4 chất làm loãng máu tự nhiên giúp chống lại bệnh tim

Thật may mắn, nhiều loại thực vật, thực phẩm và các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm loãng máu. Nhiều chất trong số này đã rất phổ biến và được dùng trong y học cổ truyền qua nhiều thế kỷ.

Mỗi ngày, hàng triệu người Mỹ dùng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa hình thành cục máu đông nguy hiểm, giúp ngăn chặn các cơn đau tim và đột quỵ, đồng thời điều trị một số loại bệnh tim. Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ trong hơn một thế kỷ.

Thật may mắn, nhiều loại thực vật, thực phẩm và các hợp chất tự nhiên có thể giúp làm loãng máu. Nhiều chất trong số này đã rất phổ biến và được dùng trong y học cổ truyền qua nhiều thế kỷ. Vì vậy, đối với những người quan tâm đến việc duy trì sức khỏe tim mạch hoặc đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên hơn, hãy xem xét một số chất làm loãng máu hiệu quả nhất trong tự nhiên.

Tỏi

Tỏi có một loạt các lợi ích chữa bệnh và đã được người dân trên toàn thế giới sử dụng trong hàng thiên niên kỷ. Tỏi có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, và chống viêm, tăng miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư, cùng khả năng bảo vệ chống lại bệnh tim, đặc biệt là xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đông máu, và đột quỵ.

Tỏi chứa chất chống oxy hóa mạnh gọi là allicin, chất này tạo ra mùi thơm cay nồng. Khi được nhai, cắt hoặc nghiền nát, tỏi sẽ tiết ra allicin. Một số nguồn nói rằng khi được phóng thích, allicin chỉ hoạt tính trong khoảng một giờ, trong khi những nguồn khác nói rằng allicin vẫn có hoạt tính trong hai ngày rưỡi trước khi mất tác dụng và tất cả các lợi ích chữa bệnh.

Tỏi từ lâu đã được biết đến là có ích cho máu và bảo vệ chống lại bệnh tim. (Ảnh: LN team/Shutterstock)
Tỏi từ lâu đã được biết đến là có ích cho máu và bảo vệ chống lại bệnh tim. (Ảnh: LN team/Shutterstock)

Giảm đông máu

Khi so sánh thuốc làm loãng máu thông thường Plavix về khả năng chảy máu và đông máu, viên thuốc tỏi đã làm giảm tình trạng đông máu với liều 1,200 mg hoặc 2,400 mg trong ba tuần, và làm tăng thời gian chảy máu với liều 2,400 mg. Vì vậy, việc sử dụng tỏi “rất được khuyến khích” như một phương pháp điều trị bổ sung để giảm đông máu.

Về tính an toàn của chiết xuất tỏi già khi dùng cùng thuốc chống đông máu đường uống, nghiên cứu cho thấy không có hiện tượng chảy máu tăng lên. Tỏi tương đối an toàn và không gây nguy cơ chảy máu trầm trọng cho bệnh nhân dùng warfarin hoặc liệu pháp chống đông máu khác khi được chuyên gia y tế theo dõi chặt chẽ.

Giảm huyết áp

Tỏi cũng được biết là có tác dụng làm giảm huyết áp.

Ở người trưởng thành bị cao huyết áp, tỏi có hiệu quả trong việc giảm cả huyết áp tâm thu và tâm trương tương tự như thuốc huyết áp tiêu chuẩn. Điều này có liên quan đến việc giảm 16% đến 40% nguy cơ các biến cố tim mạch, chẳng hạn như đau tim và đột quỵ.

Nếu bạn muốn tăng thêm lợi ích chữa bệnh của tỏi, hãy thử dùng tỏi đen. Tỏi đen là loại tỏi thông thường được lên men. Quá trình này đã làm tăng lợi ích sức khỏe theo cấp số nhân.

Tỏi đen là loại tỏi thông thường đã trải qua quá trình lên men để tăng thêm lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh/Shutterstock)
Tỏi đen là loại tỏi thông thường đã trải qua quá trình lên men để tăng thêm lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh/Shutterstock)

Bạch quả

Các bác sĩ Trung y đã dùng lá cây bạch quả để làm thuốc trong hàng nghìn năm. Bạch quả cũng là một chất bổ sung thảo dược phổ biến ở Hoa Kỳ, Canada và Âu Châu. Mọi người dùng bạch quả để điều trị rối loạn máu, các vấn đề về tuần hoàn và trí nhớ.

Nhiều hợp chất từ bạch quả đã được chứng minh là có khả năng chống đông máu bằng cách ngăn chặn thrombin – một loại enzyme gây đông máu.

Bạch quả đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh trong hàng ngàn năm. (Ảnh: Antares_NS/Shutterstock)
Bạch quả đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh trong hàng ngàn năm. (Ảnh: Antares_NS/Shutterstock)

Vì cục máu đông có thể hình thành tại vị trí tổn thương mạch máu nên việc giải quyết cục máu đông sau khi [vết thương] lành là điều cần thiết. Thuốc tiêu sợi huyết, một nhóm thuốc như streptokinase và urokinase được dùng để tiêu cục máu đông.

Khi so sánh với thuốc tiêu sợi huyết streptokinase, chiết xuất bạch quả cho thấy tác dụng tương tự như streptokinase và có thể được sử dụng như một chất bổ sung hoặc thay thế cho thuốc tiêu sợi huyết. Tuy nhiên cần đánh giá tác dụng phụ tiềm ẩn của bạch quả ở động vật, và nghiên cứu thêm về tác dụng phụ và độc tính có thể xảy ra ở người.

Natto

Natto là món ăn sáng truyền thống của Nhật Bản được làm từ đậu nành lên men và là một phần trong khẩu phần ăn của người Nhật trong hàng trăm năm nay. Natto chứa một loại enzyme độc đáo gọi là nattokinase có đặc tính chống đông máu mạnh mẽ, giúp hạ huyết áp, cải thiện tuần hoàn và giảm nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.

Các nghiên cứu sử dụng nattokinase đã cho thấy khả năng làm tan cục máu đông của loại enzyme này.

Một nghiên cứu được công bố trên Tập san Scientific Reports (Báo cáo Khoa học) đã chứng minh một liều uống duy nhất nattokinase giúp tăng cường tiêu sợi huyết (phân hủy fibrin trong cục máu đông) đồng thời chống đông máu (ngăn ngừa hình thành cục máu đông) thông qua nhiều con đường khác nhau.

(Ảnh: successo images/Shutterstock)
(Ảnh: successo images/Shutterstock)

Một bài tổng quan được công bố trên Biomarker Insights, “Nattokinase: Một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn trong phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch,” cho biết việc tiêu thụ natto có liên quan đến việc giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng nattokinase có khả năng tiêu sợi huyết mạnh, hạ huyết áp, chống xơ vữa động mạch và hạ lipid, chống tiểu cầu và tác dụng bảo vệ thần kinh.

Kết luận nêu rõ: “Trong tương lai gần, bệnh nhân bị bệnh tim mạch có thể chỉ cần một viên NK [nattokinase] duy nhất để thay thế nhiều loại thuốc dùng để phòng ngừa và quản lý bệnh tim mạch, bao gồm cả tPA (yếu tố hoạt hóa plasminogen của mô), thuốc hạ huyết áp, statin, aspirin và warfarin.”

Ớt cayenne

Ớt cayenne chứa salicylat, một nhóm hợp chất tự nhiên có đặc tính chống viêm được tìm thấy trong một số loại trái cây, rau, thảo mộc và gia vị. Salicylat được sử dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau như aspirin, thuốc giảm đau và hạ sốt cũng như thuốc chống viêm. Salicylat cũng thể hiện hoạt tính chống huyết khối và chống tiểu cầu, giúp làm loãng máu.

Ớt cayenne cũng chứa capsaicin, hợp chất có trong ớt (bao gồm ớt jalapeño, poblano, serrano và chili) mang lại hương vị cay. Capsaicin có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, từ tiềm năng quản lý ung thư đến điều trị bệnh tiểu đường, giảm đau và trợ giúp giảm cân.

Nghiên cứu cho thấy dùng nồng độ chiết xuất ớt cayenne càng cao thì hiệu quả chống đông máu càng hiệu quả.

(Ảnh: Thanatip S./Shutterstock)
(Ảnh: Thanatip S./Shutterstock)

Ông John R. Christopher – một nhà trị liệu tự nhiên và bậc thầy thảo dược, người đã phát triển Trường phái Chữa bệnh Tự nhiên vào năm 1953 – nổi tiếng vì đã sử dụng ớt cayenne để ngăn chặn các cơn đau tim.

Trên trang web Herbal Legacy của mình, ông viết rằng “trong 35 năm hành nghề, ông chưa bao giờ để mất một bệnh nhân nào vì cơn đau tim. Bởi vì nếu họ vẫn còn thở, ông sẽ rót cho họ một ly trà ấm và ớt cayenne (một thìa cà phê ớt cayenne vào một ly nước nóng), và trong vòng vài phút, họ sẽ tỉnh lại.” Ông Christopher nói rằng ớt cayenne là một trong những loại thuốc trợ giúp tim [tác dụng] nhanh nhất và trà ấm có tác dụng nhanh hơn viên nén, viên nang hoặc trà lạnh vì trà ấm mở ra cấu trúc tế bào đi thẳng vào tim. Bạn có thể truy cập trang web của Tiến sĩ Christopher để tìm hiểu thêm về các công dụng khác nhau của ớt cayenne.

Vì những lý do này, ớt cayenne thường được dùng ở dạng viên nang để cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng lưu thông máu.

Lời kết

Thiên nhiên luôn ban tặng cho chúng ta những liều thuốc hữu hiệu nếu chúng ta biết cách sử dụng. Rất lâu trước khi có y học thông thường, người ta đã sử dụng thực vật và thảo dược để giữ gìn sức khỏe và chữa khỏi bệnh tật. Giống như bất kỳ loại thuốc nào, chúng ta cần phải tôn trọng và sử dụng một cách thận trọng các liệu pháp tự nhiên.

Đối với bất kỳ ai đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy nhớ nói chuyện với bác sĩ mà bạn tin tưởng nếu bạn muốn dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu tự nhiên nào ở trên vì chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác. Đối với những người quan tâm đến việc phòng ngừa và sức khỏe tim mạch, hãy thay đổi mọi thứ một cách chậm rãi và quan sát phản ứng của cơ thể.

Thanh Long biên dịch

Quý vị có thể tham khảo bản gốc tại The Epoch Times.

Emma Suttie
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Emma Suttie là một bác sĩ châm cứu và viết chủ yếu về sức khỏe cho nhiều ấn phẩm trong thập niên qua. Cô hiện là ký giả sức khỏe cho The Epoch Times, cô chuyên viết về Trung y, dinh dưỡng, chấn thương, và y học lối sống.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn