Sự ưu việt của Hiến pháp Hoa Kỳ và đặc quyền dành cho Tổng thống
Bóng tối đang bao trùm lên Hoa Kỳ, chúng ta phải chiến đấu để đẩy lùi nó, mang ánh sáng trở lại trên quê hương của chúng ta. Vì Chúa, vì nền Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, chúng ta sẽ phải hành động. Đây không phải là cuộc chiến cho riêng tôi, cho gia đình tôi, cũng không phải cho Tổng thống Trump, mà cho một nền Hiến pháp Hoa Kỳ được toàn vẹn. Chúng ta sẽ thắng vì đó là Chân lý.
Trong bài diễn văn bùng nổ hôm 12/12/2020 của Tướng Flynn, ông đã tuyên bố rằng: Một đất nước thượng tôn Hiến pháp, đó là nền tảng cốt lõi tạo nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đó cũng là điều làm nên sự khác biệt giữa chúng ta với phần còn lại của thế giới. Bóng tối đang bao trùm lên Hoa Kỳ, chúng ta phải chiến đấu để đẩy lùi nó, mang ánh sáng trở lại trên quê hương của chúng ta. Vì Chúa, vì nền Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, chúng ta sẽ phải hành động. Đây không phải là cuộc chiến cho riêng tôi, cho gia đình tôi, cũng không phải cho Tổng thống Trump, mà cho một nền Hiến pháp Hoa Kỳ được toàn vẹn.
https://www.youtube.com/watch?v=TUOSOGWNqk0
Lịch sử của Hoa Kỳ là lịch sử của một quá trình không ngừng vươn lên và tự hoàn thiện, từ một liên bang lỏng lẻo gồm 13 tiểu bang đứng trước nguy cơ tan rã và nội chiến, Hoa Kỳ đã trở thành một nhà nước liên bang hùng mạnh nhất thế giới ngày nay. Các sử gia đều cho rằng, một trong hai văn bản quan trọng nhất (ngoài bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776) đặt nền tảng cho sự hùng mạnh của Hoa Kỳ, là bản Hiến pháp Hoa Kỳ (được soạn thảo vào năm 1787).
Bản Hiến pháp “độc nhất vô nhị”
Hiến pháp Hoa Kỳ là “độc nhất vô nhị” trong số các bản Hiến pháp trên thế giới. Nó được coi là một bộ luật thực sự đặc biệt, không chỉ bởi nó là bản Hiến pháp lâu đời nhất và ngắn nhất (với 4,400 từ), mà nó còn được nhiều quốc gia khác lấy làm mô hình tham chiếu cho Hiến pháp nước mình. Văn bản chỉ có 4 trang giấy khổ 73x60cm nhưng đã truyền cảm hứng cho nhiều chính trị gia trên thế giới thiết lập nên nhiều thỏa thuận đa phương, và định hình nên Luật Nhân quyền Quốc tế.
Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao dựa trên tư tưởng “Tam quyền phân lập” giữa nhánh Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Tổng thống) và Tư pháp (Tòa án). Điều đặc biệt là các quyền của mỗi nhánh sẽ được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền của hai nhánh còn lại. Tổng thống nắm giữ quyền hành pháp và độc lập với cơ quan lập pháp là lưỡng viện Quốc hội. Còn Tư pháp là Tòa án tối cao, nơi để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân, đoàn thể. Các Thẩm phán phải xử án tuân theo pháp luật.
Không giống như nhiều Hiến pháp khác, Hiến pháp Hoa Kỳ làm cho mọi điều hoàn toàn có thể sửa đổi được. Không có điều khoản nào được coi là vĩnh cửu. Bất kỳ quy tắc hiến pháp nào ở Hoa Kỳ chỉ có hiệu lực cho đến khi được bãi bỏ bởi quy tắc tiếp theo. Nhưng điều đặc biệt là, cho đến nay, nó lại là bản Hiến pháp ít sửa đổi nhất trên thế giới. Kể từ khi được soạn vào năm 1787 (được phê chuẩn vào năm 1788 và chính thức có hiệu lực từ năm 1789), bản Hiến pháp này mới được tu chính 27 lần (trong đó có 10 tu chính án đầu tiên về các quyền tự do cơ bản của công dân Hoa Kỳ được đề xuất vào cùng 1 ngày là 25/9/1789).
Điểm quan trọng nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ là đã nêu bật quyền của dân chúng, về sự giới hạn quyền lực của chính phủ, cũng như cách kiểm soát quyền lực một cách khoa học. Điều này thể hiện rõ trong phần mở đầu của Hiến pháp:
“Chúng ta, Nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với mục đích xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập Công lý, bảo đảm sự Thanh bình trong nước, chăm lo Quốc phòng, lo liệu Phúc lợi chung, giữ vững Phước lành của Tự do cho chính mình và cho Hậu thế, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.”
Vai trò của người dân được đặt lên hàng đầu. Điều đáng nói là vào thế kỷ 18, chỉ có những bộ óc siêu việt mới nghĩ ra được điều này.
Nhà Triết học chính trị Alexis de Tocqueville thế kỷ 19 cho rằng đó là bản “Hiến pháp liên bang hoàn hảo nhất từng tồn tại”. Còn Sử gia George Billias coi Hiến pháp Hoa Kỳ là “món quà lớn nhất của đất nước này đối với tự do của con người”.
James Madison – “cha đẻ” của bản Hiến pháp đã ngợi ca các nhà soạn thảo Hiến pháp vì đã “thiết lập nên một mô hình Chính phủ chưa từng có trên Trái Đất”.
Quá trình thần thánh tạo ra bộ Hiến pháp vĩ đại
Năm 1787, liên bang gặp khó khăn, Quốc hội còn rất rất yếu và họ không thể giải quyết tranh chấp giữa các tiểu bang. Họ cũng không thể trả nợ cho các nước khác và thậm chí không thể trả tiền cho những người lính Hoa Kỳ đã chiến đấu trong cuộc chiến giành độc lập. Và một số binh lính không được trả lương bắt đầu biểu tình.
Các cuộc biểu tình khiến nhiều người cầm quyền hoảng sợ. Họ nói rằng chính phủ liên bang không thể bảo vệ tài sản tư nhân và ngăn chặn tình trạng vô chính phủ. Họ yêu cầu Quốc hội triệu tập một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo tiểu bang để thảo luận về những thay đổi.
Do đó, ngày 25/05/1787, 55 đại biểu từ 13 tiểu bang (tiểu bang nhỏ nhất Rhode Island đã không cử đại biểu) đã đến tham dự Hội nghị Lập hiến (Constitutional Convention) với nhiệm vụ sửa đổi và bổ sung những điều khoản cần thiết cho hiến pháp đương thời – còn gọi là Điều khoản Liên bang. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu thảo luận, họ đi đến quyết định là bỏ toàn bộ và xây dựng lại từ đầu. Và bản Hiến pháp mới cho Hoa Kỳ đã được ra đời trong hoàn cảnh đó.
Trong suốt khoảng 100 ngày tham dự Hội nghị Lập hiến để soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, 55 đại biểu chỉ nghỉ có 10 ngày. Mỗi ngày họ thảo luận, tranh luận từ 8 giờ sáng đến 3 rưỡi chiều, làm việc liên tục 5-6 ngày trong tuần ròng rã suốt hơn 3 tháng trời, trong căn phòng ngột ngạt với cửa sổ đóng kín bất chấp cái nóng mùa hè chỉ nhằm bảo đảm… tính bí mật; tránh áp lực và sự chi phối từ dư luận.
Hầu hết các thành viên đều sở hữu học vấn rất cao và giàu có. Họ là những Thương gia, Bác sỹ, Bộ trưởng, nhà Tài chính, và Thẩm phán. Khoảng 1/4 trong số họ là những chủ đất lớn và tất cả đều sở hữu một số văn phòng công cộng. 39 người là cựu Nghị sỹ và 8 người là Thống đốc đương nhiệm. Tất cả đều toàn tâm toàn ý đóng góp ý kiến để soạn thảo nên bộ luật đi vào lịch sử.
Thomas Jefferson – “cha đẻ” của bản Tuyên ngôn Độc lập đã từng nhận định rằng: “Đó thực sự là cuộc quần tụ của những người con của Thần thánh”.
James Madison: “Chẳng còn nghi ngờ gì nữa khi kết quả của hội nghị này có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến số phận của chúng ta…”
Các tư liệu lưu lại cho thấy, Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời từ những cuộc tranh luận nảy lửa tưởng chừng như không có lối thoát, từ những mối bất đồng quan điểm sâu sắc của những bộ óc vĩ đại trong lịch sử Hoa Kỳ. Họ tranh luận về mọi chủ đề, từ cách thức bầu chọn nhiệm kỳ của Dân biểu, Thượng nghị sĩ cho đến bầu cử Tổng thống, từ cách thức vận hành bộ máy hành pháp, quyền phủ quyết của tòa án cho đến chủ quyền liên bang…
Vào cuối tháng 6, khi Hội nghị có nguy cơ tan rã, Benjamin Franklin đã kêu gọi mọi người cầu nguyện hàng ngày. Ông khẩu cần Chúa: “Hỡi Người cha của ánh sáng… xin Ngài hãy soi sáng cho hiểu biết của chúng con.” Tuy nhiên, những cuộc xung đột dữ dội vẫn tiếp tục xảy ra, chỉ đến khi họ học cách thỏa hiệp và nhường nhịn lẫn nhau.
Như trong thư gửi Chủ tịch Quốc hội Hợp bang, tướng George Washington đã viết: “…Bản Hiến pháp, như chúng tôi có hiện nay, là kết quả của tình bằng hữu thân ái, của sự cần thiết phải phụ thuộc và nhượng bộ lẫn nhau do sự khác biệt quan điểm chính trị…”.
Hay như Benjamin Franklin, chính trị gia cao tuổi nhất, đã phát biểu trong ngày ký Hiến pháp: “Những lời nói sinh ra trong bức tường này rồi cũng sẽ chết trong bức tường này…”
Vượt lên trên những bất đồng, họ đều đồng ý rằng Chính phủ của những người tự do sẽ không thể tồn tại nếu thiếu tôn giáo. Trong chế độ độc tài, Chính phủ cai trị nhân dân. Trong chế độ Cộng hòa, Thượng Đế cai quản nhân dân thông qua các giá trị đạo đức phổ quát, do đó các vị Cha Lập quốc tin rằng nền Cộng Hòa và quyền dân chủ Hoa Kỳ cần có một tiền đề quan trọng. Đó là người dân phải tự cai trị được chính họ bằng các giá trị đạo đức được Chúa giảng trong Kinh Thánh, như vậy họ mới có thể tự kiểm soát bản thân, nếu đạo đức không đủ, nền tự trị sẽ không thể thành lập.
Nhiều sử gia Hoa Kỳ gọi thành công mà Hội nghị Lập hiến này đã thực hiện được là “Điều kỳ diệu ở Philadelphia”. Ngày nay, bản Hiến pháp Hoa Kỳ cùng với bản Tuyên ngôn Độc lập được lưu giữ trang nghiêm và cẩn mật tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ như là tài sản quý báu nhất của người dân Hoa Kỳ.
Hiến Pháp Hoa Kỳ trao cho Tổng thống và người dân đặc quyền gì?
Tổng thống Trump hiểu rằng Hiến pháp Hoa Kỳ góp phần tạo sức mạnh và sự vĩ đại của Hoa Kỳ. Ông chia sẻ trong buổi lễ Độc lập Hoa Kỳ hôm 04/07/2020 rằng:
“Hào quang và vẻ đẹp của hệ thống Hiến pháp của chúng ta mang lại các công cụ để chống lại những điều bất công, hàn gắn chia rẽ và tiếp tục công việc của những tiền nhân lập quốc bằng cách nhân rộng và mở ra phép màu của Hoa Kỳ. Nếu bạn tin tưởng vào công lý, vào tự do, hòa bình, bạn phải yêu quý những nguyên tắc lập quốc và những câu chữ trong Hiến pháp của chúng ta, do nền tảng lập quốc của ta là Hiến pháp. Đó là lý do vì sao nước ta lại hùng mạnh, bất chấp những điều tồi tệ vẫn xảy ra hết thế hệ này đến thế hệ khác…” (Bài phát biểu Chào Hoa Kỳ của TT Trump).
Một mặt, Hiến pháp Hoa Kỳ dùng Quốc hội và Tòa án để hạn chế quyền lực của Tổng thống, nhưng đồng thời cũng cấp “Đặc quyền Tổng thống” (Presidential Prerogative Power) cho Tổng thống. Với những đặc quyền này, các vị cố Tổng thống Hoa Kỳ tài đức (như TT Lincoln) đã có nhiều hành động then chốt mà các thế hệ sau này đều phải thừa nhận và biết ơn các bậc hiền nhân đã dũng cảm giúp đất nước vượt qua những thời khắc khó khăn nhất.
Tổng thống Trump được coi là “người được chọn”, ông có nhiều nguồn lực như quân đội, lực lượng đặc chủng và chính phủ, v.v. Đánh giá từ tình hình thực tế trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc này, ông đã giành được sự ủng hộ của đa số người dân Hoa Kỳ và có ưu thế về nguồn lực trong việc lập lại trật tự. Hơn nữa, những phần tử cực đoan thiểu số của Đảng Dân Chủ và các kênh truyền thông đưa tin giả cùng các mạng xã hội trực tuyến đều đã không được công chúng nhìn nhận về mặt đạo đức.
Không chỉ Tổng thống có đặc quyền mà Tu chính án thứ hai của Hiến Pháp Hoa Kỳ ghi nhận:
“Vì một lực lượng dân quân quy củ là cần thiết cho an ninh của một đất nước tự do, quyền của người dân được nắm giữ và mang vũ khí sẽ không thể bị xâm phạm.”
Người dân có quyền bầu chọn lãnh đạo của họ và cũng có thể loại bỏ lãnh đạo của chính họ. Công dân Hoa Kỳ được quyền sở hữu vũ khí và vũ trang, nhờ đó không thể bị khuất phục bởi một Chính phủ chuyên quyền cho dù Chính phủ đó có cố gắng làm như vậy.
Hiện nay, phần lớn người dân Hoa Kỳ ủng hộ Tổng thống và chiến đấu đến cùng để bảo vệ nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ. Xã hội Hoa Kỳ đều kỳ vọng rằng các cơ quan tư pháp tiểu bang và liên bang sẽ ngay lập tức có những hành động toàn diện và hiệu quả để điều tra kỹ lưỡng cuộc tấn công quy mô lớn đang nhằm vào phần cốt lõi của chế độ dân chủ Hoa Kỳ. Nếu cần thiết, họ sẵn sàng cầm súng đứng lên vì đất nước và theo phe chính nghĩa.
Tổng thống Trump có quyền sử dụng đặc quyền do Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho, để đưa ra các hành động hiệu quả và khẩn cấp một cách quyết đoán nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công quy mô lớn kiểu này. Bất kể các cuộc tấn công phá hoại như vậy đến từ trong nước hay nước ngoài, thì bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ và các nguyên tắc lập quốc của nền dân chủ Hoa Kỳ là trách nhiệm của Tổng thống Hoa Kỳ, của mọi quan chức Chính phủ và của mỗi một công dân Hoa Kỳ.
Gia đình của con gái TT Trump là Ivanka đã đến thăm Đài tưởng niệm Washington và Đài tưởng niệm TT Lincoln ở Hoa Thịnh Đốn vào tối ngày 07/12, ngày kỷ niệm sự kiện “Trân Châu Cảng” ở Hoa Kỳ, và chụp ảnh tượng TT Lincoln. Những hình ảnh này đều được chia sẻ trên mạng xã hội của Ivanka. Có lẽ, con gái của TT Trump hy vọng rằng cha mình sẽ duy trì an ninh quốc gia một cách kiên quyết và mạnh mẽ như TT Lincoln đã làm, hoặc có lẽ chính TT Trump đã lên kế hoạch phù hợp cho thời điểm này.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times Tiếng Việt.
Tài liệu tham khảo:
- VOA News: Make the Constitution
- White House: The Constitution
- Constitution of United State: A History
Kiến Văn
Xem thêm: