Cấp cứu cho người đau tim, đột quỵ: Những huyệt vị quan trọng cần biết
Trong trường hợp khẩn cấp có khả năng đe dọa tính mạng như ngất xỉu, đau tim hoặc đột quỵ, bạn sẽ làm gì? Hầu hết mọi người nghĩ đến việc gọi xe cứu thương để được giúp đỡ. Nhưng trong một số trường hợp khẩn cấp, nếu xe cứu thương không đến kịp thời sẽ có thể không cứu được người bệnh.
Theo báo cáo thường niên 2021-2022 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong của 17 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm và chỉ riêng ở Hoa Kỳ, tác động kinh tế hàng năm của bệnh tim và đột quỵ ước tính vượt quá 500 tỷ USD.
Sơ cứu bằng Trung y rất đơn giản và hiệu quả. Thành thạo một số huyệt vị chủ chốt và thực hiện nhanh chóng cho nạn nhân có thể là điểm quyết định giữa sự sống và cái chết. Bác sĩ Nguyễn Ái Liên, là bác sĩ Trung y Hồng Kông, đã chia sẻ trong một chương trình của The Epoch Times có tên “Bách Bệnh Bách Y Pháp” về phương pháp sơ cứu Trung y hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp như bệnh tim hoặc đột quỵ.
Sơ cứu Trung y đơn giản nhưng hiệu quả
Bác sĩ Nguyễn Ái Liên cho biết trong chương trình rằng trước đây, Trung y luôn có phương pháp sơ cứu riêng và ngày nay ít người sử dụng — tuy nhiên sơ cứu Trung y rất đơn giản và hiệu quả đạt ngay lập tức khi được thực hiện.
Bác sĩ Ái Liên cho biết sơ cứu bằng huyệt vị Trung y hiệu quả vì dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian quý báu — khi sử dụng ngay lập tức có thể cứu được một mạng người.
Ngược lại, sơ cứu y học phương Tây thường dựa vào sự xuất hiện của nhân viên cấp cứu được đào tạo đặc biệt và thiết bị cụ thể, dù có thể chích thuốc khẩn cấp và thực hiện thủ thuật ngay tại hiện trường, nhưng quãng thời gian di chuyển đến bệnh viện có thể trì hoãn việc điều trị vốn duy trì sự sống cho người bệnh.
Bác sĩ Ái Liên cho rằng nhân viên cứu thương có thể thụ ích khi học một số kỹ thuật sơ cứu bằng huyệt vị Trung y, là phương tiện cấp cứu ngay tại hiện trường.
Huyệt vị sơ cứu khi ngất xỉu
Bác sĩ Ái Liên kể lại một trường hợp sơ cứu khi ngất xỉu. Bệnh nhân khoảng năm mươi tuổi đến châm cứu vì đau vai, nhưng khi nhìn thấy những chiếc kim, bà đã ngất xỉu vì sợ hãi. Bác sĩ Ái Liên ngay lập tức tác động lên một số huyệt vị quan trọng và bà đã tỉnh lại khoảng năm phút sau đó. Bà cho biết, khi gặp phải tình trạng ngất xỉu này, bước đầu tiên là đặt người bệnh nằm thẳng, đắp chăn cho ấm rồi xoa bóp các huyệt vị.
Văn hóa dân gian Trung Hoa thường khuyên nên bấm huyệt “Nhân trung” để điều trị chứng bất tỉnh, huyệt này nằm ở 1/3 trên của rãnh mũi môi. Bác sĩ Ái Liên cho biết việc dùng móng tay ấn mạnh vào huyệt có thể làm một người tỉnh dậy vì Nhân trung nằm ở giao điểm của Nhâm mạch và Đốc mạch.
Nhâm mạch và Đốc mạch chi phối 12 kinh của cơ thể con người. Trung y đã phát hiện ra rằng cơ thể con người có một hệ thống “kinh tuyến,” là kênh vận chuyển năng lượng. Cơ thể con người có mười hai kinh tuyến, nối liền với mười hai cơ quan nội tạng trong cơ thể. Một số điểm trên kinh tuyến có chức năng đặc biệt được gọi là huyệt. Kích thích các huyệt tương ứng thông qua châm cứu và/hoặc xoa bóp có thể điều trị các bệnh về nội tạng tương ứng.
Bác sĩ Ái Liên cho biết việc ấn vào huyệt Nhân Trung cũng có thể chống buồn ngủ và giúp mọi người tỉnh táo hơn.
Bà cũng cho biết thêm rằng bấm mạnh vào huyệt Hợp cốc cũng có tác dụng sơ cứu ban đầu. Hợp cốc nằm giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai trên mu bàn tay, gần như ở điểm giữa của mặt quay của xương bàn tay thứ hai.
Hai huyệt cứu sống người bị đau tim
Bác sĩ Ái Liên cho biết, huyệt Nội quan và huyệt Thiếu phủ là hai điểm then chốt để điều trị cấp cứu cơn đau tim.
Nội quan nằm ở mặt trong của cổ tay, rộng bằng ba ngón tay phía trên nếp gấp ngang của cổ tay. Bác sĩ Ái Liên nói rằng các cơ quan của con người được kết nối với các kinh tuyến khác nhau và huyệt Nội quan nằm trên “Kinh Tâm bào.” Nhấn vào huyệt này có thể gửi phản xạ đến tim và tăng cường sức mạnh cho tim, tương tự như thuốc kích thích tim.
Một huyệt quan trọng khác là Thiếu phủ, nằm giữa xương bàn tay thứ tư và thứ năm, nơi đầu ngón tay út chỉ vào khi nắm tay. Thiếu phủ nằm trên Tâm Kinh, ấn mạnh vào huyệt này cũng có thể truyền phản xạ đến tim.
Bác sĩ Ái Liên từng giúp bố chồng của bà bằng cách sơ cứu Trung y. Bà cho biết, lần đầu tiên ông bị bệnh ở nhà, đột nhiên mất nhịp tim và mạch, sắc mặt tái xanh, môi tái nhợt và không có phản ứng.
Bác sĩ Ái Liên lập tức ấn vào huyệt Thiếu phủ, khoảng năm phút sau, ông tỉnh dậy và trở lại bình thường.
Huyệt vị cấp cứu hữu hiệu cho người bệnh đột quỵ
Bác sĩ Ái Liên nói rằng có một huyệt quan trọng tên là “Thập tuyên huyệt”, nằm ở rìa của cả mười đầu ngón tay. Trong một số trường hợp đột quỵ, các bác sĩ Trung y có thể sử dụng liệu pháp trích huyết để giảm nhẹ bệnh. Thầy thuốc sẽ đâm kim vào mười đầu ngón tay và ép ra một ít máu từ mỗi đầu ngón tay. Bằng cách này, việc trích máu qua đầu ngón tay có thể giúp máu không bị ứ trệ trong não và do đó làm giảm áp lực lên não.
Xin lưu ý rằng “Châm cứu và trích máu” là những phương pháp y học độc đáo và chỉ có thể thực hiện sau khi được bác sĩ Trung y có chuyên môn chẩn đoán. Ngoài ra, những người có bệnh đông máu không nên thực hiện trích máu để tránh tình trạng máu chảy không cầm. Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý hơn để tránh nhiễm trùng vết thương.
Trong lý thuyết Trung y, đột quỵ có thể được chia thành bế chứng và thoát chứng. Nếu một bệnh nhân bị đột quỵ, trước tiên bác sĩ sẽ đánh giá xem đó có phải là bế chứng hay không, đặc trưng bởi biểu hiện bất tỉnh, mặt đỏ bừng, hàm khép kín và nắm chặt tay. Trong trường hợp này có thể áp dụng liệu pháp trích máu. Mặt khác, những bệnh nhân đột quỵ có hơi thở yếu, chân tay lạnh do đổ mồ hôi, đại tiểu tiện không tự chủ thì không thích hợp dùng liệu pháp trích máu.
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times