Sức cuốn hút kỳ diệu của vị Thiên sách Thượng tướng Lý Thế Dân
Khi nhắc đến Lý Thế Dân, thì mọi người đều nghĩ ngay đến cái tên “Đường Thái Tông”. Kỳ thật, trước khi trở thành Hoàng đế, Lý Thế Dân là một vị “Thiên Sách Thượng tướng” công trạng hiển hách.
Phủ Thiên Sách được chính thức thành lập vào năm Vũ Đức thứ tư thời Đại Đường (năm 621). Sau khi Tần Vương Lý Thế Dân đánh hạ Lạc Dương, đánh bại liên quân Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức, chiến công hiển hách, công cao đến mức không biết phong thưởng thế nào, Cao Tổ Lý Uyên bèn sắc phong ông làm Thiên Sách Thượng Tướng, cho phép ông mở phủ tướng quân ở Lạc Dương lấy tên là Phủ Mạc hay Phủ Thiên Sách.
Những thành viên của Phủ Thiên Sách gồm có: Đỗ Như Hối, Phòng Huyền Linh, Lý Tĩnh, Uất Trì Kính Đức, Trình Tri Tiết, Hầu Quân Tập, Tần Quỳnh, Trưởng Tôn Vô Kỵ, Sài Thiệu, La Sĩ Tín, Sử Vạn Bảo, Lý Tích, Lưu Hoàng Cơ… về sau đều là những trọng thần danh tiếng lẫy lừng của triều đình nhà Đường.
Vì sao Lý Thế Dân có thể triệu tập được nhiều nhân tài hàng đầu như vậy? Điều này liên quan đến sức cuốn hút mạnh mẽ từ cá nhân ông.
Trong phần thứ ba “Tùy Đường thịnh thế” của chương trình lịch sử “Tiếu đàm phong vân” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân, Tiến sỹ Chương Thiên Lượng đã kể những câu chuyện truyền kỳ về Lý Thế Dân, trong đó có một đoạn đề cập đến “trường năng lượng” mạnh mẽ của ông.
Tháng 6 năm 618 sau Công Nguyên, Tiết Cử phái con trai là Tiết Nhân Cảo mang binh đến tấn công thành Cao Chỉ. Đây là địa phương thuộc huyện Trường Vũ, tỉnh Thiểm Tây, như mọi lần, Lý Uyên phái Lý Thế Dân đến ứng chiến.
Lý Thế Dân đến thành Cao Chỉ xem xét, liền biết rằng thực lực quân địch khả năng cũng không yếu, nhưng quân lương thì có thể sẽ có vấn đề. Thế là Lý Thế Dân liền nói với tướng sĩ thuộc hạ của mình rằng, hiện tại lương thảo của quân địch không đủ, đường xa đến công kích chúng ta, cho nên bọn chúng sẽ hy vọng tốc chiến tốc thắng. Hiện nay sách lược tốt nhất của chúng ta chính là phòng thủ chắc chắn không tham chiến.
Đúng lúc này Lý Thế Dân mắc phải bệnh sốt rét, ông liền nói với thư ký trưởng của đại quân là Lưu Văn Tĩnh và Tư Mã Ân Khai Sơn rằng, việc hai người các ngươi cần làm nhất hiện nay chính là phòng thủ không nên xuất chiến. Đợi sau khi bệnh sốt rét của ta hết, rồi sẽ dẫn các ngươi đánh bại quân địch.
Thế nhưng hai người kia lại không nghe theo kiến nghị của Lý Thế Dân, mở cửa thành xuất chiến, kết quả bị Tiết Nhân Cảo đánh bại, mất thành Cao Chỉ, đại quân bị tổn thất đến 6 phần 10.
Lý Thế Dân không còn cách nào, đành phải lui về Trường An.
Về Trường An tháng thứ hai, bệnh của Lý Thế Dân đã hết, ông liền xuất binh muốn đoạt lại thành Cao Chỉ. Tiết Nhân Cảo phái tướng quân Tông La Hầu nghênh chiến.
Lý Thế Dân nói, Tông La Hầu là một tướng quân được Tiết Nhân Cảo nể trọng nhất, cũng là một tướng quân dũng cảm nhất. Hiện nay hắn ta mang theo nhuệ khí đến nghênh chiến, chúng ta không nên đánh với hắn. Phòng thủ vững doanh trị, đóng chặt cửa doanh trị không được xuất chiến. Đợi đến khi lương thực của quân địch cạn, đến lúc đó chúng ta liền có thể rất dễ dàng đánh bại bọn chúng.
Thế là Tần Vương Lý Thế Dân hạ lệnh, nếu trong đại quân có người nào dám nói chiến, lập tức chém!
Cứ như vậy, quân của Lý Thế Dân kiên quyết phòng thủ hơn 60 ngày. Lúc này, tướng sĩ bộ hạ của Tông La Hầu bắt đầu từng nhóm từng nhóm đầu hàng nhà Đường, chủ động đầu hàng nhà Đường.
Khi chúng ta xem những ghi chép lịch sử, có thể phát hiện những chuyện rất kỳ lạ, Lý Thế Dân không chỉ vô cùng dũng cảm, có mưu lược, mà sức cuốn hút của ông cũng rất mạnh mẽ, ở thời điểm giao chiến, trong tình huống hai quân đứng đối lập nhau, sẽ thường xuyên có một số quân địch trước trận chiến vừa nhìn thấy Lý Thế Dân thì sẽ xuống ngựa đến bái ông, rồi đầu hàng, thật là một chuyện hết sức kỳ lạ!
Vào thời điểm này, Lý Thế Dân dự đoán lương thực của quân địch đã cạn, hơn nữa tướng lĩnh thuộc hạ và binh lính của quân địch đã không còn đoàn kết, cho nên Lý Thế Dân nhận định có thể tiến đánh. Vậy nên ông phái ra một người tên là Lương Thực, đóng quân tại Thiển Thủy Nguyên dẫn dụ quân địch. Quả nhiên Tông La Hầu bị mắc mưu, bởi vì hơn hai tháng rồi không được đánh trận, đột nhiên có một cơ hội để hai quân giao chiến, cho nên Tông La Hầu liền mang theo phần lớn quân lính, đi tấn công Thiển Thủy Nguyên, lương thực lúc ấy như thế cũng liền mang theo hết.
Sau đó Lý Thế Dân chờ đến khi quân đội của Tông La Hầu mệt mỏi, lại phái một cánh quân ở nơi khác của vùng Thiển Thủy Nguyên lần nữa dụ quân địch. Tông La Hầu không đánh vào được Thiển Thủy Nguyên, liền đem quân đi đánh cánh quân mới vừa xuất hiện này. Lúc này đích thân Lý Thế Dân suất lĩnh mấy chục kỵ binh, bất thình lình xuất hiện ở phía bắc của Thiển Thủy Nguyên, từ bên trên trực tiếp chọc vào quân lính của Tông La Hầu.
Khi Lý Thế Dân tấn công thường chỉ dẫn theo rất ít người, tấn công mãnh liệt vào quân địch từ phía sau hoặc từ cánh hông. Lần này, khi ông mang theo mấy chục kỵ binh xông vào đội quân của Tông La Hầu, khiến cho đội quân của Tông La Hầu tách rời nhau ra. Ở trong trận chiến này Tông La Hầu thất bại thê thảm, mấy ngàn binh lính bị giết. Tông La Hầu liên tiếp bại lui, Lý Thế Dân mang theo 2 ngàn kỵ binh ráo riết truy kích phía sau, Tông La Hầu đành trốn vào thành Cao Chỉ.
Tiếp đó, đại quân của nhà Đường tiến đến bao vây quanh thành Cao Chỉ, chỉ qua vài ngày, đến ngày 09/11, trong thành hết sạch lương thực, lòng quân tan rã, cho nên Tiết Nhân Cảo và Tông La Hầu liền mở cửa thành đầu hàng quân Đường.
Đợi đến sau khi cuộc chiến kết thúc, còn có rất nhiều người đều không biết trận chiến này thắng như thế nào. Những người này bèn hỏi Lý Thế Dân: Lúc mới bắt đầu phòng thủ trong thời gian dài mà không chiến, về sau khi đi truy kích Tông La Hầu, cũng chỉ mang theo 2 ngàn kỵ binh, vừa không có vũ khí công thành, cũng không có bộ binh, làm thế nào đánh vào thành Cao Chỉ được? Vì sao lại phải truy kích quân địch thần tốc như vậy?
Lý Thế Dân nói: Các vị không biết rồi! Mặc dù quân lính của Tông La Hầu dũng cảm, nhưng binh sĩ của hắn ta phần lớn đến từ bên ngoài vùng Lũng (tên gọi tắt của vùng Cam Túc). Ngoài vùng Lũng chính là bên ngoài núi Lũng (ngày nay là vùng thành phố Ngân Xuyên, thuộc Khu tự trị Ninh Hạ, Tây An tỉnh Thiểm Tây, và Lan Châu tỉnh Cam Túc), những người này đều là người ngoài vùng Lũng. Nếu như chúng ta đánh bại bọn họ, truy đuổi bọn họ cực gấp, thì phản ứng đầu tiên của bọn họ chính là chạy trốn về quê nhà, sẽ hướng về ngoài vùng Lũng mà chạy trốn; nếu như chúng ta không gấp rút truy đuổi bọn họ, những nhóm binh sĩ thiện chiến này liền sẽ chạy trốn về thành Cao Chỉ, sau khi chạy trốn vào được thành Cao Chỉ, sẽ lại giúp Tiết Nhân Cảo thủ thành, như vậy sẽ rất khó đánh thành.
Cho nên lúc ấy Lý Thế Dân nhanh chóng truy kích binh sĩ, là nhằm đuổi những binh sĩ này chạy đi, như vậy chờ khi ông đến dưới thành Cao Chỉ, trong thành đã không có những tinh binh dũng tướng kia nữa, nên rất dễ dàng đánh hạ thành. Chúng ta nhận thấy trong cả cuộc chiến Lý Thế Dân diệt Tiết Nhân Cảo này, chính là một trận chiến này, liền phá vỡ toàn bộ tập đoàn quân sự của Tiết Nhân Cảo, đánh thắng một cách rất sảng khoái. 60 ngày trước thì tĩnh lặng như thiếu nữ, về cơ bản là bất động, mấy ngày sau đó động thì nhanh như thỏ chạy, rất nhanh liền đánh hạ được thành Cao Chỉ.
Muốn biết được nhiều thông tin chính sử hơn nữa, mời đến với “Đàm tiếu phong vân” ở trang web [xtfy.ntdtv.com]
Do Su Mingzhen thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: