Đồ ăn vặt góp phần tạo nên những bài hùng biện đầy tức giận như thế nào
Cách ăn uống hiện đại với chủ yếu là đồ ăn vặt vốn thiếu trầm trọng vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não, chứng trầm cảm và cả hành vi tự tử.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng ăn nhiều vi chất dinh dưỡng hơn giúp cải thiện điều hòa tâm trạng và giảm cáu kỉnh và nổi cơn thịnh nộ, bao gồm cả trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược ở trẻ em mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn điều hòa tâm trạng.
Những nhận xét mang tính cảm tính, phi lý trí, thậm chí là bùng nổ trong các cuộc thảo luận trước đám đông đã ngày càng leo thang trong những năm gần đây. Điều này đôi khi được quy cho phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng có yếu tố nào khác có thể thay đổi phong cách giao tiếp không?
Với tư cách là những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe tinh thần, đồng thời là tác giả của “The Better Brain – Một bộ não tốt hơn,” chúng tôi nhận ra rằng nhiều người trong xã hội chúng ta bị cơn đói của bộ não làm suy giảm chức năng nhận thức và điều hòa cảm xúc của mình.
Thực phẩm siêu chế biến chứa rất ít vi chất dinh dưỡng
Rõ ràng là chúng ta không thiếu các chất dinh dưỡng đa lượng: Người Bắc Mỹ có xu hướng nhận đủ protein, chất béo (mặc dù thường không phải là chất béo tốt nhất) và carbohydrate (thường không phải là loại carbs phức hợp tốt). Nhưng chúng ta đang bị lừa về vi chất dinh dưỡng (khoáng chất và vitamin), đặc biệt là những người ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến.
Các sản phẩm siêu chế biến bao gồm những thứ như nước ngọt, đồ ăn nhẹ đóng gói, ngũ cốc ăn sáng có đường và gà viên. Chúng thường chỉ chứa rất ít vài vi chất dinh dưỡng trừ khi chúng được bổ sung thêm vitamin và khoáng chất chọn lọc.
Ba phân tích được công bố từ Khảo sát Sức khỏe Cộng đồng Canada năm 2004 và Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ năm 2018 đã tiết lộ những số liệu thống kê nghiêm túc này. Ở Canada, vào năm 2004, 48% lượng calo tiêu thụ ở mọi lứa tuổi là từ các sản phẩm siêu chế biến. Tình hình còn xấu hơn ở Hoa Kỳ, các sản phẩm siêu chế biến chiếm 67% trong thực phẩm mà trẻ em từ 2 đến 19 tuổi tiêu thụ và 57% trong thực phẩm người lớn tiêu thụ trong năm 2018 là .
Hầu hết chúng ta đều nhận thức được rằng những gì chúng ta ăn là một vấn đề rất lớn đối với sức khỏe thể chất vì chất lượng bưax ăn có liên quan đến các căn bệnh kinh niên như béo phì, tiểu đường và tim mạch. [Nhưng] ít người nhận thức được dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe bộ não như thế nào.
Thiếu vi chất dinh dưỡng liên quan đến các triệu chứng sức khỏe tâm thần
Do sự lựa chọn thực phẩm của xã hội chúng ta đã chuyển hướng mạnh mẽ sang các sản phẩm siêu chế biến, nên điều quan trọng hơn là khi nhiều người hiểu được rằng lượng vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến các triệu chứng sức khỏe tâm thần, đặc biệt là chứng dễ cáu kỉnh, nổi cơn thịnh nộ và tâm trạng không ổn định.
Cơ sở bằng chứng khoa học cho tuyên bố này hiện nay rất nhiều, mặc dù nó rất hiếm khi được đề cập trên các phương tiện truyền thông và rất ít người quen thuộc với nó.
Ăn uống lành mạnh ít trầm cảm hơn
Hàng chục nghiên cứu từ các quốc gia như Canada, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Úc đã chỉ ra rằng những người ăn uống lành mạnh, với thực phẩm toàn phần ít trầm cảm và lo lắng hơn những người ăn uống nghèo nàn (chủ yếu là các sản phẩm siêu chế biến).
Tỉ lệ tự tử và thực phẩm chưa qua chế biến
Trong một nghiên cứu theo dõi khoảng 89,000 người ở Nhật Bản trong 10 đến 15 năm, tỷ lệ tự tử ở những người ăn thực phẩm nguyên bản, chưa qua chế biến bằng một nửa so với những người ăn uống kém lành mạnh.
Phát hiện này có thể cung cấp một hướng mới quan trọng chưa được đề cập trong các chương trình phòng chống tự tử hiện nay.
Bữa ăn của trẻ em ảnh hưởng đến tiên lượng chứng rối loạn tâm thần trong tương lai
Tại Canada, một nghiên cứu khác tiết lộ rằng cách trẻ em ăn uống và tuân theo các hướng dẫn sức khỏe khác về tập thể dục và thời gian sử dụng thiết bị có thể là yếu tố dự đoán rằng các em có được chuyển đến chẩn đoán rối loạn tâm thần trong hai năm tiếp theo hay không.
Nghiên cứu khảo sát những đứa trẻ ở trong độ tuổi từ 10 đến 11.
Những phát hiện này cung cấp một lý do chính đáng giải thích tại sao giáo dục dinh dưỡng nên là một trong những hướng điều trị tuyến đầu cho lứa tuổi trẻ em vốn đang đối mặt với chứng rối loạn tâm thần.
Nhiều nghiên cứu độc lập đã phát hiện ra rằng hướng dẫn cho những người bị trầm cảm đang ăn uống nghèo nàn đổi sang kiểu ăn Địa Trung Hải đã mang lại những cải thiện đáng kể.
Ăn uống kiểu Địa Trung Hải
Bữa ăn Địa Trung Hải thường có nhiều ngũ cốc, trái cây, rau, quả hạch, các loại đậu, hải sản và chất béo không bão hòa như dầu ô liu.
Trong một nghiên cứu như vậy, khoảng 1/3 số người chuyển sang cách ăn thực phẩm toàn phần đi kèm với tuân thủ điều trị. Họ đã nhận thấy chứng trầm cảm thuyên giảm sau 12 tuần.
Tỷ lệ thuyên giảm ở nhóm đối chứng nhưng không thay đổi cách ăn uống là ít hơn 1/10. Nhóm ăn lành mạnh cũng báo cáo rằng họ đã tiết kiệm được khoảng 20% chi phí trong ngân sách thực phẩm hàng tuần của họ. Điểm mấu chốt này giúp chúng ta xóa tan lầm tưởng rằng ăn các sản phẩm siêu chế biến là một cách để tiết kiệm tiền.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng có thể cải thiện các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Một số nghiên cứu đánh giá việc sử dụng các chất bổ sung vi chất dinh dưỡng để điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần đã cung cấp bằng chứng quan trọng rằng chứng cáu kỉnh, nổi cơn thịnh nộ và tâm trạng không ổn định có thể được giải quyết bằng cách cải thiện lượng vi chất dinh dưỡng nạp vào.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chỉ tập trung vào một chất dinh dưỡng duy nhất tại một thời điểm. Đó là cách phổ biến để nghĩ về quan hệ nhân-quả (đối với vấn đề X, bạn cần dùng thuốc Y), nhưng đó không phải là cách bộ não của chúng ta hoạt động.
Bộ não của chúng ta cần ít nhất 30 vi chất dinh dưỡng để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine, cũng như phá vỡ và loại bỏ các sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất.
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng ăn nhiều vi chất dinh dưỡng hơn giúp cải thiện điều hòa tâm trạng và giảm cáu kỉnh và nổi cơn thịnh nộ, bao gồm cả trong các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược ở trẻ em gặp chứng rối loạn tăng động giảm chú ý và rối loạn điều hòa tâm trạng.
Tân Dân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times