Sri Lanka chìm trong nợ nần đề nghị Trung Quốc sửa đổi thỏa thuận hoán đổi trị giá 1.5 tỷ USD
Sri Lanka đã đề nghị Trung Quốc sửa đổi các điều khoản của giao dịch hoán đổi trị giá 1.5 tỷ nhân dân tệ để khoản này có thể được sử dụng tài trợ cho các mặt hàng nhập cảng thiết yếu, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết hôm 07/06.
Thỏa thuận hoán đổi này, được ký bởi Ngân hàng Trung ương Sri Lanka vào tháng 03/2021, quy định rằng quỹ này chỉ có thể được sử dụng với điều kiện Sri Lanka có đủ dự trữ ngoại hối cho 3 tháng.
Ông Wickremesinghe nói trong một bài diễn văn tại Quốc hội: “Chúng ta đã không có dự trữ ngoại hối trong 3 tháng kể từ khi khoản vay này được thực hiện. Các cựu quan chức của chúng ta đã vay nợ để lừa dối đất nước.”
“Chúng ta sẽ không thể thoát khỏi tình trạng nợ nần trong điều kiện đó. Chúng tôi đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc xem xét loại bỏ điều kiện đó khỏi thỏa thuận đã được ký kết với họ.”
Sri Lanka đang trên bờ vực phá sản, với dự trữ ngoại hối của nước này giảm mạnh 70% trong hai năm qua, khiến họ phải vật lộn để thanh toán cho các mặt hàng nhập cảng thiết yếu.
Ông Wickremesinghe cho biết đất nước cần ít nhất 6 tỷ USD để duy trì hoạt động trong 6 tháng tới. Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một cuộc kêu gọi công khai trên toàn thế giới vào hôm 09/06 để cung cấp 48 triệu USD viện trợ trong thời gian 4 tháng.
Chính phủ này cũng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Ấn Độ và Nhật Bản. Ông Wickremesinghe cho biết quan hệ giữa Sri Lanka và Nhật Bản đã đổ vỡ do việc đình chỉ một số dự án, về việc Sri Lanka không thông báo cho Nhật Bản.
Ông thúc giục ủy ban quốc hội về tài chính công điều tra việc đình chỉ những dự án do Nhật Bản và Ấn Độ cấp, tuyên bố rằng những dự án này đã bị đình chỉ hoặc bị đình chỉ không có lý do.
Ông Wickremesinghe cũng kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức một hội nghị để giúp gắn kết các đối tác cho vay. Reuters đưa tin, Sri Lanka hiện đang đàm phán với IMF về gói cho vay 3 tỷ USD.
Ông nói, “Việc tổ chức một hội nghị như vậy dưới sự chủ trì của Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ là một sức mạnh to lớn đối với đất nước chúng tôi. Trung Quốc và Nhật Bản có các cách tiếp cận tín dụng khác nhau. Chúng tôi hy vọng rằng một số đồng thuận về cách tiếp cận cho vay có thể đạt được thông qua một hội nghị như vậy.”
Khoảng 10% trong số 51 tỷ USD nợ nước ngoài của Sri Lanka là nợ Trung Quốc. Sri Lanka đã đề nghị Trung Quốc giúp đỡ để cơ cấu lại các nghĩa vụ nợ và hỗ trợ tài chính 2.5 tỷ USD. Hồi tháng Năm, chính phủ Sri Lanka cho biết Bắc Kinh đã gia hạn một gói viện trợ tổng cộng 500 triệu nhân dân tệ (76 triệu USD).
Sri Lanka cũng là một phần quan trọng của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, mà các nước khác đã chỉ trích là “bẫy nợ” đối với các quốc gia nhỏ hơn. Một số dự án cơ sở hạ tầng được tài trợ bởi các khoản đầu tư ngoại quốc đã không tạo ra doanh thu, khiến nước này chìm trong nợ nần.
Vào tháng 12/2017, chính phủ Sri Lanka đã cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota quan trọng trong 99 năm để chuyển các khoản nợ 1.4 tỷ USD thành vốn chủ sở hữu, một hành động đã khiến hàng ngàn người biểu tình phản đối.
Cô Aldgra Fredly là một nhà văn tự do sống tại Malaysia, đưa tin về Á Châu Thái Bình Dương cho The Epoch Times.