyên nhân hàng đầu gây ngừng tim.

Có nhiều loại rối loạn nhịp tim, bao gồm nhịp nhanh thất, rung nhĩ, rung thất, và nhịp tim chậm. Nguyên nhân phổ biến nhất của ngừng tim là rung tâm thất, xảy ra khi các buồng tim đập đột ngột và hỗn loạn, dẫn đến không thể bơm máu đều đặn.

Hướng dẫn đầy đủ về ngừng tim: Nguyên nhân chính và 2 bước sơ cứu để ngăn ngừa tử vong
Nguyên nhân chính của ngừng tim là rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim trước đó và bệnh cơ tim. (Ảnh: The Epoch Times)

Vết sẹo tim

Điều này có thể do bệnh tim mạch vành trước đó (chẳng hạn như nhồi máu cơ tim) hoặc các lý do khác gây ra. Những vết sẹo này có thể can thiệp vào hệ thống điện của tim, gây rối loạn nhịp thất đe dọa tính mạng.

Cơ tim dày lên (Bệnh cơ tim)

Cao huyết áp, bệnh van tim, hoặc các vấn đề khác có thể gây tổn thương và làm dày cơ tim, khiến bệnh nhân dễ bị rối loạn nhịp tim, suy tim, và ngừng tim.

Thuốc

Mất cân bằng potassium và magnesium trong máu do sử dụng thuốc lợi tiểu cũng có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và ngừng tim. Thật kỳ lạ là các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim đôi khi có thể gây ra rối loạn nhịp thất. Điều này được gọi là hiệu ứng tiền loạn nhịp. Việc lạm dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến ngừng tim.

Những căn bệnh khác

Một số căn bệnh gây ra những bất thường trong dòng điện của tim, chẳng hạn như hội chứng Wolff-Parkinson-White và hội chứng QT kéo dài, có thể làm tăng nguy cơ ngừng tim ở trẻ em và thanh niên.

3 triệu chứng chính của ngừng tim

Có thể có một số dấu hiệu cảnh báo trước khi ngừng tim, chẳng hạn như tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, và mệt mỏi. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp ngừng tim xảy ra với rất ít dấu hiệu báo trước.

Vậy các triệu chứng ngừng tim là gì?

Hướng dẫn đầy đủ về ngừng tim: Nguyên nhân chính và 2 bước sơ cứu để ngăn ngừa tử vong
Nguyên nhân chính của ngừng tim là rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim trước đó và bệnh cơ tim. (Ảnh: The Epoch Times)

2 bước sơ cứu khi ngừng tim

Nếu nhịp tim không được phục hồi nhanh chóng sau khi ngừng tim sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho các cơ quan và mô trên khắp cơ thể, dẫn đến tổn thương và hoại tử, thậm chí tử vong. Do đó, cần phải sơ cứu cho bệnh nhân càng sớm càng tốt.

Có thể cứu được bệnh nhân nếu sơ cứu kịp thời trong vòng vài phút.

Khi gặp một người bị ngừng tim, trước tiên chúng ta nên bình tĩnh và xác nhận rằng môi trường xung quanh là an toàn. Ví dụ, nếu bệnh nhân bị ngã trên đường, trước tiên chúng ta nên di chuyển họ đến một nơi an toàn hơn để tránh bị xe đâm.

Sau đó, làm theo các bước dưới đây để sơ cứu cho bệnh nhân ngừng tim.

  • Bước 1: Nói chuyện và vỗ nhẹ vào vai bệnh nhân để kiểm tra phản ứng.
  • Bước 2: Yêu cầu ai đó ở gần gọi xe cấp cứu ngay lập tức và nhờ người khác lấy AED (máy khử rung tim tự động bên ngoài).
  • Bước 3: Kiểm tra hơi thở của bệnh nhân, bằng cách kiểm tra hơi thở qua miệng và mũi, hoặc quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của lồng ngực. Thời gian từ khi xác nhận bệnh nhân không phản ứng đến khi kiểm tra nhịp thở không được quá 10 giây. Thông thường, khoảng cách giữa mỗi hơi thở là khoảng bảy giây; do đó, CPR (hồi sức tim phổi) nên được thực hiện ngay lập tức sau khi xác nhận rằng bệnh nhân đã không thở trong hơn bảy giây hoặc đang có biểu hiện hấp hối.
  • Bước 4: Khi đến hiện trường, hãy bật AED và làm theo hướng dẫn bằng giọng nói. Nên thực hiện CPR và AED xen kẽ cho đến khi bệnh nhân lấy lại nhịp tim, có thể thở hoặc tỉnh táo, hoặc cho đến khi nhân viên y tế chuyên nghiệp đến hiện trường.

1. Cách thực hiện hồi sức tim phổi

Thực hiện theo các bước sau để hồi sức tim phổi cho bệnh nhân:

Hướng dẫn đầy đủ về ngừng tim: Nguyên nhân chính và 2 bước sơ cứu để ngăn ngừa tử vong
Một trong các bước sơ cứu khi ngừng tim: hồi sức tim phổi (CPR). (Ảnh: The Epoch Times)

Nếu những người khác ở hiện trường cũng biết cách thực hiện hồi sức tim phổi, thì có thể thay phiên nhau khi người đầu tiên kiệt sức. Nên hạn chế tối đa việc dừng hồi sức tim phổi cho bệnh nhân giữa các lần đổi người – lý tưởng nhất là không có thời gian dừng hồi sức tim phổi.

2. Cách sử dụng AED

Khi đã có AED, cần có sự trợ giúp của một người khác. Anh ấy/cô ấy nên làm theo các bước “bật, gắn, cắm, và giật” để sử dụng. Trong khi thiết lập AED, người cứu hộ không được ngừng thực hiện CPR cho đến khi giọng nói của AED hướng dẫn không được chạm vào bệnh nhân.

Hướng dẫn đầy đủ về ngừng tim: Nguyên nhân chính và 2 bước sơ cứu để ngăn ngừa tử vong
Một trong các bước sơ cứu khi ngừng tim: hồi sức tim phổi (CPR). (Ảnh: The Epoch Times)

Có một số điều cần lưu ý khi sử dụng AED:

Nếu miếng đệm không thể dính vào da do bệnh nhân có quá nhiều lông ngực, hãy dùng lực để xé miếng đệm nhằm loại bỏ lông ngực và thay thế bằng một miếng đệm mới. Nếu AED có kèm theo dao cạo, thì cũng có thể dùng dao cạo để cạo lông ngực. Nếu bệnh nhân có miếng dán thấm qua da, hãy tháo nó ra và lau sạch dư lượng thuốc trên da trước khi dán miếng sốc. Nếu bệnh nhân có máy điều hòa nhịp tim (có thể có ụ hình tròn hoặc vuông), tránh đặt đệm chống sốc trực tiếp lên chỗ đặt máy.

Bệnh nhân sống sót sau ngừng tim cần được bác sĩ kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân gây ngừng tim và được điều trị để giảm khả năng tái phát.

Tú Liên và Thanh Long biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn