Sự bàng quan của Hoa Thịnh Đốn về câu hỏi lạm phát có nguy hiểm không
Một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất về giới tinh hoa của Hoa Thịnh Đốn là họ dễ dàng cho rằng mình có kiến thức và cái nhìn sâu sắc vượt trội. Một số ít người cho rằng các quan chức được bầu và bổ nhiệm thiếu kiến thức hoặc hiểu biết. Điều khiến công chúng kinh ngạc là làm thế nào mà tầng lớp ưu tú này lại dễ dàng gạt bỏ quan điểm của tất cả mọi người trừ các thành viên của chính tầng lớp này – và có lẽ là các trường của một vài tổ chức ưu tú nơi các thành viên của tầng lớp này đã học.
Những lo ngại về lạm phát ngày nay là một trường hợp điển hình. Có thể [chỉ có] ít nghi ngờ rằng đất nước chúng ta đang phải chịu các tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, điều tốt nhất mà Hoa Thịnh Đốn có thể đưa ra là dễ dàng gạt bỏ mọi lo ngại. Với hơn một cái phẩy tay, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen chỉ đơn giản mô tả sự phát triển đáng lo ngại này là “nhất thời.” Không phải chỉ là họ, mà dường như không có một ai có chức trách, cảm thấy có bất kỳ nghĩa vụ phải giải thích cho công chúng lý do tại sao những lo ngại về lạm phát lại không đúng. Giới tinh hoa hành động như thể tất cả chỉ đơn giản nên chấp nhận các kết luận của họ bởi vì các thành viên của họ đã đạt được các kết luận này.
Ông Powell và bà Yellen có thể đúng. Áp lực lạm phát có thể là tạm thời. Nhưng họ cũng có thể sai, và trong mọi trường hợp, những lo ngại của công chúng có đủ [lý do] hỗ trợ để yêu cầu một phân tích thấu đáo và tôn trọng từ những vị công bộc ấy.
Đây cũng không phải là vấn đề đối với các nhà làm chính sách kỹ trị. Như bất kỳ ai đã từng trải qua thời kỳ lạm phát lớn của những năm 1970 và 1980 hoặc đã nghiên cứu về thời kỳ đó đều biết, lạm phát, một khi đã ăn sâu vào suy nghĩ và kỳ vọng của mọi người, có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sự thịnh vượng cũng như khả năng sản xuất của nền kinh tế. Bởi vì lạm phát khiến mọi người không chắc chắn về giá trị của bất kỳ thứ gì có giá bằng dollar, nó làm sai lệch kế hoạch, đặc biệt là khi các nhà hoạch định chính sách dường như không kiểm soát được tình hình.
Các nhu cầu về tiền lương dồn tích lại với những kỳ vọng tăng giá nhanh chóng trong tương lai, và các thỏa thuận về tiền lương cho rằng giá cả tăng sẽ bù đắp cho việc tăng lương quá cao. Bởi vì cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác được tính bằng dollar, các nhà đầu tư từ bỏ chúng để chọn các tài sản mà họ tin rằng sẽ tăng giá trị cùng với chi phí sinh hoạt tăng—chủ yếu là bất động sản, nhưng vàng cũng thế, các hàng hóa khác, nghệ thuật, đồ cổ, và những thứ tương tự. Có lẽ sự tăng vọt của giá bất động sản ngày nay là một dấu hiệu cho thấy kiểu điều chỉnh không hiệu quả này đã bắt đầu. Sự thay đổi này phá hủy các kho dự trữ của cải quốc gia trên diện rộng, và thông qua việc bóp méo các khuyến khích đầu tư, làm suy giảm quá trình bình thường để nền kinh tế đổi mới và mặt khác nâng cao tiềm lực sản xuất.
Trước một viễn cảnh đáng sợ đã được thừa nhận như vậy, thật dễ hiểu tại sao nỗi sợ hãi lại xuất hiện ngay từ một dấu hiệu nhỏ nhất về việc quay trở lại một môi trường lạm phát như thế. Và ghi chép cho đến nay cung cấp một số lượng [bằng chứng] lớn hơn mức chỉ là các dấu hiệu. Trong năm nay, chỉ số giá tiêu dùng của Bộ Lao động đã tăng với tốc độ 6.6% tính theo năm cho đến nay, tăng từ 0.2% vào năm 2020 và mức trung bình hàng năm là 1.5% trong 5 năm trước đó, từ 2015 đến 2019. Giá của nhà sản xuất, chỉ số mà Bộ Lao động từng gọi là giá bán buôn, đã tăng với tốc độ 10.6% hàng năm cho đến nay trong năm nay, so với 0.5% vào năm 2020 và tốc độ tăng trung bình hàng năm 0.2% từ năm 2015 đến 2019.
Hệ số khử lạm phát (price deflator) đối với phần tiêu dùng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thước đo giá cả ưa dùng của Fed, đã tăng với tốc độ 5.4% hàng năm cho đến nay trong năm nay, tăng từ 1.4% vào năm 2020 và tăng 1.3% trung bình hàng năm trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2019. Giá dầu đã tăng đột ngột trong năm nay lên các mức chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn trong 5 năm qua. Giá kim loại cũng tăng mạnh, trong khi các chuỗi siêu thị đang tích trữ thêm hàng tồn kho để đón đầu giá thực phẩm tăng nhanh.
Bản thân tin tức này đã đủ đáng lo ngại, nhưng đằng sau các tin tức này là một nguyên nhân chính đáng trong các chính sách tiền tệ nới lỏng do Fed thực hiện trong nhiều năm. Ngoại trừ những điều chỉnh tương đối nhỏ trong quá trình thực hiện, Fed đã giữ lãi suất rất thấp và liên tục đổ tiền vào thị trường tài chính kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008–09. Các chính sách tiền tệ kiểu này được thừa nhận rộng rãi là nguyên nhân của các đợt lạm phát lớn trong những năm 1970 và 1980. Nhiều người trong suốt 10 đến 12 năm qua đã bày tỏ lo ngại về khả năng lạm phát tiềm ẩn trong các chính sách của Fed kể từ năm 2008, nhưng thật dễ dàng để loại bỏ những lo ngại này. Vì thứ nhất, đã không có dấu hiệu lạm phát, như ngày nay. Mặt khác, cung tiền, mối liên hệ quan trọng giữa chính sách và lạm phát, đã không tăng nhanh một cách đặc biệt.
Nhưng giờ đây, các vấn đề đã khác. Như là một bằng chứng, rõ ràng là lạm phát đã tăng nhanh, trong khi tăng trưởng [cung] tiền bùng nổ. Ví dụ, thước đo [cung] tiền M2 đã tăng với tỷ lệ 22.2% hàng năm trong suốt 17 tháng qua, cao hơn so với tốc độ mở rộng hàng năm 5.6% trung bình từ năm 2015 đến năm 2019.
Đối mặt với bức tranh này và những lo ngại chính đáng mà nó đặt ra, các quan chức Hoa Thịnh Đốn đã đưa ra [chỉ] nhiều hơn những lời bảo đảm khuôn sáo một chút. Ông Powell, khi bị Quốc hội chất vấn về sự gia tăng lạm phát, chỉ đơn giản khẳng định rằng áp lực lạm phát mạnh nhất sẽ sớm đảo ngược. Khi bị các nhà lập pháp từ cả hai đảng thúc ép về những gì ông ấy có thể làm nếu dự kiến của ông chứng tỏ là sai, ông ấy đã chống lại việc tham gia vào cái mà ông ấy gọi là một cuộc tranh luận “chính sách,” dù cho lời khai tại quốc hội dường như là một nơi hoàn hảo để thông báo cho cả bộ phận giám sát của quốc hội và công chúng về kế hoạch của Fed nhằm kiểm soát lạm phát. Bà Yellen chỉ đơn giản lặp lại dự báo cho rằng lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống mức 2% vào cuối năm nay.
Tất nhiên, 2% là mục tiêu của Fed. Để đưa ra dự báo cho rằng lạm phát sẽ giảm xuống tới một mức mục tiêu của Fed bởi vì mục tiêu của Fed không chỉ đặt các lực lượng kinh tế tuân theo quyền lực chính trị nhiều hơn so với những gì các lực lượng này đã thể hiện trong quá khứ, mà việc đặt mục tiêu của Fed còn có tác dụng tuần hoàn. Fed sẽ đạt được mục tiêu của mình bởi đó là mục đích.
Phải thừa nhận rằng cả ông Powell và bà Yellen đều chỉ ra những điểm nghẽn sau đại dịch là nguyên nhân gây ra áp lực lên giá cả. Mặc dù là một quan điểm hợp lệ, nhưng điều này không thể biện minh cho việc loại bỏ hoàn toàn áp lực lạm phát khá gay gắt gần đây. Họ và các quan chức khác của Hoa Thịnh Đốn cũng đã chỉ ra rằng lạm phát đã giảm xuống trong thời kỳ đại dịch, cho thấy rằng những đợt tăng giá mới nhất chỉ đưa lạm phát trở lại xu hướng vừa phải ban đầu. Một số người ủng hộ quan điểm chính thức của Hoa Thịnh Đốn đã chỉ ra rằng những lo ngại về lạm phát đã xuất hiện liên tục trong 10 đến 15 năm qua, nhưng chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ.
Những quan điểm như vậy, mặc dù đúng theo nghĩa rộng, hầu như không thể hiện được kiểu phân tích toàn diện có thể khiến công chúng tin tưởng rằng Hoa Thịnh Đốn kiểm soát được lạm phát. Những quan điểm này chắc chắn không thể xóa bỏ những mối lo ngại về lạm phát hiện nay.
Đầu tiên, sự gia tăng cung tiền đi kèm với sự gia tăng giá cả, cả hai thứ này đều không xuất hiện khi những lo ngại trước đó được đưa ra. Mặt khác, không có lý do gì để nghĩ rằng giá cả tăng mạnh đang cố gắng duy trì bất kỳ xu hướng dài hạn nào. Giá cả cũng có khả năng thiết lập một xu hướng mới, dốc hơn. Thứ ba và có lẽ hấp dẫn nhất, các chuyên gia của Hoa Thịnh Đốn rõ ràng là đã bất ngờ trước sự gia tăng lạm phát. Ví dụ, Cục Dự trữ Liên bang đã nói với mọi người vào cuối năm 2020 rằng họ dự kiến lạm phát năm nay sẽ trong khoảng 1.4% đến 1.7%. Khi thực tế lạm phát khiến những con số này tan thành mây khói, vào tháng 06/2021, Fed đã tăng ước tính lạm phát năm 2021 lên thành từ 3.1% đến 3.5%.
Tốc độ tăng giá hiện tại sẽ phải chậm lại một cách đột ngột đáng kể để đưa mức tăng giá trung bình của năm nay về bất kỳ mức nào gần với ước tính gần đây nhất của Fed, và phải chậm lại nhiều hơn nữa để đưa về mức bảy tháng trước. Những dự báo bị bỏ sót này cho thấy có lẽ các chuyên gia của Hoa Thịnh Đốn thiếu sự hiểu biết thấu đáo cần thiết để khiến những lời bác bỏ lấp lửng của họ trở nên thuyết phục.
Có lẽ ông Powell, bà Yellen và phần còn lại của Hoa Thịnh Đốn đúng, và áp lực giá gần đây sẽ giảm bớt. Với những rủi ro liên quan, tất cả mọi người đều có lý do để hy vọng rằng sự bác bỏ lạm phát này là đúng. Nhưng nếu ông Powell và bà Yellen có lý do chính đáng cho quan điểm của mình, thì họ nợ bản thân họ và công chúng mà họ phục vụ [những lý do] để giải trình phân tích đầy đủ của họ. Nếu họ có thể đưa ra một trường hợp thuyết phục, họ có thể xoa dịu nỗi sợ hãi ngày nay và giành được niềm tin lớn hơn từ công chúng mà họ phục vụ. Ít nhất, họ có thể chia sẻ với Quốc hội và, nói rộng ra, với công chúng về việc họ sẽ thay đổi chính sách như thế nào nếu áp lực lạm phát vẫn tiếp tục.
Khi đó, mọi người có thể không hình thành những kỳ vọng về một tương lai lạm phát và chuyển sang các biện pháp đầu tư méo mó gây ra những tác động xấu như thế vào những năm 1970 và 1980. Nhưng đáng buồn thay, không ai ở Hoa Thịnh Đốn dường như có chút ý định đáp lại những lo ngại của người dân hoặc viễn cảnh của những tác động nguy hại như vậy.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo Của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Milton Ezrati thực hiện
Kim Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: