Cách thiết lập mục tiêu ‘thanh tạ đòn’ của tôi

Nếu mục tiêu của bạn đang vắt kiệt niềm vui khỏi những thứ bạn ưa thích, thì đó có thể chỉ là công cụ thay vì động lực.

Có cả triệu ý kiến khác nhau về cách thiết lập mục tiêu. Tôi sẽ chia sẻ phương pháp cuối cùng đã hiệu quả với tôi sau nhiều năm thử nghiệm và sai lầm.

Nếu phải xác định rõ ràng lý do tại sao cách thiết lập mục tiêu của mình thất bại trong quá khứ, thì tôi nói rằng đó là vì mục tiêu tôi đặt ra đang vắt kiệt những điều mà tôi từng ao ước. Mục tiêu của tôi đã trở thành trách nhiệm thay vì trở thành nguồn động lực.

Tôi không bác bỏ rằng mọi việc trong cuộc sống cần vui vẻ. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã viết nhiều về giá trị của việc làm những điều khó khăn và tham gia vào công việc gian khổ, để chứng minh rằng chúng tôi không chỉ đóng mác tận hưởng.

Bản thân các mục tiêu chỉ là công cụ, và tôi nói rằng, tại sao dùng công cụ trừ khi bạn thực sự thích sử dụng? Tại sao không tìm thấy ý nghĩa khác của công cụ là niềm vui khi sử dụng, từ đó khiến bạn dễ dàng thực hiện và làm tốt công việc?

Thành công qua sự trái ngược

Cách thiết lập mục tiêu mà tôi thích nhất chiến lược thanh tạ đòn – ví dụ gần như hoàn hảo.

Chiến lược thanh tạ đòn là một khái niệm gợi ý, trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống – đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến rủi ro và phần thưởng – rằng con đường tốt nhất là hướng tới những thái cực và tránh quan điểm trung dung.

Một ví dụ thực tế từ trải nghiệm của tôi là chạy đường dài. Nhiều người mới tập chạy cho rằng cách tốt nhất để cải thiện khả năng chạy là chạy chủ yếu trên quãng đường vừa phải, không tạo cảm giác thoải mái nhưng cũng không gây đau đớn.

Tuy nhiên, trực giác đó đi ngược lại với những gì thực sự hiệu quả, đó là nhiều buổi chạy dài, chậm xen kẽ với những ngày tập luyện ngắn và cường độ cao. Bạn gần như tránh mọi thứ vừa phải, trung dung. Hay như huấn luyện viên của tôi thường nói, “Hãy để những ngày dễ dàng của bạn thật đơn giản, và những ngày khó khăn càng gian khổ hơn.”

Cách thiết lập mục tiêu 'thanh tạ đòn' của tôi
Khi không hoàn thành cam kết, chúng ta không điều khiển được sức mạnh mà chúng ta có — và cần — để thành công. (Ảnh: KieferPix/Shutterstock)

Vai trò của sự tiến bộ và tham vọng

Trong cuộc sống của tôi, điều này có nghĩa là tôi tránh tất cả các mục tiêu vừa phải trong khoảng thời gian trung hạn. Mục tiêu của tôi rất có thể đạt được ngay lập tức hoặc cực kỳ tham vọng nhưng còn ở tương lai xa.

Hãy để tôi thực hành trong một phút, và tập trung vào chủ đề chạy.

Nếu tôi định bắt đầu chạy lại, tôi sẽ tự hỏi hai câu liên quan đến mục tiêu bản thân:

  • Tôi muốn thực hiện hành động nào mỗi ngày mà nằm trong tầm khả năng?
  • Thành quả mơ ước của tôi trong 5 hay 10 năm tới sẽ là gì?

Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên chính là mục tiêu ngắn hạn của tôi. Trong nhiều trường hợp, điều này gần giống như thói quen hơn là mục tiêu, nhưng vẫn có thể hoạt động tương tự như thiết lập mục tiêu.

Trong vài tháng đầu tiên, mục tiêu đó có thể đơn giản như chạy bộ 10 phút trong 4 ngày/tuần. Sau một thời gian, tôi sẽ tăng khoảng cách hoặc số lần chạy. Sự tiến bộ là điều quan trọng, nhưng bạn không nên để cảm thấy quá khó khăn vào bất kỳ ngày nào. Phần khó chính là duy trì thói quen này trong thời gian dài.

Câu hỏi thứ hai giống như một giấc mơ hơn là mục tiêu – nhưng dù sao thì tôi cũng gọi đó là mục tiêu. Trong trường hợp này, ví dụ có thể là chiến thắng cuộc đua địa phương dành cho nhóm tuổi của tôi.

Tôi dùng mục tiêu đầy tham vọng này hoàn toàn để tập trung nỗ lực to lớn và và tạo động lực để tự đưa mình ra khỏi cánh cửa, rồi chạy. Tôi tự kể một câu chuyện mình duy trì thói quen hàng ngày trong 5 năm liên tục và dần dần trở thành vận động viên chạy xuất sắc hơn cho đến khi mục tiêu đầy tham vọng lớn của tôi nằm trong tầm tay.

Tìm kiếm điểm ngọt ngào

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó chính xác là cách thiết lập mục tiêu đã có hiệu quả với tôi. Bạn có thể thắc mắc lý do tại sao tôi tránh những mục tiêu có độ dài trung bình và độ khó trung bình.

Lý do chính, như đã đề cập ở trên, là những điều này không đem lại niềm vui.

Những mục tiêu rất ngắn hạn khiến tôi cảm thấy dễ dàng và có thể hoàn thành sau khoảng một ngày. Tôi cảm thấy có động lực khi tiến bộ và hoàn thành mục tiêu. Và các mục tiêu dài hạn của tôi chỉ mơ hồ và đủ xa để tiếp thêm sinh lực nhưng không gây lo lắng. Chúng giúp tôi định hướng mà không gây tổn hại về mặt cảm xúc.

Theo kinh nghiệm của tôi, những mục tiêu trong trung hạn giống như hạn chót sắp đến. Quá gần để cảm thấy thoải mái, nhưng cũng không đủ gần để hành động. Giống như miếng bánh quá to để chỉ cần ngoạm hết trong một lần, xong lại không đủ lớn để tạo phấn khích.

Chỉ cần bắt đầu

Điều quan trọng khi đặt mục tiêu là hãy bắt đầu – qua việc thử và vấp ngã – hãy tìm ra điều gì phù hợp nhất với bạn. Một tổng quan năm 2004 trên Tập san Educational Psychology Review (Tâm lý Giáo dục) đã kết luận rằng những học sinh đặt ra các mục tiêu tích cực, tự điều chỉnh sẽ có động lực hơn trong lớp học. Kết quả khá bất ngờ này cho thấy khả năng mạnh mẽ của việc đặt mục tiêu. Mặc dù luôn có cách thiết lập mục tiêu tốt hơn, nhưng đừng để sự hoàn hảo cản trở những điều đủ tốt.

Ngọc Thuần biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Mike Donghia
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Anh Mike Donghia và vợ, cô Mollie, viết blog trên trang This Evergreen Home, nơi họ chia sẻ kinh nghiệm sống tối giản, có chủ đích, và sự gắn kết trong thế giới hiện đại. Bạn có thể theo dõi các bài viết của họ bằng cách ghi danh nhận bản tin hai lần một tuần.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn