Són tiểu: Nguyên nhân và giải pháp điều trị
Tình trạng khó chịu này có thể dẫn đến sự xấu hổ và bất tiện nghiêm trọng.
Hầu hết mọi người đều đi tiểu trong những khoảng thời gian bình thường mà họ đã quen và hiếm khi cảm thấy bị áp lực bàng quang quá mức, thường chỉ gặp trong những trường hợp bất thường. Nhưng một số người có áp lực bàng quang không ổn định, một tình trạng có thể gây ra những tình huống xấu hổ và khó chịu.
Có một số nguyên nhân cũng như một vài cách có thể gây ra áp lực bàng quang quá mức. Nếu bạn đã bắt đầu có các triệu chứng, tốt nhất là bạn nên giải quyết chúng càng sớm càng tốt.
Tổn thương thần kinh
Hầu hết mọi người đều có một bàng quang chứa đầy chất thải dạng lỏng (nước tiểu) cho đến khi đầy. Tại thời điểm đó, não bộ sẽ giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh đến các cơ vòng ở phần dưới cơ thể [cơ thắt niệu đạo, cơ đáy chậu] để các cơ này giãn ra đồng thời làm co thành bàng quang để ép nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo (ống dài tống nước tiểu ra khỏi cơ thể).
Nếu các dây thần kinh của một người bị tổn thương ở những khu vực này, các cơ bao quanh niệu đạo có thể không thể co lại đúng cách. Điều này có thể dẫn đến việc niệu đạo của họ quá yếu để chống lại việc đi tiểu, từ đó gây ra són tiểu – một tình trạng mất kiểm soát bàng quang. Són tiểu có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau, từ rò rỉ [nước tiểu] đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên và/hoặc đột ngột.
Các nguyên nhân phổ biến gây tổn thương dây thần kinh bao gồm bệnh tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, phơi nhiễm với bức xạ và bệnh Parkinson.
Quá trình lão hóa
Áp lực bàng quang quá mức xảy ra với cả nam giới và phụ nữ – già và trẻ. Nhưng trong khi bạn có thể bị bàng quang hoạt động quá mức vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, tình trạng đáng tiếc này lại đặc biệt ảnh hưởng đến người cao tuổi. Thật vậy, áp lực bàng quang quá mức có thể ảnh hưởng đến 10% những người dưới 50 tuổi, nhưng đối với những người trên 60 tuổi, tỷ lệ này tăng lên 20% – 30%.
Nguyên nhân là do khi cơ bàng quang lão hóa, chúng không còn khả năng lưu trữ nước tiểu như trước đây. Ngoài ra, các cơn co thắt bàng quang không tự chủ cũng có thể làm tăng tần suất đi tiểu khi chúng ta già đi.
Phì đại tiền liệt tuyến
Tuyến tiền liệt là một tuyến rất quan trọng nằm sau bàng quang và phía trên trực tràng, là nơi sản xuất ra chất dịch quan trọng để kết hợp với tinh trùng, giúp tạo ra tinh trùng hoàn thiện.
Tuyến tiền liệt phát triển trong suốt tuổi dậy thì của nam giới. Nhưng khi già đi, phần tuyến tiền liệt ở gần với niệu đạo sẽ trở nên phì đại. Kết quả của sự phát triển này là niệu đạo có thể bị quá tải [tắc nghẽn] và không dẫn được nước tiểu từ trong bàng quang ra ngoài. Khi đó, tình trạng són tiểu khi giãn bàng quang có thể xảy ra.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Như Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ đã chỉ ra, tương tự như khi cổ họng của bạn bị kích thích do bị cúm hoặc cảm lạnh, bàng quang và niệu đạo của bạn cũng có thể bị viêm nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra bất cứ khi nào vùng này bị nhiễm trùng do quá nhiều vi khuẩn. Những người bị nhiễm trùng tiết niệu có thể cảm thấy liên tục buồn tiểu nhưng lại ngày càng khó để đi tiểu được. Tình trạng này có thể gây ra áp lực quá mức lên bàng quang.
Điều trị kháng sinh theo đơn
Nếu bạn có các triệu chứng của áp lực bàng quang quá mức, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ điều trị y học. Nếu bạn được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường tiểu đơn giản hay phức tạp hoặc bất kỳ loại nhiễm trùng nào khác, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị và hy vọng rằng vấn đề sẽ biến mất vĩnh viễn.
Uống một lượng nước thích hợp
Điều này không có nghĩa là bạn cần uống quá nhiều hoặc quá ít nước trong suốt cả ngày. Bạn có thể cho rằng nên uống càng ít nước càng tốt để giảm bớt áp lực quá mức lên bàng quang. Tuy nhiên, khi thiếu nước có thể thực sự khiến cơ thể không thể đào thải được các chất thải và chất độc ra ngoài. Mặt khác, uống quá nhiều nước cùng một lúc có thể gây quá tải cho bàng quang của bạn.
Do đó, bạn nên uống những phần nước nhỏ hơn một cách thường xuyên trong ngày.
Theo dõi các yếu tố kích thích bàng quang trong chế độ ăn uống
Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng xu hướng bị áp lực bàng quang quá mức, bao gồm chất làm ngọt nhân tạo, soda, đồ uống có ga, đường (và thực phẩm có đường), đồ uống có chứa caffeine và rượu.
Rượu, caffeine và một số loại trà nói riêng, cũng như các loại thuốc lợi tiểu, có thể là nguyên nhân chính gây ra áp lực bàng quang cấp tính và do đó, có thể dẫn đến chứng són tiểu nghiêm trọng.
Bài tập Kegel
Sàn chậu yếu cũng có thể là nguyên nhân chính đằng sau các vấn đề về áp lực bàng quang quá mức và các bài tập vùng chậu có thể giúp loại bỏ tình trạng này. Cả nam và nữ đều có thể thực hiện bài tập Kegel và thuận tiện ở chỗ là bài tập này có thể được thực hiện ở bất cứ đâu vào bất kỳ lúc nào — mà không ai biết rằng bạn đang thực hiện chúng.
Những động tác Kegel chỉ đơn giản là co và giãn cơ bao quanh lỗ niệu đạo của bạn — chẳng hạn như những gì bạn thường làm khi đi tiểu vào bồn cầu hoặc bồn tiểu. Bạn có thể thử để biết các bài tập Kegel như thế nào bằng cách đi tiểu và sau đó đột ngột dừng tiểu. Thực hành bài tập này nhiều lần mỗi khi bạn đi tiểu có thể giúp tăng cường các cơ đó theo thời gian.
Ian Kane là một cựu quân nhân Hoa Kỳ, tác giả, nhà làm phim và diễn viên. Anh luôn tận tâm với việc phát triển và sản xuất những bộ phim sáng tạo, kích thích tư duy, hướng thiện và những tác phẩm có chất lượng cao nhất. Quý vị có thể xem blog về sức khỏe của anh ấy tại IanKaneHealthNut.com
Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times
Xem thêm: