Sự sụp đổ về nhân khẩu học của Trung Quốc
Ngay cả khi Trung Quốc tuyên bố tăng trưởng chậm lại và có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng sau Tết Nguyên đán, thì cũng không thể che giấu được sự sụp đổ về nhân khẩu học của Trung Quốc.
Trong nhiều năm, khi tốc độ tăng trưởng tiếp tục diễn ra rầm rộ, các quan chức tự hỏi liệu Trung Quốc có giàu lên trước khi già đi hay không. Trung Quốc đã già và sẽ phải đối mặt với tình trạng dân số đang giảm, nếu không muốn nói là đã giảm rồi. Câu hỏi này sẽ xác định tương lai của Trung Quốc và vị thế của Trung Quốc trên thế giới.
Được nhiều người biết là do áp dụng chính sách một con dưới thời Mao Trạch Đông, tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm song song với việc áp dụng rộng rãi biện pháp kiểm soát sinh đẻ. Với tỷ lệ sinh thay thế là 2.2 con/cặp vợ chồng được yêu cầu để giữ ổn định dân số, tỷ lệ sinh 1.3 của Trung Quốc hiện nay còn gây ra nhiều vấn đề hơn nữa.
Trong khi tổng dân số của Trung Quốc chững lại, dân số trong độ tuổi lao động đã giảm trong gần một thập kỷ. Chính thức, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2014, giảm từ từ kể từ đó và dự báo sẽ tăng tốc độ giảm nhanh trong những năm tới. Ngoài ra, Trung Quốc đang già hóa đi rất nhanh. Từ năm 2000 đến năm 2020, độ tuổi trung vị ở Trung Quốc đã tăng từ 30 lên 38.4.
Nếu không có sự gia tăng dân số và dân số già đi nhanh chóng, nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở nên kém năng suất hơn, ít được hưởng tác động từ “lợi tức từ nhân khẩu học” hơn so với giai đoạn 1990-2010. Thậm chí khi Bắc Kinh cố gắng áp dụng một số biện pháp kích thích sinh đẻ, thì đơn giản là không có ví dụ điển hình nào về các quốc gia đã tạo ra một sự thúc đẩy cấu trúc về tỷ lệ dân số trong dài hạn.
Mặc dù có vẻ như là công cụ của các quan chức, nhưng nhân khẩu học lại là sự hỗ trợ cho sức mạnh của một quốc gia và đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đã tạo dựng được danh tiếng của mình trên quy mô thị trường. Nhật Bản, với dân số già và giảm nhanh chóng, đã trải qua nhiều thập kỷ tăng trưởng GDP đi ngang ngay cả khi thu nhập bình quân đầu người của nhóm dân số trong độ tuổi lao động đã tăng đều. Đối với một quốc gia có dân số trong độ tuổi lao động giảm đang cố gắng đạt mức tăng trưởng GDP 5-6% thì đòi hỏi phải có những khoản đầu tư khổng lồ và tăng nợ cao hơn. Nợ cao hơn với dân số giảm lại có nghĩa là nợ trên mỗi cá nhân cao hơn.
Kết hợp với điều này là Nhật Bản đã trở nên giàu có và đã mở cửa trước khi già đi. Trung Quốc vẫn quyết định đóng cửa và không có triển vọng mở cửa thị trường kinh tế và tài chính, và vị thế nợ của nước này tồi tệ hơn nhiều so với bất kỳ quốc gia tương đương nào về mức thu nhập hoặc độ tuổi trung bình. Trong khi các kết quả dài hạn sẽ diễn ra trong những thập kỷ tới, cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc đã được hình thành.
So sánh tình trạng nhân khẩu học của Trung Quốc với một quốc gia như Ấn Độ – với tổng dân số lớn hơn vào năm 2025, nếu như không sớm hơn nữa, theo các ước tính không chính thức – thì [Ấn Độ có nhân khẩu học] trẻ hơn đáng kể và vẫn được hưởng mức lợi tức nhân khẩu học huyền thoại. Các công ty hiện đang chuyển hoạt động sản xuất sang Ấn Độ để tránh thuế quan, và tìm kiếm các thị trường dài hạn hơn không bị sự bất thường của bộ máy sản [kiểm soát].
Sau đó, hãy xem xét địa chính trị. Với tỷ lệ sinh và dân số Trung Quốc giảm nhanh hơn dự kiến, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục hấp thụ người nhập cư với tốc độ hiện tại, một số dự phóng dự báo dân số Hoa Kỳ sẽ vượt quá Trung Quốc vào gần cuối thế kỷ này. Đối với tất cả các cuộc thảo luận về một Trung Quốc thống trị thế giới, bất kỳ loại kịch bản nào với sự sụt giảm quan trọng về dân số Trung Quốc sẽ làm thay đổi đáng kể xung đột địa chính trị dự kiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Theo ước tính của Trung Quốc, chính sách một con đã ngăn chặn hơn 400 triệu ca sinh ở Trung Quốc. Bất chấp danh tiếng không xứng đáng về tư duy chiến lược dài hạn, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã chờ đợi quá lâu để đảo ngược chính sách và không có kế hoạch khả thi nào để đảo ngược sự suy giảm mạnh và già nhanh chóng của dân số.
Ngoài nợ nần chồng chất, không có kế hoạch khả thi nào để thay đổi mô hình kinh tế dài hạn của Trung Quốc. Với sự thất bại của các quỹ an sinh xã hội và một chiến lược địa chính trị được xây dựng dựa trên quy mô dân số ít hơn một chút, chúng ta đang chứng kiến sự sụp đổ chậm chạp của mô hình kinh tế Trung Quốc. Điều này diễn ra như thế nào trong nhiều thập kỷ sẽ là cấu trúc quyền lực ít được thảo luận.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Christopher Balding từng là giáo sư tại Đại học Fulbright Việt Nam và Trường Kinh doanh HSBC thuộc Đại học Bắc Kinh. Ông chuyên về kinh tế Trung Quốc, thị trường tài chính và công nghệ. Là thành viên cao cấp của Hội Henry Jackson, ông đã sống ở Trung Quốc và Việt Nam hơn một thập kỷ trước khi chuyển đến Hoa Kỳ.
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: