8 loại thực phẩm đảo ngược tình trạng đề kháng Insulin
Ở Hoa Kỳ, có hơn 80 triệu người đang gặp phải tình trạng đề kháng với insulin, một vấn đề có thể dẫn đến căn bệnh tiểu đường. Bản thân bạn cũng có thể bị tiểu đường trong 10 năm tới hoặc hơn mà thậm chí không biết điều đó. May mắn thay, 8 loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp đảo ngược tình trạng này.
Hormone insulin chịu trách nhiệm “mở cửa” tế bào và tiếp nhận glucose từ máu. Trong tình trạng kháng insulin, tế bào trở nên kém nhạy cảm với insulin và bỏ qua kích thích mở cửa (kênh vận chuyển glucose) để tiếp nhận glucose. Vì vậy, cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất nhiều insulin hơn để truyền thông tin đến tế bào. Nhưng điều này không mang lại hiệu quả, khiến nồng độ insulin trong máu ngày càng tăng cao.
Tình trạng tăng tiết insulin kéo dài gây ra tăng cân nhanh chóng, lão hóa sớm, cao huyết áp, bệnh tim mạch và nguy cơ ung thư, cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường type 2.
Các loại thảo mộc, gia vị và thực phẩm là giải pháp hàng đầu để cải thiện tình trạng kháng insulin. Dưới đây là tám loại thực phẩm có thể khôi phục và duy trì độ nhạy của tế bào với insulin.
1. Củ nghệ: Hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa căn bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu vào năm 2009 cho thấy curcumin, một hợp chất hoạt tính được tìm thấy trong nghệ, có hiệu quả gấp 500 đến 100,000 lần so với loại thuốc kê đơn Metformin trong việc kích thích sự hấp thu glucose.
Trong một nghiên cứu khác, 240 người trường thành bị tiền tiểu đường được cho dùng 250mg curcumin hoặc giả dược mỗi ngày. Sau chín tháng, KHÔNG CÓ người dùng curcumin nào phát triển thành bệnh tiểu đường, nhưng điều này lại xảy ra ở 16.4% người dùng giả dược. Nói cách khác, curcumin có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa tiểu đường type 2.
2. Gừng: Giúp làm giảm 10.5% mức đường máu lúc đói
Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng với giả dược, 88 bệnh nhân tiểu đường được chia thành hai nhóm. Một nhóm nhận được giả dược trong khi nhóm kia nhận được ba viên nang 1g bột gừng mỗi ngày. Sau 8 tuần, nhóm dùng gừng đã giảm được 10.5% mức đường huyết lúc đói. Ngược lại, nhóm dùng giả dược đã tăng mức đường huyết lúc đói lên đến 21%. Ngoài ra, độ nhạy với insulin cũng tăng đáng kể ở nhóm dùng bột gừng.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng 1600mg gừng mỗi ngày có thể cải thiện tám chỉ số của bệnh tiểu đường cùng với độ nhạy của insulin.
Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh giá trị của gừng đối với bệnh tiểu đường.
3. Bột quế: Dùng gần một nửa thìa quế mỗi ngày có thể giảm đáng kể mức đường huyết
Quế có thể được coi là một trong những gia vị lâu đời và phổ biến nhất, được dùng trong nhiều thiên niên kỷ nhờ hương vị tuyệt vời và dược tính hữu dụng.
Quế đã được chứng minh là giúp ổn định lượng đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường type 2, bằng cách cải thiện khả năng đáp ứng với insulin. Một phân tích gộp trên tám nghiên cứu lâm sàng cho thấy bột quế hoặc chiết xuất từ quế có thể làm giảm đường huyết lúc đói.
Quế có thể làm chậm rỗng dạ dày sau ăn. Trong một nghiên cứu, các đối tượng sẽ ăn khoảng một bát cơm với một thìa quế hoặc không. Việc thêm bột quế vào bữa ăn có thể làm giảm tốc độ làm rỗng dạ dày từ 37% đến 34.5% và làm chậm đáng kể sự gia tăng lượng đường trong máu. Thậm chí chỉ với gần nửa thìa quế mỗi ngày cũng có thể làm giảm lượng đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường type 2.
4. Chiết xuất từ lá ô liu: Hiệu quả có thể sánh với Metformin
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Auckland đã chứng minh rằng chiết xuất từ lá ô liu có thể làm giảm tình trạng đề kháng với insulin.
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng với giả dược, 46 người đàn ông thừa cân được chia thành hai nhóm. Một nhóm nhận được viên nang chứa chiết xuất lá ô liu và nhóm còn lại nhận được giả dược. Sau 12 tuần, chiết xuất lá ô liu đã làm giảm tình trạng kháng insulin trung bình khoảng 15%, cũng như làm tăng 28% khả năng sản xuất insulin của tế bào tuyến tụy.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc bổ sung chiết xuất từ lá ô liu cho kết quả “tương đương với các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thông thường (đặc biệt là metformin).”
5. Quả mọng (Berries) giúp hạn chế tăng insulin đột biến sau bữa ăn
Các nghiên cứu cho thấy cơ thể sẽ cần đến ít insulin hơn để cân bằng lượng đường sau ăn nếu dùng quả mọng trong bữa ăn. Trong một nghiên cứu trên những phụ nữ khỏe mạnh ở Phần Lan, các đối tượng được yêu cầu ăn bánh mì trắng và bánh mì lúa mạch đen với các loại quả mọng xay nhuyễn khác nhau hoặc không kèm thêm quả mọng. Chỉ riêng tinh bột trong bánh mì đã có thể làm tăng mức đường huyết sau ăn một cách đáng kể. Nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi ăn quả mọng kèm với bánh mì, sự gia tăng đột biến insulin sau bữa ăn đã giảm đáng kể.
Dâu tây, việt quất đen, lingonberries, chokeberries (anh đào dại), hỗn hợp các loại trái cây bao gồm dâu tây, việt quất đen, cranberries và mâm xôi đen cũng có hiệu quả tương tự.
6. Hạt thì là đen: Chỉ với 2g thì là đen cũng có thể giảm tình trạng kháng insulin
Trong một nghiên cứu trên 94 bệnh nhân tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã kê viên nang chứa 1, 2 hoặc 3g thì là đen mỗi ngày cho các đối tượng. Kết quả cho thấy, với liều 2g mỗi ngày, hạt thì là đen làm giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói và tình trạng đề kháng insulin. Liều cao hơn 3g mỗi ngày không làm tăng thêm hiệu quả.
Hạt thì là đen đã được đánh giá cao trong hàng ngàn năm vì những đặc tính chữa bệnh hiệu quả. Loại hạt này đôi khi được gọi là rau mùi La Mã, mè đen, và caraway đen. Thì là đen còn được gọi là phương thuốc chữa bách bệnh, trừ tác dụng cải tử hoàn sinh.
7. Tảo xoắn làm tăng độ nhạy insulin lên đến 225%
Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên trên những bệnh nhân kháng insulin, các nhà nghiên cứu đã so sánh khả năng của tảo xoắn và đậu nành trong việc kiểm soát nồng độ insulin. Họ chỉ định 17 bệnh nhân dùng 19g tảo xoắn và 16 bệnh nhân khác nhận dùng 19g đậu nành mỗi ngày. Sau tám tuần, nhóm dùng tảo xoắn trung bình có độ nhạy insulin tăng lên 224.7%, trong khi nhóm ăn đậu nành tăng khoảng 60%.
Ngoài ra, 100% nhóm dùng tảo xoắn có sự cải thiện độ nhạy với insulin, trong khi chỉ 69% nhóm dùng đậu nành cho thấy sự cải thiện.
8. Berberine có hiệu quả như các loại thuốc điều trị tiểu đường
Berberine là một hợp chất có vị đắng được tìm thấy trong rễ của một số cây như mao lương hoa vàng, hoàng liên gai và nho Oregon. Các nghiên cứu chứng minh hợp chất này có công dụng tương tự như các thuốc tiểu đường kê toa.
Các nhà nghiên cứu người Hoa đã so sánh hiệu quả của berberine và metformin trong một nghiên cứu thí điểm trên 36 bệnh nhân. Họ phát hiện thấy berberine làm giảm lượng đường trong máu tương tự như metformin trong thời gian ba tháng. Các bệnh nhân cũng cho thấy tình trạng suy giảm đáng kể mức đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn.
Cùng nghiên cứu đó, các nhà nghiên cứu đã cho 48 bệnh nhân tiểu đường uống berberine trong vòng ba tháng. Chỉ sau một tuần sử dụng, berberine đã làm giảm cả đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn. Ngoài ra, tình trạng kháng insulin cũng giảm đến 45%.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành một phân tích gộp trên 14 nghiên cứu gồm 1,068 người tham gia. Họ nhận thấy berberine có hiệu quả tương tự như metformin, glipizide và rosiglitazone. Đây là ba trong số những loại thuốc điều trị tiểu đường hàng đầu trên thị trường. Hơn nữa, berberine cũng không có các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Bài báo trên được xuất bản lần đầu tại www.GreenMedInfo.com. Quý vị có thể xem các bản tin miễn phí tại GreenMedInfo.com.
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times