Stents không có lợi trong điều trị suy tim
Thông qua thử nghiệm mang tính bước ngoặt, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng stent mạch vành không có hiệu quả tốt hơn thuốc.
Hàng năm có 60,000 người tại Vương quốc Anh được chẩn đoán bị bệnh suy tim, và nhiều người được điều trị bằng stent. Trong một nghiên cứu lớn mới được công bố trên Tạp chí Y học New England, các đồng nghiệp của tôi và tôi đã phát hiện ra rằng những thủ thuật này là không cần thiết.
Suy tim là tình trạng cơ tim bị suy yếu, dẫn đến triệu chứng khó thở nặng, có thể gây tử vong sớm. Nguyên nhân phổ biến nhất là do các mạch máu bị tắc nghẽn làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ tim. Đây được gọi là bệnh động mạch vành.
Phương pháp điều trị cho một suy tim bao gồm thuốc và đôi khi bằng máy tạo nhịp tim chuyên dụng. Mặc dù vậy, nhiều bệnh nhân vẫn tử vong sớm hoặc nhập viện với các triệu chứng ngày càng nặng hơn.
Những người bị suy tim đôi khi cũng được đặt một stent — một ống kim loại nhỏ được dùng để thông tắc động mạch vành. Bác sĩ tim mạch đặt các stent vào động mạch tim thông qua các ống được đưa vào từ cổ tay hoặc bẹn dưới hướng dẫn của máy phát tia X. Các thử nghiệm đã cho thấy stent là một phương pháp điều trị rất hiệu quả đối với những người bị nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực, nhưng hiệu quả trên bệnh nhân suy tim vẫn chưa chắc chắn.
Một số bác sĩ tim mạch đã nhận thấy sự cải thiện về các triệu chứng và chức năng tim của bệnh nhân sau khi đặt stent, nhưng các nhà nghiên cứu không thể khẳng định liệu những cải thiện này có liên quan trực tiếp đến stent hay có thể xảy ra ngay cả khi không đặt stent. Do không có nghiên cứu thích đáng, các hướng dẫn điều trị dùng stent ở bệnh nhân suy tim rất khác nhau. Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) khuyến cáo không nên đặt stent, trong khi các hướng dẫn của Âu Châu khuyến cáo kỹ thuật này ở một số bệnh nhân nhất định.
Trong nghiên cứu mới nhất này, thử nghiệm REVIVED-BCIS2 do giáo sư Divaka Perera đứng đầu, chúng tôi đã đánh giá liệu điều trị bằng stent có giúp bệnh nhân sống lâu hơn hoặc không phải nằm viện hay không. Thử nghiệm là sự hợp tác của 40 bệnh viện NHS ở Vương quốc Anh, bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2020.
Thử nghiệm bao gồm các bệnh nhân bị suy cơ tim nặng và tắc nghẽn nhiều động mạch vành. Họ cũng được thực hiện chụp tim chuyên sâu, giúp tiến hành đặt stent ở các vùng cơ tim có khả năng phục hồi cao nhất.
Có tổng cộng 700 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu. Một nửa trong số họ được chọn ngẫu nhiên để đặt stent, và tất cả các bệnh nhân đều được điều trị theo phác đồ điều trị suy tim tiêu chuẩn. Các bệnh nhân được tái khám trong tám năm để theo dõi chặt chẽ sức khỏe và chức năng tim.
Trung bình 3.4 năm sau điều trị, [tình trạng tim của] những bệnh nhân đặt stent cũng chỉ tương đương với những người không tử vong hoặc nhập viện vì suy tim. Điều này cho thấy việc điều trị không hiệu quả.
Chụp tim và xét nghiệm máu cũng không cho thấy sự khác biệt về sức bơm máu của tim, điều này ủng hộ các phát hiện chính của thử nghiệm.
Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng những bệnh nhân đặt stent có chất lượng cuộc sống tốt hơn trong năm đầu tiên, nhưng sau hai năm thì không có sự khác biệt và các bệnh nhân báo cáo sức khỏe quay trở về như cũ. Mặc dù đặt stent không đem lại lợi ích, nhưng cũng không có dấu hiệu nào cho thấy stent gây hại.
Nghiên cứu thêm là không cần thiết
Kết quả của thử nghiệm đồng nghĩa với không nên dùng stent để điều trị bệnh nhân suy tim do bệnh mạch vành, trừ khi họ gặp thêm một tình trạng khác, chẳng hạn như đau thắt ngực hoặc một cơn nhồi máu cơ tim gần đây.
Thiên Vân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times