Câu chuyện Trung y: Trút bầu tâm sự
Từ trạng thái ấp úng, nửa muốn nói nửa không, nói không rõ ràng, cho đến trút hết nỗi lòng, là tư vị gì?
Một phụ nữ 36 tuổi, là nội trợ gia đình, ở nhà chăm sóc một bé trai 2 tuổi yếu ớt và trông như một em bé nhỏ tuổi hơn. Cậu bé bám mẹ chặt như keo. Ngay cả khi mẹ cần đi vệ sinh, bé cũng phải đi theo. Lúc nào hai mẹ con cũng ở cùng một chỗ, một bước chẳng rời, như hình với bóng không thể tách rời. Khi người mẹ mang thai cậu bé, cô ốm nghén từ khi mang thai đến trước khi sinh. Tình trạng nôn mửa kéo dài suốt thai kỳ. Có phải vì lý do này mà cậu bé gầy gò và luôn cảm thấy rất bất an?
Vào một buổi sáng, người mẹ cảm thấy khó chịu, buồn nôn vô cớ, không nôn hẳn, mà chỉ buồn nôn và nôn ra một ít đờm. Người mẹ nghĩ mới hết kinh nguyệt 20 ngày nên không thể có thai được! Sau đó, kinh nguyệt thực sự trễ và que thử thai cho kết quả dương tính.
Những gì người mẹ nôn ra là đờm, hoặc nước trắng, nước vàng, nước chua, chất màu cà phê, thậm chí là thức ăn. Người mẹ ngửi thấy mùi thức ăn liền buồn nôn. Thức ăn ngon trước mắt, nhưng ăn vào liền nôn ra, nôn đến mức không ăn được gì. Vào cuối ngày, nôn 10 đến 20 lần, thực giống như phóng đại. Người mẹ cả ngày phải liên tục vào nhà vệ sinh, vừa mới rời khỏi đó không lâu, lại xoay người vào lại để chờ nôn.
Thấy mẹ buồn nôn như vậy, cậu bé liền bảo mẹ đi vào nhà vệ sinh để nôn trong đó. Lúc này, cậu không còn chạy theo mẹ. Sau đó, cậu bé lặng lẽ chơi một mình, đứng từ xa nhìn, thỉnh thoảng nhìn mẹ nôn ọe. Cậu cũng không còn đòi mẹ ôm mình như trước, nếu không với tình trạng như vậy, nếu mẹ chạy không kịp thì sẽ nôn vào người cậu mất. Tình huống này đã trị được thói quen “dính hơi” của cậu bé.
Nôn khi mang thai
- Thường xảy ra từ 2 đến 4 tháng sau khi mang thai. Phân nửa số phụ nữ mang thai đều có hiện tượng nôn mửa.
- Lần mang thai đầu tiên, xác suất nôn là cao nhất.
- Nôn trong 9 tuần đầu mang thai là nặng nhất.
- 60% tình trạng nôn sẽ thuyên giảm trong vòng 12 tuần.
- 90% tình trạng nôn sẽ thuyên giảm trong vòng 20 tuần.
- 10% tình trạng nôn kéo dài đến khi sinh.
- 1% đến 2% phụ nữ mang thai bị nôn nặng.
- Ở Anh quốc, hơn 1,000 phụ nữ mang thai phải phá thai mỗi năm do nôn mửa nghiêm trọng khi mang thai.
- Charlotte Bronte là tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Jane Eyre,” ấn hành năm 1847. Bà Charlotte Bronte mắc chứng nôn nghén nặng, khi bà mang thai được bốn tháng thì qua đời vì tình trạng này.
Nguyên nhân gây nôn nghén
Cho đến nay, nguyên nhân gây nôn nghén vẫn chưa sáng tỏ, những suy đoán bao gồm:
- Nôn ọe là cơ chế bảo vệ của người mẹ để tránh ăn phải các chất có hại.
- Do thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như thay đổi thyroxine, estrogen, hormone màng đệm của con người, .v.v.
- Thay đổi trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và những thay đổi về thần kinh.
- Cơ thể người mẹ sản sinh ra độc tố.
- Yếu tố tinh thần và yếu tố xã hội. Đặc biệt đối với những người đang bất an về việc mang thai, hoặc chán ghét, tình trạng nôn còn tệ hơn.
- Nghiên cứu cho thấy chứng nôn nghén nặng có thể liên quan đến gene (GDF15).
- Sinh nhiều lần, sinh đôi, sinh ba, nốt ruồi hydatidiform (thai trứng), thai nhi có hình dạng tế bào kỳ lạ, .v.v. tình trạng nôn nghén đặc biệt nghiêm trọng.
- Thể trạng dễ nôn: Khí hư, lạnh bụng, nhiệt dạ dày, đờm ứ trệ, gan nóng.
Khi người mẹ đến phòng khám, cô ấy không nói một lời nào. Cô đang cầm một chiếc túi ni lông trên tay và sắp nôn ra. Tôi lập tức ấn vào bên phải huyệt Nội Quan của cô ấy và nói, “Thả lỏng, thả lỏng, hít thở sâu.” Cô ấy rất xấu hổ, cười nói, “Cảm thấy dễ chịu hơn nhiều rồi.”
Thai nhi là một “vật thể lạ” đối với tử cung. Bởi vì một nửa số gene đến từ người cha, điều này có thể gây ra sự đào thải.
Tôi muốn người mẹ nhìn về phía tử cung của mình và nói to rằng: Tử cung tiểu thư, nhiệm vụ đẹp đẽ nhất và vĩ đại nhất của cô là sinh ra một em bé. Cô phải chấp nhận đứa bé, yêu thương và chăm sóc nó! Cảm ơn cô.
Sau đó, tôi lại động viên người mẹ nói chuyện với thai nhi: Con yêu, chào mừng con trở thành thành viên của gia đình chúng ta. Hành trình cuộc sống của con có một chút khó khăn, nhưng con phải dũng cảm, mạnh mẽ, phải tiếp nhận thức ăn mẹ cho con mới có thể lớn lên khỏe mạnh được! Phải ngoan con nhé!
Trong khi vừa nói chuyện với người mẹ, để phân tán cơn buồn nôn của cô ấy, tôi vừa châm huyệt Nội Quan. Cảm giác muốn nôn của cô ấy đột nhiên giảm bớt.
Điều trị bằng châm cứu
Đối với tình trạng ốm nghén thông thường, có thể sử dụng phương pháp châm ở các huyệt Thiên Trụ, Trung Quản, Cách Du, Tỳ Du, Vị Thương, Lương Khâu, Dương Lăng Tuyền.
Phương pháp cứu ngải có thể cứu ở các huyệt Trung Quản, Cự Khuyết, Lương Môn, Thân Trụ, Cách Du, Vị Du, Thứ Liêu, Khúc Trì, Lương Khâu, Túc Tam Lý, Trung Phong. Phương pháp đốt ngải cứu này cần tránh phần vùng bụng dưới, vì dễ gây sảy thai.
Người mẹ sợ bản thân ngồi không yên sẽ nôn ra bất cứ lúc nào, nên không dám đến phòng châm cứu để châm cứu. Thai nghén nôn mửa, thực hư nhiễm tạp, âm dương lẫn lộn, trong đục xen kẽ, lên xuống rối loạn. Tôi nảy ra một ý: Châm bên trái huyệt Nội Quan. Sau khi mũi kim vào đúng vị trí, rút kim ra một chút và xuyên về phía khuỷu tay. Lại châm ở bên phải huyệt Ngoại Quan; khi mũi kim đã vào đúng vị trí, rút kim ra một chút và xuyên về phía cổ tay. Một thêm một giảm, một âm một dương, một lên một xuống, khiến phần dương trong tăng lên, âm đục hạ xuống.
Ngay sau khi châm xong, nhất thời, người mẹ nói cảm thấy buông lỏng từ ngực đến bụng. Tôi dùng băng dính dán cán kim lại, châm trong 2 tiếng mới rút kim ra.
Đến lần chẩn trị thứ hai, người mẹ rất ngạc nhiên và vui mừng cho biết, sau khi châm mũi kim thứ hai xong, đến đêm vẫn bình an vô sự. Cô ấy muốn đến châm cứu lần nữa để củng cố hiệu quả trị liệu. Trong tuần đầu tiên, cô ấy đã đến châm ba lần.
Hướng dẫn đặc biệt:
- Hạt sen khô 10g, đun cách thủy, ngày uống 3-4 lần.
- Dùng nước củ sen, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-20cc.
- Ăn ít thực phẩm sinh hơi như: đậu, nấm, tỏi tây, khoai môn, đậu phộng, thịt bò.
- Ăn ít và chia làm nhiều bữa. Nếu uống nước bị nôn, thì dùng đầu lưỡi liếm nước.
- Đắp rốn bằng gừng để giảm nôn.
Chỉ hai mũi châm đó thôi là người mẹ đã vượt cạn bình an rồi. Từ khi mang thai đến khi sinh, trước sau chỉ châm bốn lần.
Người mẹ vui mừng khôn xiết và kể về hiệu quả trị liệu sau khi châm. Tôi cũng rất vui.
Sau đó, đối với bất kỳ chứng nôn mửa nào, bất luận là bệnh nhân bị nôn mửa do cảm lạnh, viêm dạ dày ruột, di chứng sau hóa trị .v.v. tôi đều có thể châm cứu tại các huyệt Nội Quan và Ngoại Quan để đạt hiệu quả trị liệu tốt. Về sau, cách này được sử dụng để điều trị sốc, khí thũng, phù phổi, hen suyễn, phì đại tim, di căn ung thư vú .v.v. Bệnh hen suyễn và khó thở đều có thể thuyên giảm nhờ cách châm cứu này.
Có thêm những điều tâm đắc mới, trong lĩnh vực châm cứu thường có những trải nghiệm tuyệt vời như vậy. Bản thân tôi cũng rất vui vì mình có thể giải quyết được nỗi khổ của bệnh nhân. Hành nghề y cho đến già, học hỏi đến già, điều khiến người làm bác sĩ hạnh phúc nhất không chỉ dừng lại ở đó.
(Bài viết được trích từ cuốn “Bát diện đương phong – Tuyệt xử phùng sinh,” Nhà xuất bản Bác Đại cung cấp.)