Bệnh viêm phổi bùng phát ở Trung Quốc: Các chuyên gia nhấn mạnh việc tăng sức đề kháng để phòng ngừa
Bắc Kinh đã báo cáo về sự hiện diện cùng lúc 16 loại virus, trong đó virus COVID-19 đứng thứ hai.
Trung Quốc đang trải qua một đợt bùng phát bệnh lan rộng, với tình hình các bệnh viện đạt công suất tối đa ở nhiều khu vực khác nhau và sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả trường hợp bệnh “phổi trắng” ở trẻ em. Bắc Kinh đã báo cáo 16 loại virus lây truyền cùng lúc, trong đó số COVID-19. Các chuyên gia virus học nhấn mạnh rằng khả năng miễn dịch là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm virus và chia sẻ các chiến lược chính để tăng phản ứng miễn dịch.
Vào ngày 30/11, Bắc Kinh đã công bố bản cập nhật dịch bệnh cho tuần thứ 47 năm 2023 (20/11 đến 26/11). Thành phố đã báo cáo 16 bệnh truyền nhiễm đáng chú ý, với 72,475 trường hợp trong tuần đó, trong đó COVID-19 đứng thứ hai.
Năm bệnh truyền nhiễm đứng đầu bao gồm:
- Cúm theo mùa.
- COVID-19.
- Bệnh tay chân miệng.
- Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm khác.
- Bệnh giang mai.
5 nguyên nhân này chiếm 99.4% số ca bệnh truyền nhiễm đáng chú ý được báo cáo.
Báo cáo chính thức khác với các báo cáo cá nhân trong cộng đồng
Cách đây không lâu, truyền thông Trung Quốc đưa tin về nhu cầu dịch vụ y tế nhi khoa ở thành phố Thượng Hải tăng vọt. Dữ liệu từ ba bệnh viện chuyên khoa nhi cho thấy trung bình có 6,000 lượt khám ngoại trú hàng ngày, đánh dấu mức tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022.
Yingshuo Wang, trưởng khoa Ngoại trú tại Bệnh viện Nhi đồng thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang, lưu ý rằng số lượt khám ngoại trú trong tháng 10 đạt 456,000 lượt, tăng hơn 90,000 lượt so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Bệnh viện số 2 của Đại học Cát Lâm ở thành phố Trường Xuân, một phần sảnh dành cho bệnh nhân ngoại trú đã được chuyển đổi thành khu vực truyền dịch cho trẻ em. Nhiều bệnh nhân trẻ và người nhà của các em đang được điều trị bằng đường tĩnh mạch khi ngồi trong phòng chờ.
Li Yuchuan, trưởng khoa Ngoại trú Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh, giải thích rằng khoa nội của bệnh viện hiện tiếp nhận hơn 7,000 bệnh nhân mỗi ngày, vượt xa khả năng khoa. Ông Li cho biết, “Cúm, virus hợp bào hô hấp và các loại virus khác đã trở thành mầm bệnh chính trong thời kỳ đỉnh điểm lây nhiễm này, thay thế cho vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae.”
Ông Li cho biết, mặc dù hiện nay số lượng bệnh nhân nhi nhiều hơn nhưng loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp không thay đổi, tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp nặng vẫn ở mức thấp.
Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng chú ý giữa các tuyên bố chính thức và các báo cáo từ các cá nhân trong cộng đồng.
Zhang Yan (hóa danh), một cư dân Bắc Kinh, chia sẻ với The Epoch Times, “Tại một số trường trung học ở quận Haidian, có những trường hợp lây nhiễm nhóm nghiêm trọng ở một số lớp nhất định, với tỷ lệ đi học chỉ khoảng 1/3. Tình hình các trường mẫu giáo gần Học viện Khoa học Đường sắt Trung Quốc ở quận Triều Dương cũng nghiêm trọng tương tự, nơi tỷ lệ đi học dao động từ 1/3 đến 1/2, và thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với các lớp học nhỏ hơn.”
Xu Ran (hóa danh), một cư dân ở Thiên Tân, cho biết, “Phòng mạch nhỏ không có thuốc. Bệnh viện cộng đồng gần nhà tôi khá rộng, trang bị đầy đủ tiện nghi, có nhiều bác sĩ. Tuy nhiên, họ không có thuốc và cũng không xét nghiệm máu đối với người dưới 16 tuổi”.
Ông Lan, một cư dân ở Trường Xuân, cho biết gia đình ba người của con gái ông đều nhiễm virus. “Sau khi cháu trai bị nhiễm bệnh, cháu đã lây bệnh cho cha mẹ. Cả phòng khám và bệnh viện đều quá tải, cho thấy tình hình khá nghiêm trọng. Thuốc azithromycin do bác sĩ kê không có tác dụng và kết quả CT cho thấy cháy bị chứng phổi trắng. ông nói. “Chúng tôi đã phải xin phép cho cháu nghỉ học. Tỷ lệ đi học rất thấp và nhiều trẻ em có triệu chứng ‘phổi trắng,’ dấy lên lo ngại về một biến thể mới tiềm tàng của virus.”
Tiến sĩ Ryoichi Nakahara từ Đại học Tokyo ở Nhật Bản nói với The Epoch Times rằng các nước trên thế giới đang theo dõi chặt chẽ tình hình của Trung Quốc. Mối quan tâm hàng đầu của mọi người là tính chính xác của thông tin. Tuy nhiên, xét nghiệm COVID-19 không được đưa vào như một tùy chọn trong các xét nghiệm hiện có trong phòng thí nghiệm.
Vào tháng 11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã yêu cầu Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cung cấp thông tin, bao gồm kết quả xét nghiệm và dữ liệu về các xu hướng mới nhất về sự lây lan của các bệnh về đường hô hấp. Trước đó, các trường hợp này đã được báo chí và hệ thống giám sát đại dịch toàn cầu ProMED đưa tin.
ProMED là một trong những hệ thống phát hiện sớm nhất các đợt bùng phát virus, bao gồm SARS, Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và COVID-19. Vào ngày 22/11, ProMED đã đưa ra cảnh báo về sự bùng phát lan rộng của một bệnh hô hấp không xác định (viêm phổi) ở trẻ em ở Trung Quốc.
Tăng khả năng miễn dịch là chìa khóa để ngăn ngừa nhiễm virus
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, chuyên gia về virus học và các bệnh truyền nhiễm ở Âu châu, đã nêu ra rằng thuốc kháng virus chỉ ngăn chặn sự nhân lên của virus và giúp giảm các triệu chứng một cách tạm thời; không có cách chữa trị vĩnh viễn. Vì vậy, chìa khóa để ngăn ngừa nhiễm virus là tăng sức đề kháng của cơ thể.
Vào năm 2022, các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 36 tình nguyện viên từ 18 đến 29 tuổi chưa được chích ngừa và trước đó chưa bị nhiễm COVID-19. Trong quá trình thử nghiệm, các tình nguyện viên đã tiếp xúc với những giọt virus SARS-CoV-2 qua đường mũi. Chỉ có 18 người trong nhóm bị nhiễm COVID-19.
Tại sao một số người có khả năng miễn dịch mạnh hơn?
Tiến sĩ Đổng và bác sĩ Trung y Hồ Nãi Văn đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về việc gia tăng sức đề kháng trong các cuộc phỏng vấn với The Epoch Times.
Trong Tây y, cả yếu tố nội tại và ngoại lai đều được nhấn mạnh. Các yếu tố ngoại lai đề cập đến virus, vi sinh vật và các mầm bệnh khác từ môi trường bên ngoài, trong khi các yếu tố nội tại liên quan đến khả năng chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài của cơ thể.
Tiến sĩ Đổng giải thích, “Con người sinh ra đã có khả năng miễn dịch bẩm sinh, đóng vai trò như lực lượng phòng vệ của cơ thể. Từ tế bào biểu mô đường hô hấp đến các cơ quan nội tạng, nhiều lớp tế bào miễn dịch phối hợp với nhau để chống lại virus và vi khuẩn bên ngoài.”
Ngoài cơ thể vật chất, con người còn có các khía cạnh tinh thần, tâm thần và nhận thức. [Các thí nghiệm] vật lý đã chứng minh khả năng đo các thành phần phát ra từ cơ thể, chẳng hạn như tia hồng ngoại và tia cực tím, sóng điện từ, các nguyên tố kim loại vi lượng và các chất khác mà mắt thường không nhìn thấy được.
Tiến sĩ Đổng giải thích thêm rằng cơ thể con người là sự kết hợp phức tạp của các chất và các trường năng lượng có khả năng phát ra năng lượng đáng kể. Vi khuẩn và virus, vốn dễ bị ảnh hưởng bởi tia cực tím, có thể bị tiêu diệt ngay lập tức trong một trường năng lượng mà khả năng sống sót của chúng không tương thích.
Bà nói: “Nếu một người sở hữu trường năng lượng đặc biệt mạnh, họ có thể chặn virus ở khoảng cách nửa mét đến một mét từ cơ thể họ. Điều này giải thích tại sao một số cá nhân vẫn không bị nhiễm bệnh ngay cả trong môi trường có lượng virus cao. Những cá nhân có suy nghĩ và cảm xúc tích cực có xu hướng thể hiện các trường năng lượng mạnh mẽ hơn.”
Tiến sĩ David R. Hawkins, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, đã cộng tác với những người đoạt giải Nobel về vật lý để tiến hành các thí nghiệm lâm sàng trong gần ba thập niên. Bằng cách sử dụng các nguyên tắc cơ bản của vận động học con người và các công cụ vật lý phức tạp, ông phát hiện ra rằng các cấp độ ý thức khác nhau của con người tương ứng với các tần số rung động năng lượng riêng biệt, được biểu thị bằng các chỉ số vật lý.
Tiến sĩ Đổng đã tóm tắt nghiên cứu của Tiến sĩ Hawkins, lưu ý rằng những suy nghĩ như sợ hãi, tức giận, thịnh nộ, ghen tị, hận thù và thiếu tự tin sẽ biểu hiện năng lượng tiêu cực. Khi ai đó thu hết can đảm và sức mạnh để chống lại những ảnh hưởng bất lợi này, cơ thể của họ sẽ chuyển sang mức năng lượng tích cực, bao gồm những phẩm chất như chân thành, tử tế, khoan dung, hòa bình, lý trí và nhẫn nại.
Tiến sĩ Hawkins kết luận rằng dải tần số cho các mức năng lượng mà ý thức con người có thể đạt được trải dài từ 1 đến 1,000.
Tiến sĩ Đổng lưu ý lịch sử ghi nhận rất ít người có mức cao nhất của thang năng lượng này là 1,000. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, mức năng lượng cao như vậy biểu thị sự giác ngộ sâu sắc thông qua sự rèn luyện có kỷ luật, thường gắn liền với ý thức thức tỉnh và trạng thái của một Đại Giác Giả.
Bác sĩ Hồ Nãi Văn cũng bàn luận về yếu tố nội tại của bệnh tật từ góc độ tinh thần. Ông nói rằng các trạng thái cảm xúc như vui mừng, tức giận, lo lắng, suy nghĩ quá mức, đau buồn, sợ hãi quá mức đều có thể góp phần vào sự hình thành bệnh tật.
Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times