COVID-19 làm tăng nguy cơ bị bệnh tim – Các dấu hiệu nguy cấp và mẹo để phòng ngừa
Bác sĩ Trung Y gợi ý 5 dấu hiệu nguy hiểm phản ánh bệnh ở tim và 7 cách phòng ngừa.
Vào hôm 12/01, cô Lisa Marie Presley, con gái của ông Elvis Presley (một ngôi sao nhạc rock người Mỹ và là “Ông hoàng nhạc Rock ‘n’ Roll), đã qua đời vì ngừng tim—một lần nữa khiến công chúng chú ý đến bệnh tim. Ông Shu Rong, một bác sĩ Trung Y cao cấp người Anh, nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ năm dấu hiệu nguy cấp của tim.
Thông thường, các vấn đề về tim không được xem trọng cho đến khi bệnh khởi phát. Ông Shu chia sẻ trường hợp của hai bệnh nhân lúc đầu đến gặp ông vì những bệnh khác.
Một bệnh nhân đến khám vì bị đau ở chân. Ông Shu phát hiện rằng mạch của người đàn ông này phản ánh tình trạng ứ đọng máu, và khuyên anh ấy nên kiểm tra tim toàn diện. Sau khi kiểm tra tại bệnh viện, người ta phát hiện rằng anh ấy bị tắc ba mạch máu chính và cần can thiệp phẫu thuật ngay lập tức.
Một bệnh nhân khác cũng đến vì những lý do khác và ông Shu phát hiện rằng khí tim của người đàn ông này rất yếu, chứng tỏ rằng vấn đề ở tim trầm trọng hơn các triệu chứng khác. Tuy nhiên, bệnh nhân đã không xem trọng điều này vào thời điểm đó. Sau 5 năm, vào một ngày bệnh nhân đột nhiên bất tỉnh với cảm giác tê bàn tay và cánh tay.
Sau khi sơ cứu khẩn cấp, bệnh nhân được phát hiện bị tắc mạch máu não. Vào thời điểm đó, bệnh nhân không muốn phẫu thuật và nhớ rằng ông Shu đã từng nhắc nhở mình về vấn đề tim mạch vào 5 năm trước, vì vậy anh ấy đã quay lại với ông Shu để được chăm sóc y tế. Sau vài tháng điều trị, bệnh nhân trải qua một cuộc kiểm tra tim khác và được thông báo rằng tình trạng tim đã tốt hơn và không cần phẫu thuật.
Ông Shu nói rằng tim phát ra nhiều dấu hiệu cảnh báo – thông thường Trung Y có thể phát hiện sớm một số dấu hiệu đó – nhưng bệnh nhân cũng cần lưu ý về chúng.
5 dấu hiệu nguy hiểm phản ánh bệnh ở tim
Tim gửi đi những tín hiệu cảnh báo nào? Ông Shu đã chỉ ra 5 dấu hiệu nguy cấp:
1. Lưỡi
Trung Y tin rằng lưỡi là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ cơ thể và mỗi phần của lưỡi tương ứng với một cơ quan, hoặc một khoang khác nhau của cơ thể.
Đầu lưỡi đại diện cho tim – bất kỳ đốm đỏ nào ở đầu lưỡi đều cho thấy tim có vấn đề. Khi máu lưu thông kém, trên đầu lưỡi sẽ xuất hiện các đốm màu nâu. Điều này chứng tỏ máu cung cấp cho cơ tim kém dẫn đến thiếu oxy.
Khi cơ tim bị tắc nghẽn, đầu lưỡi sẽ có các đốm “bầm máu”. Xét về mặt giải phẫu, lưỡi là cơ quan có nhiều vi mạch nhất trong cơ thể con người, do đó đây là vùng chúng ta dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu tổn thương tim mạch sớm.
2. Dái tai
Ông Shu cho biết, dấu hiệu rãnh sâu nghiêng một góc 45 độ trên dái tai được gọi là “nếp gấp tai”, hay còn gọi là nếp chéo dái tai. Dấu hiệu này được đề xuất lần đầu (với tên gọi là dấu hiệu Frank) bởi một người Mỹ tên là Sanders T. Frank vào những năm 1970. Ông quan sát thấy nếp gấp trên dái tai có liên quan đến bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim). Nghiên cứu sau đó cho thấy dấu chứng này cũng có liên quan đến bệnh mạch máu ngoại vi và bệnh mạch máu não.
3. Vùng tương ứng với tim trên tai
Nếu vùng tim (xem hình minh họa bên dưới) trên tai lõm xuống hoặc có màu nhợt, hoặc khi ấn vào có cảm giác đau nhói như bị kim đâm, thì đó là dấu hiệu cảnh báo tim có vấn đề.
4. Khuôn mặt
Trung Y tin rằng khuôn mặt đại diện cho tim. Và khi khuôn mặt có màu đỏ thẫm hoặc xỉn màu bất thường, đó là dấu hiệu cho thấy tim có vấn đề trầm trọng. Đặc biệt trầm trọng khi màu đỏ thẫm xuất hiện trên gò má thuộc đường kinh tiểu tràng. Trong trường hợp này, ngoài việc cho thấy khí huyết bị đình trệ, dấu hiệu này còn có nghĩa là tim đập quá nhanh, đau ngực, khó thở, thậm chí là suy tim trong các trường hợp nặng.
5. Phù chân
Suy tim sẽ khiến máu không thể trở về tim một cách bình thường, và theo nguyên lý vật lý nổi tiếng là “thuỷ sẽ đi xuống”, các triệu chứng như phù nề có khả năng xuất hiện ở mu bàn chân, mắt cá chân và bắp chân.
Nguy cơ bị bệnh tim mạch tăng lên sau khi nhiễm COVID-19
Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các chuyên gia y tế đã xác nhận tình trạng nhịp tim tăng lên do hậu quả của đại dịch và gọi đó là “hội chứng nhịp tim nhanh hậu COVID-19”. Ông Lưu Trung Bình, giám đốc Phòng khám Vũ Bình tại Đài Loan và là bác sĩ tim mạch, đã nói một cách thẳng thắn trong một bài đăng trên Facebook rằng ông đã thấy hơn 20 bệnh nhân bị nhịp tim nhanh sau khi được chẩn đoán bị COVID-19 chỉ trong một tuần.
Một số nhà khoa học suy đoán rằng việc nhiễm COVID-19 khiến cơ thể sản sinh ra nhiều kháng thể tự miễn dịch hơn, đồng thời kích hoạt các thụ thể của thần kinh giao cảm, dẫn đến mất cân bằng thần kinh tự chủ và rối loạn nhịp tim nhanh trên thất.
Một nghiên cứu được công bố trên tập san Immunology vào tháng 09/2022 cho biết sau khi phân tích hồ sơ khám nghiệm tử thi của những trường hợp tử vong sau khi nhiễm COVID-19 và những người nhiễm H1N1, người ta thấy rằng so với virus H1N1, việc nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến các căn bệnh trầm trọng hơn, cũng như ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bao gồm cả bệnh tim mạch.
Nghiên cứu cũng phát hiện rằng bởi vì những protein được phóng thích khi nhiễm COVID-19 có thể ức chế một protein truyền tín hiệu gọi là “interferon” nên mô tim không thể kích hoạt chức năng miễn dịch chống virus. Điều này làm cho DNA bên trong mô tim của những bệnh nhân nhiễm bệnh bị virus phá hủy đáng kể, khiến tim bị tổn thương trầm trọng hơn.
7 cách phòng ngừa bệnh tim
Kim Khuê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times