Biết lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất trong một mối quan hệ

Lắng nghe với sự thấu hiểu không chỉ đem lại lợi ích cho người được lắng nghe mà còn giúp người lắng nghe nuôi dưỡng tính cách một cách sâu sắc.

Tôi nhận được rất nhiều phản hồi về bài viết gần đây trên blog của mình, có tựa đề “Những gì chúng ta thật sự muốn và hầu như không bao giờ đạt được”. Bài viết nói về tầm quan trọng sâu sắc của việc biết lắng nghe trong các mối quan hệ.

Những bình luận từ độc giả xác nhận rằng cả đàn ông và phụ nữ trong các mối quan hệ đều rất mong muốn được lắng nghe mà không bị phán xét và được người khác thấu hiểu hoàn cảnh của mình.

Do đó, rất nhiều người đã nói lên ước mong sâu sắc được hiểu – không phải để sửa chữa (ngay cả với mục đích để “tốt hơn”), không phải để làm sáng tỏ và không phải để thay đổi – mà chỉ cần được lắng nghe. Rõ ràng rằng con người đều khao khát có người quan tâm đến mình, đặc biệt là người có thể lắng nghe mà không cần bảo vệ bản thân, chê trách hoặc tranh cãi ai đúng ai sai.

Tôi cũng nhận được một số chia sẻ về những khó khăn xuất hiện khi cố gắng lắng nghe theo cách mà chúng ta mong muốn. Một số độc giả kể về cảm giác mình giống như tấm thảm chùi chân, bị lợi dụng lúc họ lắng nghe cởi mở mà không bảo vệ bản thân khi người bạn đời hoặc bạn bè của họ chia sẻ về những vấn đề họ cảm thấy ảnh hưởng tiêu cực đến cá tính của mình và cũng không đúng sự thật.

Câu hỏi được đặt ra là: Việc lắng nghe (và công nhận) trải nghiệm của người khác mà bạn biết là không đúng sự thật hoặc có thể được tạo ra bởi điều gì đó mà người kể không công nhận liệu có mang lại điều gì tốt đẹp?

Đây là câu hỏi quan trọng và hoàn toàn đúng về những điều làm cho việc thật sự lắng nghe trở thành thử thách.

Trong nhiều năm, tôi có một cô bạn thân thường xuyên kể cho tôi nghe về người đã ruồng bỏ và đối xử tệ với cô ấy. Nhưng cô ấy không bao giờ nói về những gì cô ấy đã làm hoặc góp phần dẫn đến những mối quan hệ rạn nứt này. Một số người mà cô ấy ‘kể tội” là những người tôi quan tâm, nên tôi cũng biết được ‘câu chuyện’ về hành xử của bạn mình trong những mối quan hệ đó.

Khi tôi lắng nghe cô ấy một cách cởi mở và công nhận tình trạng của cô, tôi cảm giác như thể tôi đang ủng hộ một khía cạnh tiêu cực trong con người cô. Khía cạnh tiêu cực này không chỉ hủy hại cách mà tôi cảm nhận về cô, mà còn ảnh hưởng không tốt đến khả năng của cô xây dựng các mối quan hệ khác đi và kéo dài hơn trong tương lai.

lắng nghe để thấu hiểu
Mối quan hệ không chỉ là việc cho và nhận, mà điều quan trọng nhất là biết cách lắng nghe. Không phải lắng nghe để hồi đáp mà lắng nghe để thấu hiểu (Ảnh: Shutterstock)

Chỉ lắng nghe cô ấy, mà không sửa sai quan điểm của cô hay nói với cô điều gì mới là “thật”, làm tôi có cảm giác như thể tôi đang hỗ trợ niềm tin của cô rằng cô là nạn nhân, đồng thời góp phần dẫn đến việc cô không có khả năng tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã tạo nên trong mối quan hệ.

Tôi tin rằng việc cô từ chối chịu trách nhiệm về hành vi của mình bằng cách đóng vai nạn nhân là không lành mạnh và không tốt. Đó chính xác là những gì khiến cho cô ấy cảm thấy không hạnh phúc và bị mắc kẹt.

Trong khi tôi không nhận thức được vấn đề tại thời điểm đó, một phần trong tôi cũng tin rằng tôi có trách nhiệm thay đổi cô thành người mà có thể xây dựng mối quan hệ khác đi. Tôi đã muốn điều đó cho cô. Do đó trong nhiều năm, về cơ bản, tôi đã khước từ những trải nghiệm của bạn mình, từ chối lắng nghe cô với sự cảm thông, và “giáo dục” cô về trách nhiệm của cô ấy trong những mối quan hệ tan vỡ này – tại sao không chỉ là những gì mà người khác đối xử với cô mà còn là những gì cô đã làm.

Tôi thật sự đã nghĩ rằng, bằng cách đó tôi đã giúp cô ấy thay đổi để trở nên tốt hơn – sau cùng cô có thể có một trải nghiệm khác trong cuộc sống. Cũng trong nỗ lực sửa sai cho cô, tôi đã cố gắng duy trì mối quan hệ với cô ấy theo kiểu mà tôi cảm thấy đúng đắn; mối quan hệ mà trong đó tôi được nói lên sự thật, chứ không chỉ cô ấy.

Bạn tôi đã qua đời và tôi nhớ cô.

Tôi cũng biết rằng tôi chưa bao giờ thật sự trao tặng cho cô những gì cô cần. Những gì mà một người đủ quan tâm đến cô ấy sẽ giữ một khoảng cách không phán xét cho cách mà cô trải nghiệm cuộc sống của mình, bất kể là tôi nghĩ gì về nó hay đó có phải là cách cô ấy “nên” trải nghiệm hay không.

Điều thú vị là tất cả sự giáo dục, sửa sai và thậm chí là chỉ trích của tôi chưa bao giờ thật sự tạo nên sự khác biệt nào trong cách mà cô trải nghiệm cuộc sống. Nhận ra việc tự coi mình như nạn nhân là việc không đúng hay ít nhất đó là kết quả do chính mình gây ra chưa bao giờ khiến cô cảm thấy ít bị khước từ hơn. Nếu có điều gì đó thêm vào nỗi khổ của cô, thì đó chính là việc tôi cũng khước từ cô ấy thông qua những diễn giải và các kế hoạch tự cải thiện bản thân có chủ đích của mình.

Đôi khi tôi tự hỏi: Tôi đã có thể lắng nghe với lòng trắc ẩn và không phán xét bạn tôi vì cảm giác nạn nhân chưa, cô ấy có cảm thấy tôi đã hỗ trợ đủ, hay yêu thương cô đủ để nhìn vào hành xử của cô? Tôi sẽ không bao giờ biết được câu trả lời, nhưng những gì tôi biết là cố gắng không ngừng để sửa sai cho cô ấy theo cái cách mà tôi nhìn nhận là “sự thật” đã không cho cô những gì cô cần để thay đổi.

Trong một ví dụ nhỏ hơn, hiện giờ tôi có một người bạn thường xuyên than phiền rằng thế giới quả là nơi tồi tệ. Đó là trải nghiệm của anh ấy. Tôi ghét khía cạnh đó của anh, và ghét nghe về tất cả những điều tồi tệ đã hoặc sắp xảy ra. Về cơ bản tôi là người lạc quan và tôi cho là mình nên phát huy tính cách này vì nó giữ cho tôi cảm thấy an toàn.

Do đó khi tôi thật sự lắng nghe anh ấy về thế giới u ám ra sao, và chỉ đơn giản để anh ấy tự trải nghiệm mà không cố gắng thuyết phục anh điều gì khác, có cảm giác như tôi đang hỗ trợ một phần tính cách của anh, phần mà tôi không thích và ảnh hưởng đến sự lạc quan của tôi.

Lắng nghe mà không thay đổi không phải là việc nhỏ, thậm chí khi nó nói về những việc nhỏ. Thật khó vô cùng để lắng nghe mà không cố gắng thay đổi trong tình huống những gì chúng ta yêu quý thông qua sự hiện diện lòng trắc ẩn của mình đang đe dọa tính cách của chúng ta hoặc bản thân mối quan hệ.

Có ba trở ngại lớn nhất ngăn cản việc lắng nghe sâu sắc:

1.Chúng ta tin rằng thật sự lắng nghe trải nghiệm của người khác mà không xen vào ý kiến của mình hay cố gắng thay đổi tương tự với việc công nhận trải nghiệm của họ là thật – và không chỉ thật với họ, mà thật theo nghĩa phổ biến.

2.Chúng ta lắng nghe không vì trải nghiệm của người khác có ý nghĩa như thế nào đối với họ, mà là trải nghiệm của họ có nghĩa chúng ta là ai và chúng ta lĩnh hội như thế nào.

3.Chúng ta tin rằng chúng ta cần thay đổi hay kiểm soát trải nghiệm của người khác để duy trì tính cách của chúng ta.

Nếu bạn mong mỏi trở thành một người lắng nghe tốt hơn, hay muốn tạo ra nhiều tình thân hơn trong cuộc sống, hãy thử những cách sau:

  • Hãy thử ý tưởng công nhận trải nghiệm của người khác không có nghĩa bạn chia sẻ trải nghiệm đó hay bạn cho rằng trải nghiệm của họ là thật (theo nghĩa phổ biến). Bạn có thể dùng những câu như “Tôi nghe rằng nó giống như dành cho bạn”, hay “Trải nghiệm của bạn có vẻ…” Điều này cho phép bạn đặt ra giới hạn giữa trải nghiệm của bạn và của người khác, cũng như giữa những gì là thật đối với mỗi người và những gì họ cảm nhận.
  • Thiết lập ý định lắng nghe người khác mà không đưa yếu tố cá nhân của bạn vào trong đó. Bỏ xuống lăng kính những trải nghiệm của họ có ý nghĩa gì đối với hoặc về bạn. Để qua một bên ý kiến của bạn về trải nghiệm của họ khi bạn lắng nghe. Có ý định đơn giản hiểu những gì người khác đang trải qua.
  • Cho phép bản thân bạn “chỉ” lắng nghe và không làm gì với những gì bạn nghe được. Đặt mục tiêu không thay đổi người khác bằng bất cứ cách nào. Xem cuộc trò chuyện như cơ hội để đơn giản tò mò và gặp gỡ người đó khi họ đang là chính mình, với nguyện vọng cụ thể không cải thiện trải nghiệm của họ hoặc biến họ thành người khác (một người giống như bạn).

Lắng nghe với sự thấu hiểu không chỉ đem lại lợi ích cho người được lắng nghe; nó cũng giúp nuôi dưỡng một cách sâu sắc tính cách cho người lắng nghe. Lắng nghe tạo ra một vòng tròn trong đó hai cái tôi độc lập có thể hòa vào một tình yêu chung. Khi chúng ta có thể thật sự lắng nghe, chúng ta có thể thật sự yêu thương. Chúng ta chỉ có thể cảm nhận được yêu thương tùy theo mức độ chúng ta được lắng nghe. Nếu bạn muốn có nhiều tình yêu sâu sắc hơn trong cuộc sống, bạn cần phải lắng nghe tốt hơn và sau đó hãy thực hành nhé.

Câu chuyện này được đăng lần đầu trên Nancy Colier Blog.

Bảo Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Nancy Colier
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Nancy Colier là nhà trị liệu tâm lý, công sứ của những người có tín ngưỡng khác nhau, diễn giả cộng đồng, nhà dẫn dắt hội thảo, và tác giả của cuốn sách “Can’t Stop Thinking: How to Let Go of Anxiety and Free Yourself from Obsessive Rumination” (Tạm dịch: Không thể ngừng Suy tư: Làm thế nào để buông bỏ lo lắng và Giải thoát bản thân khỏi tin đồn ám ảnh) và cuốn “The Power of Off: The Mindful Way to Stay Sane in a Virtual World.” (Tạm dịch: Sức mạnh của sự buông bỏ: Cách tỉnh táo để giữ vững lý trí trong một thế giới ảo.) Để biết thêm thông tin, xin mời truy cập trang NancyColier.com
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn