Sự phân biệt đối xử về năng lượng của Wall Street sẽ làm tổn thương Hoa Kỳ
Người được Tổng thống (TT) Joe Biden đề cử cho vị trí kiểm soát tiền tệ, một quan chức liên bang quan trọng chịu trách nhiệm giám sát các ngân hàng lớn, đã tuyên chiến với ngành nhiên liệu hóa thạch, bà Saule Omarova, nói: “Chúng tôi muốn họ phá sản.”
Bà Omarova không đơn độc trong mong muốn các tổ chức tài chính phân biệt đối xử với các nhà sản xuất năng lượng từng giúp họ có thể tồn tại. Các nhà hoạt động cấp tiến và các nhà tài chính Wall Street đang hợp tác để thúc đẩy các hoạt động đầu tư về môi trường, xã hội, và quản trị (ESG) sùng bái các ý tưởng chính trị bất chợt —với cái giá bằng cả cuộc sống và sinh kế của chúng ta.
Việc chính phủ của TT Biden tán thành phong trào phản đối năng lượng trơ trẽn này đe dọa tiền bạc và tương lai của người Mỹ—và có thể gây ra những ảnh hưởng đáng lo ngại trong toàn bộ nền kinh tế của chúng ta.
Và đây là cách phong trào này hoạt động: Quỹ hưu trí đầu tư tiền của những người về hưu và những người về hưu trong tương lai. [Thông thường] Các nhà quản lý quỹ nên đầu tư thông minh nhất có thể để bảo đảm những người về hưu có đủ tiền để sống. Nhưng theo ESG, họ đang đầu tư không thông minh nhất, mà họ đang đầu tư phù hợp với hệ tư tưởng chính trị của họ. Nếu việc đầu tư như vậy chưa đủ tệ, họ sẽ bỏ phiếu cùng với một lượng cổ đông thiểu số là các nhà hoạt động để thông qua các nghị quyết hoặc thay thế các thành viên hội đồng quản trị — vốn thường đi ngược lại lợi ích tốt nhất của đa số các cổ đông.
Lấy ví dụ như tại ExxonMobil. Một quỹ đầu cơ của nhà hoạt động có tên Engine no. 1, chỉ sở hữu 0.02% cổ phần của Exxon, đã buộc tiếp quản và thay thế ba thành viên hội đồng quản trị bằng những người cảnh báo cực đoan về khí hậu, những người sẽ ủng hộ các chương trình giảm khí nhà kính tốn kém và không hiệu quả thay vì làm việc vì lợi ích của Exxon và tất cả các cổ đông của công ty này
Sự phân biệt đối xử về loại năng lượng thông qua đầu tư ESG đe dọa ngăn cản vốn và làm nản việc đầu tư vào các công ty bị các nhà cấp tiến coi là không tốt về mặt chính trị. Tất nhiên, các công ty này chủ yếu là các nhà sản xuất năng lượng—bất kể thực tế là Mỹ cung cấp nhiên liệu cho thế giới bằng cách sử dụng công nghệ kiểm soát ô nhiễm tốt nhất hiện có, chưa kể đến việc phát thải khí nhà kính ít hơn.
Sự phân biệt đối xử chống lại các doanh nghiệp vốn tạo nên sức mạnh cho nước Mỹ thúc đẩy chủ yếu qua thông qua các chiến dịch bôi nhọ trước công chúng của các nhà hoạt động và truyền thông về các góc độ đạo đức giả của các tập đoàn lớn, nhưng tầng lớp thượng lưu muốn buộc các doanh nghiệp Hoa Kỳ phải hành động theo sát nhau trong vấn đề biến đổi khí hậu. Thúc đẩy ESG từ cấp liên bang là một hạn chế độc đoán và không thể chấp nhận đối với quyền tự do ngôn luận và là mối đe dọa đối với những người đàn ông và phụ nữ phụ thuộc vào các khoản đầu tư và lương hưu của mình khi nghỉ hưu — những khoản tiền này là phần lớn [gia tài] của chúng ta.
Các nhà hoạt động khẳng định rằng các quỹ ESG — những quỹ được đánh giá là có tác động xã hội tốt hơn, mặc dù không có tiêu chuẩn chung nào xác định ESG cả — thì hoạt động tốt hơn về mặt tài chính so với các khoản đầu tư truyền thống. Tuy nhiên, các nghiên cứu ủng hộ tuyên bố này vẫn còn nhiều sai sót về phương pháp luận, và xu hướng này này đơn giản là quá mới để hiểu được những tác động lâu dài.
Bất kể có vẻ đạo đức đến đâu, lựa chọn các khoản đầu tư dựa trên sở lựa chọn chính trị đi ngược lại hàng thập kỷ về đầu tư khôn ngoan. Hầu như mọi người đều đồng ý rằng các khoản đầu tư có tính đa dạng là những khoản đầu tư tốt nhất trong dài hạn, có nghĩa là việc hạn chế những cơ hội đầu tư của quỹ hưu trí và lương hưu cũng sẽ hạn chế lợi tức đầu tư cho những người hưu trí.
Một nghiên cứu vững chắc tiết lộ sự hạn chế này bằng cách phân tích các khoản đầu tư cho giáo dục đại học. Giáo sư Daniel R. Fischel nhận thấy (pdf) rằng chi phí tuân thủ các chiến dịch phân biệt đối xử về năng lượng đủ lớn để khiến các trường đại học không đạt được mục tiêu đầu tư của họ. Phí cao hơn, đa dạng hóa bị hạn chế, và chi phí tuân thủ cộng lại — và lại có thể không có tác dụng đến hành vi hoặc ý kiến của công chúng.
Tệ hơn nữa, phân tích pháp lý gần đây cho thấy việc đầu tư vào ESG thực sự có thể lên đến mức thông đồng bất hợp pháp, vốn vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng lâu nay. Khi mà tất cả các bên tham gia chính đều âm mưu tuân theo các thông lệ chính trị giống nhau, đến mức các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp không thể tiếp cận các dịch vụ tài chính nữa, thì thị trường tự do không còn thực sự tự do nữa.
Nhưng những nguyên tắc này có giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu không? Câu trả lời là không. Theo các mô hình dữ liệu khí hậu được sử dụng trên toàn cầu, ngay cả việc ban hành từng và mọi nguyên tắc của Thỏa thuận Mới Xanh sẽ không tạo ra bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ có ý nghĩa nào. Loại bỏ tất cả nhiên liệu hóa thạch và tất cả khí thải carbon dioxide do con người tạo ra sẽ dẫn đến chênh lệch nhiệt độ dưới hai phần mười độ. Vì vậy, ngay cả những chiến dịch lớn nhất và ồn ào nhất để bắt buộc thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch cũng có tác động rất nhỏ — nếu có chút nào.
Tác động thực sự duy nhất của phong trào phân biệt đối xử theo năng lượng này sẽ là tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn, chi phí sinh hoạt cao hơn cho mọi người, và—trớ trêu thay— ô nhiễm nhiều hơn. Đó là bởi vì việc từ chối vốn hoặc đầu tư cho các công ty năng lượng Hoa Kỳ sẽ không loại bỏ nhu cầu của chúng ta đối với nhiên liệu hóa thạch, nguồn năng lượng đáng tin cậy duy nhất mà chúng ta cần. Điều đó sẽ chỉ chuyển việc mua năng lượng đến chỗ các nhà sản xuất ngoại quốc.
Sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nếu môi trường thực sự là ưu tiên hàng đầu của cánh cấp tiến, để trao quyền lực, ảnh hưởng, và tiền bạc cho các quốc gia gây ô nhiễm, từ bỏ và duy trì hồ sơ nhân quyền kém. Thay vào đó, chúng ta nên tiếp tục sản xuất năng lượng tại Hoa Kỳ, tận dụng lợi thế của ngành năng lượng hiệu quả và có ý thức về môi trường —đồng thời sản xuất năng lượng với giá rẻ và duy trì an ninh quốc gia cũng như sức mạnh đàm phán quốc tế của chúng ta.
TT Biden vận động cho bình đẳng và chống đói nghèo. Thật không may, sự ám ảnh từ chính phủ của ông ấy về chủ nghĩa cảnh báo cực đoan về khí hậu và quản lý vi mô đối với các nhà đầu tư sẽ tạo ra nhiều đói nghèo hơn bằng cách làm cho năng lượng — và mọi thứ chúng ta mua — đắt hơn.
Chính phủ của ông Biden nên từ chối phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, bao gồm cả phân biệt đối xử về năng lượng.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Jason Isaac đáng kính là giám đốc của Life: Powered, một sáng kiến quốc gia của Quỹ Chính sách Công Texas nhằm nâng cao chỉ số IQ năng lượng của Hoa Kỳ. Trước đó, ông đã phục vụ bốn nhiệm kỳ trong Hạ viện Texas.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: