Bác sĩ Trung y chỉ bạn cách nấu cháo thơm ngon bổ dưỡng
Người xưa thường cháo và cơm là “thức ăn bổ dưỡng nhất trên đời.” Cho dù là để phục hồi sức khỏe sau khi bị bệnh, hay là để chăm sóc sức khỏe hàng ngày, thì ai cũng có thể bồi bổ cơ thể bằng món ăn đơn giản và rẻ tiền này.
Gạo trắng rất quan trọng đối với sức khỏe của con người. Khi điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, tôi thường đề nghị họ dùng gạo trắng và hạt kê (tỷ lệ 1:1) là thực phẩm chính và ăn theo thứ tự: thịt → rau → gạo. Theo cách này, lượng đường cao trong máu đã có thể kiểm soát được.
Chúng ta cùng xem lại quan niệm đơn giản của tổ tiên chúng ta về gạo trắng và cháo đối với sức khỏe, đồng thời tìm hiểu lại kiến thức sức khỏe cổ xưa của việc ăn cháo.
5 loại ngũ cốc nuôi dưỡng sự sống
Loại ngũ cốc được dùng nhiều nhất để nấu cháo là gạo trắng. Thời nay, người ta thường nghe nói rằng thời xưa chỉ có nhà giàu mới được ăn gạo trắng. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy từ những cuốn sách cổ của y học Trung Hoa rằng, ít nhất là cho đến thời đại của lương y nổi tiếng thời Đông Hán – Trương Trọng Cảnh thì hầu hết mọi người đều dùng gạo trắng làm lương thực chính thay vì gạo lứt.
Tác phẩm “Hoàng Đế Nội Kinh” có một bản tóm tắt chung về nguyên tắc ăn uống và giữ gìn sức khỏe: “Ngũ cốc là dưỡng, ngũ quả là bổ, ngũ thực là bổ, và ngũ vật là lợi.” Năm loại ngũ cốc bao gồm gạo, kê, đậu, lúa mì, và cao lương.
Theo Trung y, năm loại ngũ cốc nói trên rất quan trọng đối với cơ thể con người, là thành phần thiết yếu để duy trì sự sống. Người nào không dùng ngũ cốc làm lương thực chính thì sẽ có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Cuốn sách “Bản thảo cương mục” cũng có đề cập: “Trong tự nhiên có năm loại ngũ cốc giúp nuôi dưỡng cơ thể con người. Ăn thì sống, không ăn thì chết.”
Cuốn sách cũng nói rằng: “Chỉ có loại ngũ cốc này [gạo Japonica] mới có năng lượng giao hòa giữa trời và đất, có cả sức mạnh của tự nhiên và sự màu mỡ nên không thể so sánh với những thứ khác.” (Gạo Japonica, còn gọi là gạo Nhật là loại gạo tẻ có hình dạng tròn và ngắn, độ dẻo vừa và cơm mềm.)
Trong năm loại ngũ cốc, gạo Japonica là tốt nhất vì loại gạo này có tính bình, chứa đựng “sự hài hòa của trời và đất.” Bất kể cơ thể khỏe mạnh hay ốm yếu, ăn loại gạo này đều có thể duy trì sự sống mà không có tác dụng phụ. Đồng thời, gạo Japonica có thể trung hòa các loại thực phẩm khác, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất.
Gạo Japonica phù hợp với nấu cháo hơn gạo Indica
Nói chung, gạo có thể được phân loại theo độ mềm hay cứng, độ dẻo cao hay thấp. Xét về độ dẻo, gạo nếp có độ dẻo cao, trong khi gạo Japonica và gạo Indica dẻo ít.
Loại gạo trắng phổ biến nhất chủ yếu là gạo Japonica và Indica. Nhìn bề ngoài, hạt gạo Japonica tròn và ngắn, còn hạt gạo Indica thì thon và dài. (Người Á châu dùng gạo Indica nấu cơm ăn hàng ngày.)
Gạo Indica giúp no lâu hơn và thích hợp để nấu cơm ăn hàng ngày. Ngoài ra, do gạo India có độ dẻo kém và cơm cứng nên những người có vấn đề về dạ dày (như loét dạ dày) nên ăn ít gạo India mà nên dùng gạo Japonica làm lương thực chính.
Ngược lại, gạo Japonica thích hợp với nấu cháo hơn, nhưng cũng có thể dùng để nấu cơm bình thường.
Sau khi bị bệnh, hoặc sau khi sinh nên ăn cháo gạo Japonica để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Gạo nếp dẻo, khó tiêu nên trẻ em và người bị bệnh nên tránh. Nhưng gạo nếp có tác dụng ấm tỳ vị nên dân gian đã dùng gạo nếp nấu cháo chữa tiêu chảy do “lạnh” không nhiễm khuẩn ở người già bụng yếu rất tốt.
Đối với chứng tiểu đêm nhiều lần do khí hư ở người già thì mà nên dùng hạt sen, gạo nếp, chà là đỏ (táo tàu) nấu cháo ăn là khỏi.
Ăn cháo gạo Japonica có những lợi ích dinh dưỡng sau:
- Dưỡng tỳ ích vị, kiện tỳ ích khí
- Dưỡng âm, bồi bổ thể dịch, bồi bổ nội tạng.
- Thúc đẩy bài tiết mồ hôi và giải độc.
- Lợi tiểu (thận lọc chất lỏng thừa), giảm đầy hơi.
- Giúp thuốc phát huy tác dụng.
Thầy thuốc Trung y nổi tiếng Lý Thời Trân thời nhà Minh nói rằng, nấu cháo bằng gạo Japonica với hạt khiếm thực có thể ích tinh mạnh chí, thông tai mắt sáng, thông huyết mạch, lục phủ ngũ tạng, và cải thiện làn da.
Vương Sĩ Hùng – y học gia thời nhà Thanh đã viết trong cuốn “Tùy tức cư ẩm thực phổ” rằng nếu những người nghèo mắc hội chứng thiếu chất thì họ có thể dùng món canh trên cùng cháo đặc thay cho canh nhân sâm và thường có tác dụng thần kỳ.
Những gia đình đông người thường nấu cháo trong nồi to. Trong khi nấu, khi bề mặt của cháo gạo nổi lên và cuộn lại tạo ra một lớp bọt, đặc và mịn, đây là “dầu gạo” hoặc “dầu cháo.” Uống trực tiếp hoặc ăn kèm dầu gạo này với một chút muối có thể bổ sung chất lỏng và tinh chất cho cơ thể, rất bổ dưỡng cho người già yếu. Dù là người bệnh hay sản phụ thì tốt nhất vẫn là nên ăn cháo để hồi phục sức khỏe.
Thầy thuốc Chương Mục thời nhà Thanh nói rằng nếu bệnh nhân quá yếu, thường xuyên bị nôn sau khi ăn mà không thuốc nào trị được thì có thể uống nước cháo để khỏi bệnh.
Cháo đặc tốt hơn cháo loãng
Bí quyết để nấu cháo ngon và tốt cho sức khoẻ được ghi rõ trong “tùy viên thực đan” của Viên Mai thời nhà Thanh:
“Thấy nước mà không thấy gạo thì không phải cháo; thấy gạo mà không thấy nước thì không phải cháo. Phải làm cho nước và gạo hòa quyện vào nhau, mềm và béo ngậy, vậy mới được gọi là cháo.”
Chúng ta thường nói rằng cháo có nghĩa là “nấu gạo thành cơm nát.” Chúng ta cũng nên dùng gạo Japonica để nấu cháo.
Cháo có thể được nấu ở dạng cháo loãng hoặc cháo đặc, mỗi loại có tác dụng khác nhau.
- Cháo đặc có tác dụng bổ mạnh, phù hợp với người tỳ vị hư nhược nặng.
- Cháo loãng phù hợp với những người thường xuyên cảm thấy bụng đầy hơi, tiểu tiện khó, gầy yếu không thể ra được mồ hôi thì nên ăn cháo loãng.
Thầy thuốc Chương Mục thậm chí còn gọi cháo là “thứ bổ khí, thông ruột, bổ thủy, giảm sưng số một.” Ông nhấn mạnh rằng “cháo chữa bệnh nằm ở nhiệt.” Đó chính là ăn cháo là phải ăn khi còn nóng, không được để nguội, nếu không sẽ làm tắc khí.
Bí quyết nấu cháo ngon
Khi nấu cháo, tốt nhất nên cho đủ nước ngay từ đâu, nắm vững tỷ lệ nước và gạo, tuyệt đối không nên cho thêm nước vào giữa chừng, nếu không cháo sẽ loãng, độ đặc và hương vị đậm đà giảm đi rất nhiều.
Nguyên liệu nấu cháo đặc:
- Nước: 20 chén
- Gạo: 1 chén
Cách nấu:
Cho gạo và nước vào trong nồi, đun nhỏ lửa trong 2 giờ là được.
Áp dụng đối với người tỳ vị hư nhược nặng.
Nguyên liệu nấu cháo loãng:
- Nước: 30 chén
- Gạo: 1 chén
Cách nấu:
Cho gạo và nước vào trong nồi, đun nhỏ lửa trong 2 giờ là được.
Lưu ý: Khi nấu cháo có thể dùng nồi hầm, nồi đất, nồi inox, nồi điện, nồi áp suất,… nhưng nên dùng nồi hầm để nấu cháo là tốt nhất vì nồi hầm có tác dụng giữ nhiệt tốt, có thể làm nóng Hạt gạo nấu liên tục trong 2 giờ có thể tan hết và thành dạng sệt.
Tránh ăn cháo chưa chín kỹ
Thông thường, những người có bệnh ở dạ dày và đường ruột kém đều cho biết khi ăn cháo chưa chín kỹ sẽ bị đầy hơi và trào ngược dạ dày thực quản.
Nếu nấu cháo bằng gạo tấm thì các hạt gạo sẽ tan hết, tỳ vị và dạ dày sẽ tiêu hóa và hấp thu tốt.
Đối với người bị đường huyết cao muốn ăn cháo thì phải nhớ nấu cháo đến khi nhừ, và chỉ ăn lớp “dầu cháo” bên trên, tránh lớp “đặc” bên dưới. Sau khi ăn xong nên đo đường huyết cho yên tâm.
Khánh Nam biên dịch.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times