Đại Tái Thiết: Công bằng xã hội với các đặc trưng của Trung Quốc
Quý vị nghĩ gì về kế hoạch “Đại Tái Thiết”? quý vị ủng hộ hay phản đối kế hoạch này? Một bên thì có những người xem nó như một động lực cho điều tốt đẹp, một sự khởi động lại rất cần thiết cho nhân loại. Những người này, hầu hết nghiêng về phía cánh tả và có lẽ thích tờ báo The Guardian, họ coi đó là một cách để giải quyết những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và những tác động tổng thể của chủ nghĩa tư bản. Còn bên đối lập thì chúng ta có những nhà phê bình thẳng thắn. Họ xem kế hoạch Tái lập này là một mối đe dọa hiện hữu đối với nhân loại. Tái lập không có gì khác ngoài một cuộc chiếm đoạt quyền lực vô liêm sỉ. Họ cảnh báo rằng, những kẻ giật dây tìm cách cướp quyền tự quyết của chúng ta. Vậy ai đúng, và ai sai?
Tuy nhiên, trước khi bàn sâu hơn, điều quan trọng là phải hỏi một câu hỏi trọng yếu: Đại Tái Thiết là gì? Tờ Washington Post sẽ khiến chúng ta tin rằng nền dân chủ lụi tàn trong tăm tối. Tuy nhiên, trên thực tế, nền dân chủ đã lụi tàn ở Davos. Giờ đây, dòng chữ này nghe có vẻ rẻ tiền, thậm chí như là thuyết âm mưu, nhưng không phải vậy. Hãy suy xét câu chuyện sau:
Chào mừng đến với năm 2030. Chào mừng đến với thành phố của tôi—hay tôi nên nói, “thành phố của chúng ta.” Tôi không sở hữu bất cứ thứ gì. Tôi không sở hữu một chiếc xe hơi nào. Tôi không sở hữu một ngôi nhà nào. Tôi không sở hữu bất kỳ đồ dùng hay quần áo nào. Tình huống này có vẻ kỳ quặc đối với quý vị, nhưng lại hoàn toàn có ý nghĩa đối với chúng tôi ở thành phố này. Mọi thứ quý vị từng coi là một sản phẩm, giờ đây đã trở thành một dịch vụ.
Đây không phải là những dòng trong một cuốn tiểu thuyết của tác giả George Orwell. Không, chúng được lấy trực tiếp từ một bài báo được viết bởi bà Ida Auken, một cộng tác viên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Mỗi năm, các thành viên của WEF, mà nhiều người trong số họ là các chính trị gia cao cấp và những người liên quan đến các đại công ty công nghệ (Big Tech), gặp nhau tại Davos. Họ thảo luận điều gì vậy?
À, trong thời gian gần đây, người ta nhấn mạnh nhiều đến “công bằng xã hội,” một thuật ngữ tổng hợp được sử dụng để giải quyết các vấn đề như phân phối của cải, cơ hội việc làm, và tất nhiên, đặc quyền, hoặc không có đặc quyền. Năm ngoái, ông Mark Doumba, một thành viên của Diễn đàn này, đã viết một đoạn tiết lộ nhiều điều. Ông lập luận rằng kế hoạch Tái lập “đặt công bằng xã hội vào trung tâm của kế hoạch này.” Hơn nữa, “sự giàu có,” theo tác giả nhiệt thành này, “cần được phân phối lại một cách rộng rãi hơn.” Nói cách khác, “chủ nghĩa tư bản như chúng ta biết cần phải được cải tổ.” Có lẽ là vậy. Tuy nhiên, dường như hơi phi lý khi nghĩ rằng WEF, phần lớn bao gồm các triệu phú và tỷ phú (ông Bill Gates là một nhà tư vấn, cũng như ông Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành của Google), là tổ chức tốt nhất để giải quyết tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.
Ngoài ra, điều quan trọng cần nhớ là thuật ngữ “công bằng xã hội” là một thứ biến dạng ngữ nghĩa. Tính lắt léo của thuật ngữ này có nghĩa là nó có thể được sử dụng để biện minh cho bất cứ điều gì. Như nhà văn Colin Turfus đã lưu ý gần đây, thuật ngữ này được cho là “một dạng của chủ nghĩa hư vô: nó không thực sự tin vào bất cứ điều gì, ngoại trừ lấy giá trị lý luận biện chứng như là phương tiện duy nhất để đạt được một trật tự xã hội công bằng và cải thiện xã hội một cách tổng thể hơn.”
Một người không cần phải là thành viên đăng ký của mạng lưới QAnon để đặt câu hỏi về mục đích của Đại Tái Thiết. Rốt cuộc, chúng ta đã có một kế hoạch Đại Tái Thiết, dưới hình thức một đại dịch tang thương. Các chuyên gia dẫn lối—những người như Tiến sĩ Fauci và các tổ chức như WHO—đã làm chúng ta thất vọng. Quan trọng hơn, họ đã nói dối chúng ta, nhiều lần. Hãy nhớ rằng, nhiều tháng trước, khi những người như ông Bret Weinstein và bà Heather Heying, hai nhà sinh học chuyên về tiến hóa, đã chất vấn về nguồn gốc của virus? Họ bị chỉ trích và chế giễu, một cách không thương tiếc. Hai nhà khoa học có trình độ cao đã cả gan thách thức câu chuyện chung chung này, và vì vậy, họ đã bị kiểm duyệt, theo đúng nghĩa đen.
Năm ngoái, ông Klaus Schwab, người đứng đầu WEF, đã viết một bài báo đáng sợ, phác thảo những cách thức mà kế hoạch Đại Tái Thiết sẽ diễn ra. Sự tham gia là bắt buộc. Quý vị không thể chọn đứng ngoài cuộc. “Mọi quốc gia, từ Hoa Kỳ đến Trung Quốc, đều phải tham gia,” và “mọi ngành công nghiệp, từ dầu khí đến công nghệ, đều phải chuyển đổi.” Trong ngắn hạn, ông lập luận, “chúng ta cần một sự ‘Đại Tái Thiết’ cho chủ nghĩa tư bản.” Đây là một vị triệu phú có tầm ảnh hưởng lớn, một trong những người quyền lực nhất thế giới, [lại] đang thảo luận về việc phá hủy chính thứ đã giúp ông ta trở thành triệu phú. Thứ lỗi cho tôi nếu tôi chỉ hơi bối rối một chút, và nghi ngờ nhiều hơn một chút. Tương tự, đã từ rất lâu rồi, chủ nghĩa tư bản là một từ ngữ bẩn thỉu. Lập luận này rất nguy hiểm. Đối lập với chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa cộng sản, và chúng ta biết nó kết thúc ra sao. Ít quyền tự do hơn. Ít quyền cá nhân hơn. Ít quyền tự do ngôn luận hơn.
Đại Tái Thiết, theo nhiều cách, xoay quanh khái niệm kiểm soát. Kiểm soát nơi quý vị đi, những gì quý vị nói, thời điểm quý vị nói, và cách quý vị nói. Đó là là công bằng xã hội mang đặc trưng của Trung Quốc. Như ông Anthony P. Mueller, một giáo sư kinh tế, đã viết, “Động lực chính của diễn đàn [WEF] là sự kiểm soát toàn cầu. Thị trường tự do và sự lựa chọn cá nhân không phải là các giá trị hàng đầu, mà là chủ nghĩa can thiệp của nhà nước và chủ nghĩa tập thể.” Ông gợi ý rằng “tự do cá nhân” sẽ trở thành dĩ vãng. Nghe có vẻ giống như một thứ gì đó lôi ra từ sổ tay của Trung Cộng. Vì Trung Cộng biết quá rõ rằng những tạo vật dễ bảo sẽ dễ quản lý hơn.
Có phải chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn thay đổi sâu sắc, mà trong đó cuộc sống của chúng ta đang bị biến đổi tận gốc rễ? Có phải chúng ta chỉ hơn những con ếch không may trong nồi, đang dần bị luộc sống? Nếu đại dịch gần đây đã dạy cho chúng ta bất cứ điều gì, thì đó chính là các quyền tự do của chúng ta có thể bị tước đoạt ngay lập tức. Các chính phủ không nghĩ ngợi gì về việc nhốt mọi người trong nhà họ nhiều tháng liên tục. Tại Hoa Kỳ, đặc biệt là ở những nơi như California và Thành phố New York, các đợt phong tỏa rất nghiêm trọng. Người dân bị mất việc làm và nhiều người mất đi sinh mạng. Đại Tái Thiết dường như đang ngầm ám chỉ tới ý tưởng về một đợt phong tỏa mở rộng, với những khoảng thời gian “tự do” ngắn ngủi được giám sát kỹ lưỡng. Quyền tự chủ sẽ trở thành dĩ vãng. Ông Samora Machel, cựu lãnh đạo xã hội chủ nghĩa đến từ Mozambique, đã từng nói một câu nổi tiếng: “Để quốc gia tồn tại, bộ tộc phải diệt vong.” Trong khi đó, những kẻ bạo chúa ở Davos đang nói: “Để chủ nghĩa toàn cầu tồn tại, tính chủ thể của con người phải diệt vong.”
Tác giả John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và những tờ báo danh tiếng khác. Ông cũng là một ký giả chuyên mục tại Cointelegraph.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do John Mac Ghlionn thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: