Sự đàn áp của Trung Quốc nhắc nhở các đại công ty công nghệ về quyền lực trong tay ai
Các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc lo sợ về quyền lực của các nhà điều hành các hãng công nghệ lớn (big tech) cực kỳ giàu có của họ và phản ứng lại mối đe dọa bằng các cuộc đàn áp chính trị. Nhưng ở Hoa Kỳ? Không nhiều lắm.
Câu ngạn ngữ cũ, “Tiền là sức mạnh”, ngày nay đã trở nên kém tin cậy hơn nhiều so với trước đây, đặc biệt là ở Trung Quốc của Trung Cộng.
Chỉ cần hỏi ông Jack Ma .
Phê bình Bắc Kinh sẽ khiến quý vị phải trả giá
Ông Ma, nhà sáng lập tỷ phú (hoặc từng có hàng ngàn tỷ một thời ) và là người đứng đầu tập đoàn Internet khổng lồ Alibaba, là – hoặc đã từng là – người giàu nhất Trung Quốc. Người ta ước tính rằng giá trị tài sản ròng của ông Ma là hơn 1 ngàn tỷ. Nhưng sự giàu có của ông ta đã tỏ ra không có lợi cho ông như ông có thể đã nghĩ trước đây.
Hôm 24/10/2020, ông Ma đã mắc sai lầm khi chỉ trích Trung Quốc, và theo ý rộng ra, là Trung Cộng vốn đang điều hành đất nước. Ông Ma đã tuyên bố công khai tại Thượng Hải rằng Trung Quốc “thiếu một hệ thống tài chính hoạt động tốt” và các ngân hàng Trung Quốc hoạt động với “ tâm lý tiệm cầm đồ.”
Như bây giờ chắc chắn ông ấy đã biết, cách chỉ trích này không phải là cách để nói về một siêu cường mới nhất mà lãnh đạo của nó được cho là không thể sai lầm. Tệ hơn nữa, lời chỉ trích của ông Ma thực sự là một phát súng nhắm vào nhà độc tài suốt đời của Trung Quốc Tập Cận Bình và đe dọa tính chính danh vốn đã mong manh của Trung Cộng.
Sự biến mất của ông Jack Ma
Có thể dự đoán, nhà lãnh đạo duy nhất và có thẩm quyền tối cao ở Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng và quyết đoán. Đột nhiên, không ai có thể tìm thấy ông Ma ở đâu cả. Ông ta chỉ đơn giản là biến mất. Không có tweet, không có bài đăng trên bất kỳ phương tiện truyền thông nào, không xuất hiện ở bất cứ đâu, trong nhiều tháng.
Khi được Financial Times hỏi về việc ông Ma đột ngột vắng mặt tại các sự kiện, đại diện của Alibaba chỉ đơn giản đưa ra lý do là do “xung đột về lịch trình.”
Thật trùng hợp, bộ phận fintech của Alibaba, Ant Group, đã chứng kiến việc niêm yết ra công chúng trị giá 37 tỷ USD của mình đột ngột bị hủy bỏ. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã bắt đầu một cuộc điều tra về hoạt động của Alibaba. Tháng 12/2020, Trung Cộng đã phạt Alibaba 2.8 tỷ USD.
Người ta không cần băn khoăn số tiền phạt thu được đã đi đâu.
Phá huỷ đế chế của ông Ma
Nhưng đó không phải là dấu chấm hết cho cơn thịnh nộ của Trung Cộng. Đế chế của ông Ma phải chịu nhiều đòn hơn. Bắc Kinh yêu cầu—hay nói đúng hơn là chỉ đạo—rằng Alibaba thanh lý các tài sản truyền thông của mình, bao gồm quyền sở hữu trên tờ South China Morning Post và Weibo, nền tảng truyền thông xã hội tương đương Twitter của Trung Quốc.
Còn hệ thống ngân hàng mà ông Ma chỉ trích? Ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã cắt liên kết của Ant Group với công ty dịch vụ thanh toán của họ, Alipay. Hành động này đã ngăn cách về mặt tài chính giữa các công ty được kết nối chặt chẽ của ông Ma và khả năng liên kết với nhau của họ. Cuối cùng, ngân hàng trung ương đã kiểm soát tất cả các sản phẩm về quỹ của ông Ma, bao gồm cả thông tin và tính thanh khoản tài chính của các quỹ đó.
Trung Cộng căm ghét cạnh tranh
Rõ ràng, ông Ma đã chọn sai đường.
Nhưng ông Ma không phải là ông trùm công nghệ lớn của Trung Quốc duy nhất bị Trung Cộng nhắm tới. Có vẻ như Bắc Kinh đã nhận ra rằng sự táo bạo của ông Ma không phải là một lần. Các công ty liên quan đến công nghệ và truyền thông khác như Tencent, Baidu, Didi Chuxing, SoftBank và những công ty khác đã bị các cơ quan quản lý thị trường nhắm đến với các khoản tiền phạt, lệnh hủy bỏ, và thậm chí bị đình chỉ kinh doanh vì tội hoạt động độc quyền.
Nhiều khả năng, giới lãnh đạo Trung Quốc coi ông Mã là biểu hiện của các tỷ phú công nghệ khác, ở chỗ các vị này gây ra mối nguy hiểm rõ ràng và hiện tại cho Đảng và phải bị xử lý nhanh chóng. Có nhiều ví dụ hơn, từ dịch vụ phát video nhạc trực tuyến đến dịch vụ hướng dẫn cho đến khai thác tiền điện tử, nhưng quý vị sẽ thấy rõ. Khi nói đến độc quyền và quyền lực, Trung Cộng ghét cạnh tranh.
Hậu quả đối với các công ty bị nhắm mục tiêu là không quan trọng đối với Đảng. Cho dù giá cổ phiếu của một công ty có giảm đi hàng tỷ hay nghìn tỷ, hay đột nhiên không ai có thể tìm thấy người sáng lập, thì cũng không có gì khác biệt. Điểm mấu chốt là bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai cản trở sự kìm kẹp độc tài của Trung Cộng đối với đất nước đều bị xử lý một cách khốc liệt.
Cải tạo ông Ma?
Điều đó có thể là do những người sáng lập của các công ty thành công thuộc sở hữu tư nhân có thể thấy rằng cuộc sống và thành công lớn là có thể đạt được mà không cần Đảng tham gia. Do đó, các cuộc đàn áp đến nhanh chóng và các ví dụ được đưa ra để giữ những người khác phục tùng.
Cuối cùng, trong một video được phát hành vài tháng sau khi mất tích, ông Ma có vẻ trầm lắng và ủ rũ, khác hẳn với tính cách hào hoa điển hình của ông Tuyên bố của ông ấy, “Tôi đã nghiên cứu và suy nghĩ, và ngày càng quyết tâm cống hiến hết mình cho giáo dục và phúc lợi công cộng,” là ngược với tính cách ông. Kể từ đó, rất ít người đã nhìn thấy hoặc chụp những bức ảnh có ông Ma.
Tuy nhiên, điều người ta đã thấy, là những gì ông Ma phát hiện ra: Cuối cùng, tiền không phải lúc nào cũng là sức mạnh, mà là sức mạnh chính trị.
Sự can thiệp quá mức của Chính phủ và Công nghệ lớn của Hoa Kỳ
Tuy nhiên, thật kỳ lạ, dường như không có vấn đề nào như vậy xảy ra với các ông trùm Công nghệ Lớn của Hoa Kỳ. Các Đại công ty Công nghệ này không đe dọa đến quyền lực ngày càng tăng và sự xâm phạm pháp luật của chính phủ hiện tại.
Họ tạo điều kiện cho việc đó
Điều đó có thể là do, thay vì mối quan hệ đối nghịch, các Đại công ty Công nghệ và chính phủ hiện tại của Hoa Kỳ có quan hệ hợp tác về bản chất. Hàng chục quan chức quản lý hàng đầu có mối quan hệ chuyên môn sâu sắc với các Đại công ty Công nghệ như Google, Apple, Microsoft, Twitter, Uber và nhiều công ty khác.
Chắc chắn, có một chiến dịch công khai về nỗ lực kiềm chế các Đại công ty Công nghệ, nhưng liệu điều đó có thực sự xảy ra?
Việc quản lý và thao túng các phương tiện truyền thông và dữ liệu có lợi cho bên này hơn bên kia, mang lại lợi thế to lớn. Tiến sĩ Robert Epstein, một nhà tâm lý học nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hành vi và Công nghệ Hoa Kỳ, đã giải thích trước Thượng viện Hoa Kỳ về mối đe dọa mà Google và các công ty công nghệ khác đối với nền dân chủ Hoa Kỳ lớn như thế nào.
Một trường hợp hay quên
Họ sẽ hoàn toàn phù hợp nếu ở Trung Quốc, nơi Trung Cộng trừng phạt các nhà lãnh đạo các Đại công ty Công nghệ vì đe dọa tuyên bố về tính hợp pháp của Đảng. Như ông Ma và những người khác như ông đã nhận ra, tất cả hàng tỷ USD của họ sẽ không là gì nếu không có tự do và công lý. Tiền bạc, giờ đây các Đại công ty Công nghệ của Trung Quốc đang học được bài học, chỉ là sức mạnh khi quyền lực cho phép quý vị được tự do và có cơ hội kiếm được nó, chi tiêu nó, thể hiện bản thân, và bảo vệ các quyền đó một cách hợp pháp.
Cuối cùng, vấn đề của ông Ma là một trường hợp đơn giản của chứng hay quên. Khi lên tiếng chống lại Trung Cộng, ông ấy quên rằng mình không có quyền tự do để làm như vậy. Ông ấy quên mất mình đang chỉ trích ai. Ông ấy quên rằng cuối cùng, những người kiểm soát tiền bạc và quân đội nắm giữ quyền lực thực sự.
Bây giờ thì ông ấy chắc chắn ghi nhớ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông James R. Gorrie là tác giả của “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (Wiley, 2013) và viết trên blog của mình, TheBananaRepublican.com. Ông có trụ sở tại Nam California.
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: