Sự việc đối với Apple Daily thách thức quyền tự do báo chí ở Hồng Kông, các tầng lớp xã hội đều chú ý
Vụ việc xảy ra đối với Apple Daily đã khiến mọi tầng lớp của xã hội chú ý. Tự do báo chí ở Hồng Kông đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, và vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông đang bị lung lay.
Trong một năm, tòa nhà của Apple Daily đã bị cảnh sát đột kích hai lần, vào ngày 10/8 năm ngoái và ngày 17/6 tháng này. Trương Kiếm Hồng vào năm ngoái đã từng nói: Apple nhất định sẽ bám trụ được. Những lời đó đã trở thành khẩu hiệu trên trang nhất vào ngày kế tiếp sau khi sự việc năm ngoái xảy ra. Bây giờ ông ấy đã bị buộc thôi việc khỏi tất cả các vị trí trong tờ báo. Ông cũng bị Bộ An ninh Quốc gia truy tố tội danh “âm mưu cấu kết với nước ngoài hoặc thế lực nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.
Quyền tự do báo chí ở Hồng Kông đang phải đối mặt với sự đàn áp chưa từng có. Các kênh truyền thông khác ngoài Apple cũng phải chịu một cuộc thay máu lớn. Tăng Chí Hào, người dẫn chương trình của Crazy Show Joyous Man gần đây đã bị sa thải. Vào tháng 4, vụ việc Thái Ngọc Linh bị điều tra kết án được giới truyền thông mô tả là “một ngày đen tối của báo chí”. Nhà máy in của Epoch Times ở Hồng Kông đã bị phá hủy, phóng viên Lương Trân của Epoch Times cũng bị tấn công. Ngoài ra, vào ngày 1/12 năm ngoái, toàn bộ tập thể của kênh truyền hình cáp News Lancet đã từ chức. Ti Đồ Nguyên, một nhân viên của kênh truyền hình này cho biết: “Thời buổi càng khó khăn, càng cần báo chí giúp đỡ những nhóm người yếu thế, giúp đỡ những người cần giúp đỡ, có tâm lên tiếng bảo vệ cho công lý”.
“Chỉ số tự do báo chí” do Tổ chức Phóng viên không biên giới công bố hàng năm cho thấy, thứ hạng của Hồng Kông đã giảm từ 58 trong năm 2013 xuống 80 trong năm nay, còn Trung Quốc đại lục đã ở gần cuối danh sách trong một khoảng thời gian dài, xếp hạng 177 (trong tổng số 180), còn tệ hơn cả Iran và Iraq, ngay cả những bài báo của cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng không được xuất bản ở đại lục, có thể thấy rằng sự đàn áp đã lên đến cực điểm. Hồng Kông từng đứng thứ 12 trên thế giới về Chỉ số tự do báo chí vào năm 2002, còn hiện tại đã tụt xuống thấp hơn cả Đông Timor và Kyrgyzstan.
“Chỉ số tự do báo chí” do Tổ chức Phóng viên không biên giới công bố hàng năm cho thấy, thứ hạng của Hồng Kông đã giảm từ 58 trong năm 2013 xuống 80 trong năm nay, còn Trung Quốc đại lục đã ở gần cuối danh sách trong một khoảng thời gian dài, xếp hạng 177 (trong tổng số 180), còn tệ hơn cả Iran và Iraq. (Ảnh: Tổ chức Phóng viên không biên giới/Epoch Graphics)
Ngoài ra, theo thông tin từ Hiệp hội Nhà báo Hồng Kông, xếp hạng về quyền tự do báo chí ở địa phương đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Nguyên nhân chủ yếu là do các phóng viên “khi chỉ trích chính quyền đặc khu và chính quyền trung ương, họ phải thận trọng hơn trước. Ban lãnh đạo hoặc các ông chủ đang gây áp lực lớn hơn cho họ”.
Mây đen đã bao trùm thành phố, nhưng dù sao việc tường thuật sự thật cũng là “nghĩa vụ” của các nhà báo và những người làm truyền thông, kiên trì với chức vụ là con đường quan trọng để mọi người trên toàn thế giới biết “bối cảnh hiện trường” đang diễn ra ở Hồng Kông là như thế nào. Nếu như không có phóng viên nào (bao gồm cả phóng viên Hồng Kông) có mặt vào đêm ngày 4 tháng 6 ở Thiên An Môn, thì giai đoạn lịch sử này đã sớm biến mất, hoặc như Tân Cương hay thậm chí Triều Tiên, thế giới bên ngoài không biết gì về tình hình bên trong, không ai có thể nghe thấy bất kỳ tiếng nói cầu hỗ trợ nào.
Hứa Trí Phong tin rằng Trung Cộng không dễ dàng thành công
Về việc không gian của giới truyền thông ở Hồng Kông đang bị thu hẹp, Hứa Trí Phong trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times vào ngày 18/6 cho biết, Trung Cộng không nhất định có thể nhanh chóng loại bỏ các kênh truyền thông ủng hộ dân chủ và tự do, ngay cả khi nó đánh bại Apple, vẫn còn rất nhiều các kênh truyền thông trực tuyến sẽ tiếp tục tồn tại. Chúng đều là các công ty đã đăng ký tại Hồng Kông, làm như thế sẽ không tốt cho chính phủ và cũng sẽ có tác động tiêu cực đối với các công ty đầu tư vào Hồng Kông.
Tuy nhiên, Trung Cộng cai trị bằng phương thức độc tài, vì vậy Hứa Trí Phong nói: “Tôi không có bất kỳ ảo tưởng gì về Trung Cộng, có thể rất nhanh thôi, có thể ngay ngày mai nó sẽ khai đao, đao to búa lớn chém hết, có khả năng này”. Nếu thật sự đến bước đó, anh tin rằng người Hồng Kông sẽ phát triển ngầm, tổ chức các kênh truyền thông và phóng viên ngầm, thông qua Internet, truyền thông và mật mã để nói với thế giới bên ngoài chuyện đang xảy ra ở Hồng Kông. Chẳng hạn như thông qua Hứa Trí Phong hoặc các tổ chức của những người Hồng Kông khác, thông tin sẽ được đưa ra ra bên ngoài.
7 ngân hàng bị cảnh báo không được xử lý tài khoản ngân hàng của Apple Daily
Theo tờ Apple Daily đưa tin, Cục trưởng Cục An ninh Lí Gia Siêu đã phong tỏa tài sản của ba công ty có liên quan với Apple Daily, đồng thời cảnh báo rằng bất kỳ cá nhân hoặc công ty nào hỗ trợ hoạt động của Apple Daily cũng có thể vi phạm Luật An ninh Quốc gia. Ngoài ra, 7 ngân hàng địa phương nhận được yêu cầu của cảnh sát rằng, họ không được xử lí tài sản trong tài khoản ngân hàng của 3 công ty có liên quan đến Apple.
Hiện tại chỉ còn chưa đầy 10 ngày trước ngày trả lương cố định của Apple vào cuối tháng 6. Next Digital đã tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị vào ngày 19 để nghiên cứu kế hoạch trả lương cho nhân viên. Họ đã quyết định viết đơn cho Cục An ninh vào ngày 21, xin phép được giải ngân một phần tài sản để trả lương cho nhân viên theo “Quy tắc thi hành” của Luật An ninh Quốc gia, nhưng họ không mấy lạc quan về kết quả.
Nếu bị bác đơn, họ sẽ làm đơn yêu cầu Tòa án sơ thẩm thu hồi thông báo phong tỏa tài sản theo quy định của “Quy tắc thi hành”. Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là đến ngày trả lương, thời gian đang rất gấp rút.
Ngoài vấn đề trả lương, Apple cũng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành mảng kinh doanh báo chí của mình. Hãng tin Bloomberg đưa tin vào ngày 20 rằng, số tiền mặt hiện có của Next Digital chỉ đủ cho các hoạt động bình thường của họ trong vòng vài tuần. Giám đốc điều hành của Apple cũng có kế hoạch nộp đơn xin miễn trừ từ tòa án, và gây quỹ trên GoFundMe.com và PayPal thông qua hoạt động kinh doanh tại Đài Loan.
Các giám đốc điều hành của Apple cũng đang nghiên cứu cách tiếp tục duy trì hoạt động của tờ báo, bao gồm cả việc kiểm tra kho giấy và mực in hiện có. Họ thậm chí không biết liệu các nhà cung cấp có tiếp tục hợp tác nữa hay không. Nếu hoạt động kinh doanh in ấn của Apple bị dừng, có nguồn tin cho biết họ sẽ tiếp tục xuất bản bản tin điện tử thông qua một công ty ở Đài Loan.
Theo tài liệu từ Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, tính đến ngày 31/3 năm nay, Next Digital có khoảng 521.4 triệu tiền mặt (USD Hồng Kông), khối tài sản 18 triệu bị đóng băng chỉ là một phần nhỏ trong số lượng tiền mặt của Next Digital. Tuy nhiên do lệnh của tòa án và cảnh báo của cảnh sát đối với ngân hàng, các giám đốc điều hành của Apple vẫn không chắc liệu số tài sản này có thể dùng được hay không.
Phan Trác Hồng tiên liệu khó có thể cấm Apple trước ngày 1/7
Có tin đồn rằng Trung Cộng có ý định cấm Apple Daily trước ngày 1/7, và những tin đồn này thậm chí có trước cả khi tòa nhà Apple bị khám xét lần thứ hai. Về vấn đề này, Phan Trác Hồng, giám đốc điều hành kiêm kỹ sư xây dựng của China Technology Corporation nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Hiện tại tôi lại thấy không giống như vậy, bởi vì Apple còn có rất nhiều phương pháp khác, bây giờ cách ngày 1/7 còn hơn chục ngày nữa, tức là 11 hoặc 12 ngày, ngay cả khi ba công ty có liên quan bị đình chỉ, Tập đoàn Apple vẫn còn những công ty khác. Trên thực tế, việc xuất bản các ấn phẩm hoặc tiếp tục vận hành các báo cáo tin tức của Apple sẽ không nhất thiết bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng”.
Về việc đóng băng hơn 70% vốn cổ phần của Apple do Lê Trí Anh nắm giữ, Phan Trác Hồng cho biết: “Có thể dùng 29% còn lại, mà phần lớn trong số 29% thuộc về cổ phần đại chúng, bao gồm một số cổ phần do các giám đốc hoặc ban quản lý của công ty nắm giữ. Nói cách khác, với một lượng vốn chủ sở hữu tương đối nhỏ, có thể là 10%, đã có thể kiểm soát cơ cấu công ty của Apple Daily rồi, bởi vì cổ đông có thể bổ nhiệm giám đốc, mà bổ nhiệm giám đốc có thể bổ sung tư tưởng báo chí và thậm chí cả tư tưởng kinh doanh của anh ta vào việc điều hành công ty. Nắm giữ vốn chủ sở hữu của Apple sẽ có thể kiểm soát được tầng quản lý, đồng thời thay đổi được chính sách điều hành tờ báo và tư tưởng hoạt động, đây ngược lại là điều đáng để quan tâm trong thời gian dài”.
Khi được hỏi về phản ứng của các nhà đầu tư quốc tế đối với sự cố Apple, Phan Trác Hồng nghĩ rằng có thể thấy rõ hơn thông qua việc xem xét khả năng cạnh tranh của Hồng Kông trong cộng đồng quốc tế, “Vào năm thứ hai sau khi Carrie Lam lên nắm quyền, năm 2018, Hồng Kông trước đó luôn đứng đầu thế giới đã tụt xuống vị trí thứ hai, vào năm 2020 tụt xuống thứ năm, rồi tụt xuống thứ bảy vào năm nay, năm 2021. Điều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư đối với các lĩnh vực khác nhau ở Hồng Kông, đây là con số phản ánh vấn đề một cách rất công bằng. Tình huống thực tế là, sức hấp dẫn của Hồng Kông đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang giảm đi”.
Tiền Chí Kiện chỉ ra việc giới tài chính bị phá hoại
Những gì mà Bộ An ninh Quốc gia đã làm với Apple hoàn toàn ngược ý dư luận, không được lòng dư luận. Tiền Chí Kiện, một nhà quản lý quỹ đầu tư, tin rằng cách làm này đã phá hoại ý nghĩa của “một quốc gia, hai chế độ”, anh nói thẳng rằng: “Vấn đề thực sự rất nghiêm trọng. Trong giới tài chính, nếu bạn không thu hút được người đến trong tương lai, bạn sẽ không có tuyến phòng thủ cuối cùng. Bởi vì không thể chỉ xem “báo tả” (báo của chính quyền) để hiểu về Hồng Kông, bạn cần có một tờ “báo của người Hồng Kông”. Kỳ thực chính là rỗi hơi sinh sự, khiến người ta không dám làm quản lý hành chính và biên tập, đây là việc không nên xảy ra ở Hồng Kông”.
Việc đàn áp đã gây ra áp lực tâm lý lớn đối với những người làm truyền thông, Tiền Chí Kiện nói rằng “khiến cho Hồng Kông hoàn toàn không có tin tức mới nữa”. Đọc báo và trao đổi tin tức là phương pháp nuôi dưỡng tinh thần của người Hồng Kông. Nếu Hồng Kông mất đi tự do thông tin và tự do báo chí, anh cho rằng nền kinh tế sẽ “Không còn nữa, xong cả rồi”. Cách làm này thực sự có sức phá hoại rất lớn. Thẩm phán bây giờ cũng bị người ta đưa lên sân khấu, làm như thế này đối với bất kì ai cũng không có chỗ nào tốt”.
Nhắc lại sự việc: Vào ngày 17/6, cảnh sát Hồng Kông đã bất ngờ triển khai hơn 500 cảnh sát khám xét trụ sở của Apple Daily, phong tỏa số tài sản 18 triệu USD Hồng Kông và bắt giữ 5 giám đốc cấp cao, bao gồm Trương Kiếm Hồng, tổng giám đốc điều hành của Next Digital; Châu Đạt Quyền, giám đốc điều hành của Next Digital; Trần Bái Mẫn, Phó chủ tịch của Apple Daily; Tổng biên tập La Vĩ Quang và giám đốc điều hành Trương Chí Vĩ của Apple Daily. Ba người trong số họ đã được tại ngoại, trong khi Trương Kiếm Hồng và La Vĩ Quang phải ra tòa West Kowloon Magistrates vào ngày 19, và bị buộc tội “âm mưu cấu kết với các thế lực nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”, đơn xin tại ngoại của họ đã bị từ chối.
Do Hoàng Gia Truyền, Liên Thư Hoa thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa Ngữ
Xem thêm: