Sự thiếu tin tưởng của người dân Hoa Kỳ đối với truyền thông đạt đến tầm cao mới
Sự thiếu tin tưởng của người dân Hoa Kỳ đối với các phương tiện truyền thông đại chúng đạt mức cao kỷ lục, với 33% trong số những người được thăm dò bởi Gallup nói rằng họ hoàn toàn không tin tưởng vào truyền thông. Trong khi đó, những người ủng hộ Đảng Dân Chủ lại được báo cáo có mức độ tin tưởng ngày càng tăng đối với các phương tiện truyền thông.
Niềm tin của những người ủng hộ Đảng Cộng Hòa đối với truyền thông đã giảm mạnh trong khi niềm tin của những người ủng hộ Đảng Dân Chủ đối với truyền thông đã tăng vọt, cuộc thăm dò ý kiến cho biết. Sự tin tưởng của những người ủng hộ Đảng Dân Chủ trong 4 năm trước đang ở mức cao nhất mà Gallup đo được đối với bất kỳ đảng nào trong hai thập kỷ qua.
Sự phân chia đảng phái về mức độ đáng tin cậy của các phương tiện truyền thông đã tăng lên mức kỷ lục 63 điểm vì chỉ có 10% số người ủng hộ Đảng Cộng Hòa được khảo sát trong cuộc thăm dò Governance hàng năm của Gallup cho biết họ có niềm tin “rất lớn” hoặc “khá lớn” đối với truyền thông, so với 73% số người ủng hộ Đảng Dân Chủ cũng trả lời như vậy.
Khoảng cách lớn giữa những người ủng hộ hai đảng là khoảng cách lớn nhất mà tổ chức 86 tuổi có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn này đã ghi nhận được kể từ khi họ bắt đầu hỏi những người tham gia thăm dò ý kiến câu hỏi này vào những năm 1970.
Mức độ tin cậy của những người ủng hộ Đảng Cộng Hòa đối với truyền thông đã giảm kể từ lần con số thấp nhất khi đó được ghi nhận, ở mức 32% vào năm 2016. Mức độ tin cậy này cũng đã giảm so với các nhiệm kỳ tổng thống của ông George W. Bush và ông Barack Obama, thời mà trung bình có 30%-35% người ủng hộ Đảng Cộng Hòa được thăm dò ý kiến tin vào các phương tiện truyền thông.
“Niềm tin của người dân Hoa Kỳ vào các phương tiện truyền thông rằng họ sẽ đưa tin một cách công bằng, chính xác và đầy đủ đã ở mức thấp liên tục trong hơn một thập kỷ qua và không có dấu hiệu sẽ được cải thiện, trong khi đó niềm tin của những người ủng hộ Đảng Cộng Hòa và những người ủng hộ Đảng Dân Chủ đi theo [hai] hướng trái ngược nhau,” Gallup cho biết trong một tuyên bố.
“Sự phân cực chính trị bao trùm đất nước được phản ánh trong quan điểm của các đảng phái đối với phương tiện truyền thông, vốn hiện đang phân kỳ nhất trong lịch sử của Gallup.”
Cứ 10 người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có 4 người trả lời rằng họ tin tưởng “rất nhiều” (9%) hoặc “khá nhiều” (31%) rằng các phương tiện truyền thông đưa tin “đầy đủ, chính xác và công bằng,” trong khi 6 trong 10 người này cho biết họ “không tin tưởng lắm” (27%) hoặc “không tin một chút nào” (33%).
Gallup thăm dò ý kiến những người tham gia về mức độ tin cậy của họ đối với các phương tiện thông tin đại chúng lần đầu tiên vào năm 1972, và tổ chức này đã tiếp tục đặt ra câu hỏi trên hầu như hàng năm kể từ năm 1997. Niềm tin dao động trong khoảng 68% đến 72% trong những năm 1970, và mặc dù nó đã giảm vào cuối những năm 1990, nó vẫn duy trì ở phần lớn lãnh thổ cho đến năm 2004, sau đó nó giảm mạnh xuống còn 44%. Sau khi đạt 50% vào năm 2005, nó đã không vượt quá 47%.
Niềm tin tổng thể của người dân Hoa Kỳ đối với các phương tiện truyền thông đã chững lại kể từ năm ngoái. Con số 33% số người không có bất kỳ sự tin tưởng nào phản ánh một mức tăng nhẹ năm điểm và là mức độ không tin tưởng cao nhất được ghi nhận.
“Những người ủng hộ Đảng Cộng Hòa là động lực chính đằng sau sự thay đổi này: 58% trong số họ hiện bày tỏ quan điểm trên, đánh dấu mức tăng 10 điểm và lần đầu tiên con số tăng ở cấp độ đa số. Mặc dù mức độ tin cậy tổng thể của những người ủng hộ Đảng Dân Chủ không thay đổi, nhưng 57% số người hiện nói rằng họ có lượng tín nhiệm ‘khá nhiều’, tăng 12 điểm so với năm 2019, chủ yếu là do một sự giảm sút trong tỷ lệ phần trăm số người nói rằng họ tin tưởng ‘rất nhiều’ vào phương tiện truyền thông,” Gallup tuyên bố.
Một cuộc thăm dò khác gần đây của Gallup cho thấy hơn 8 trong số 10 người dân Hoa Kỳ nói rằng các phương tiện truyền thông có chứa “rất lớn” (47%) hoặc “một lượng vừa phải” (36%) việc đổ lỗi cho sự chia rẽ chính trị ở Hoa Kỳ. Gần như cùng một số người nói rằng các phương tiện truyền thông có thể làm “rất nhiều” (49%) hoặc “một lượng vừa phải” (34%) để hàn gắn những chia rẽ đó.
“Người dân Hoa Kỳ phần lớn bị choáng ngợp bởi tốc độ và số lượng tuyệt đối của sự bao phủ tin tức, và 74% người nói rằng việc lan truyền thông tin sai lệch trực tuyến là ‘một vấn đề lớn,’ vượt qua tất cả những thách thức khác do môi trường truyền thông đặt ra,” Gallup nói.
“Cứ 10 người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có 7 người muốn thấy các công ty internet lớn tìm cách ngăn chặn thông tin sai lệch hoặc biểu hiện thù hận trên mạng.”
Mattthew Vadum
Cẩm An biên dịch
Xem thêm: