S&P 500 tăng lên mức cao kỷ lục, xóa sạch tất cả tổn thất do virus Trung Cộng
S&P 500, được xem là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán vốn của Hoa Kỳ, đã tăng mạnh hôm 18/8 và đóng cửa ở mức 3,389.78 điểm, lập kỷ lục cao nhất mọi thời đại và xóa sạch tất cả các khoản lỗ do COVID-19 gây ra.
Sau khi lao dốc thảm hại vào cuối tháng 2 vào thị trường giá xuống, chạm đáy ngày 23/3, hiện chỉ số S&P 500 đã phục hồi hoàn toàn theo hình chữ V, giành lại khoảng 55% so với mức thấp trong đại dịch và củng cố chu kỳ thị trường tăng giá mới.
Được đặt tên là S&P 500 là bởi vì chỉ số này theo dõi cổ phiếu phổ thông phát hành của 500 công ty có mức vốn hóa lớn được niêm yết tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, chỉ số này đã trải qua đợt biến động thị trường giá xuống ngắn nhất trong lịch sử kể từ khi giảm đến mức đáy vào ngày 23/3. Theo dữ liệu của Refinitiv, biểu tượng Phố Wall đã công bố mức tăng lớn nhất trong quãng thời gian 103 ngày trong vòng 87 năm.
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng chứng khoán vốn không nhất thiết phản ánh tình trạng sức khỏe của nền kinh tế trên diện rộng, với việc kích thích thị trường tiền tệ và tài chính chưa từng có đã tạo ra một làn sóng thanh khoản thông qua hệ thống tài chính. Điều này đã dẫn đến việc tài sản lạm phát dường như không bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc kinh tế cơ bản, sự gia tăng của các tài sản rủi ro như cổ phiếu diễn ra song song với lợi nhuận lớn thu được từ các tài sản phi rủi ro truyền thống như chứng khoán Kho bạc Hoa Kỳ và các công cụ đầu tư an toàn như vàng; trong khi chỉ mới tuần trước, số lượng đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp hàng tuần đã giảm xuống dưới 1 triệu, thể hiện xu hướng tích cực mặc dù con số này vẫn còn khá cao.
Ông Patrick Leary, Giám đốc chiến lược về thị trường của Incapital cho biết: “S&P 500 đã rất ấn tượng và tạo ra rất nhiều của cải, nhưng tôi không chắc điều đó phản ánh sức khỏe tổng thể của nền kinh tế”.
“Sự tăng trưởng đó khiến có nhiều việc phải làm hơn đối với tài sản lạm phát, những tài sản đã được thúc đẩy bởi sự thanh khoản và tất cả sự hỗ trợ tiếp tục đối với nền kinh tế cũng như đồng USD đang suy yếu”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, những nghi ngờ về sức khỏe cơ bản của nền kinh tế vẫn tồn tại trong phiên giao dịch ngày 18/8, những phản ứng thờ ơ trước kết quả bội thu từ Home Depot và Walmart đã làm hạn chế mức tăng của chỉ số. S&P 500 đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong vài phiên trước khi cuối cùng đạt được mức kỷ lục mới đã đặt ra câu hỏi về việc liệu chuỗi tăng này có thể kéo dài hay không.
Kết quả đóng cửa sơ bộ cho thấy Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones giảm 67.32 điểm, tương đương 0.24% xuống 27,777.59, S&P 500 tăng 7,79 điểm, tương đương 0,23% lên 3,389.78 và Nasdaq Composite tăng 81,12 điểm, tương đương 0,73% lên 11,210.84.
Trong khi đó, các nhà phân tích chứng khoán của Goldman Sachs đã tăng mức dự báo đối với S&P 500, chủ yếu bởi kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ vào năm 2021 và việc khai triển vaccine COVID-19 vào cuối năm nay.
Trong một báo cáo nghiên cứu gần đây gửi khách hàng, ông David Kostin, Giám đốc chiến lược thị trường chứng khoán vốn Hoa Kỳ, đã nâng mục tiêu giá trị hợp lý vào cuối năm đối với S&P 500 lên 20%, tức là từ 3,000 điểm lên 3,600 điểm.
Ông Kostin dẫn chiếu những tiêu đề lạc quan gần đây xung quanh nỗ lực phát triển vaccine COVID-19, mà các nhà phân tích của Goldman kỳ vọng sẽ chuyển thành thu nhập trên mức đồng thuận cho các công ty niêm yết thuộc S&P 500.
Tuy nhiên, trong khi S&P 500 có thể sẽ điều chỉnh giảm, một loạt các chỉ số về hiệu suất của thị trường chứng khoán vốn cho thấy thị trường vẫn có động lực tăng, theo nhận định của ông Nick Reece, nhà phân tích cấp cao và quản lý danh mục đầu tư tại Merk Investments.
“Mặc dù có khả năng xảy ra biến động giảm trong ngắn hạn, nhưng quan điểm cơ sở của tôi là chúng ta đang ở trong một thị trường tăng giá dài hạn”, ông Reece cho The Epoch Times biết gần đây qua email. “Triển vọng trung hạn tiếp tục được hỗ trợ bởi các chỉ số kinh tế hàng đầu, rào cản tâm lý, tỷ lệ phân bổ tiền mặt cao và các điều chỉnh đối với thu nhập kỳ vọng”.
Tuy nhiên, những mặt trái của triển vọng vẫn còn đó, các nhà phân tích của Goldman đã lưu ý đến cuộc bầu cử năm 2020 và mối lo lắng hàng đầu vẫn là diễn biến của đại dịch.
“Rủi ro lớn nhất đối với dự báo của chúng tôi là thời điểm có vaccine và hành trình phục hồi sau đại dịch”, ông Kostin đã viết, lặp lại nhận xét gần đây của các quan chức FED, người đã cảnh báo rằng bất kỳ sự phục hồi kinh tế nào cũng rất mong manh nếu virus Trung Cộng tiếp tục gây ra các mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe của người dân Hoa Kỳ.
Reuters đóng góp vào bản tin này.
Tác giả: Tom ozimek