Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng khi năng suất lao động giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1947
Theo báo cáo ngày 05/05 của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, sản lượng lao động của Hoa Kỳ giảm mạnh trong quý đầu tiên của năm 2022, với năng suất lao động giảm nhanh nhất trong 75 năm, trong khi tăng trưởng chi phí đơn vị lao động tăng nhanh.
Bản báo cáo của chính phủ này cho thấy áp lực tăng lương sẽ tiếp tục khiến lạm phát tăng cao trong thời điểm hiện tại.
Năng suất lao động mỗi giờ trong lĩnh vực phi nông nghiệp giảm 7.5% trong ba tháng đầu năm 2022, tỷ lệ tồi tệ nhất từng thấy ở Hoa Kỳ kể từ quý thứ ba năm 1947, ngay sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.
Các nhà phân tích ban đầu dự đoán năng suất lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp sụt giảm 5.4% trong quý đầu tiên.
Tổng sản lượng sản xuất mỗi giờ giảm 2.4% trong cùng quý.
Tỷ lệ năng suất, vốn vẫn không ổn định kể từ khi bắt đầu đại dịch hơn hai năm trước, đã giảm 0.6% so với cùng kỳ năm 2021.
Sự sụt giảm năng suất tập trung vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ trong quý đầu tiên, cho thấy nền kinh tế co cụm lần đầu tiên kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020. GDP giảm 1.4%, làm đảo ngược tăng trưởng của năm 2021.
Kết quả quý đầu tiên kém hơn so với mức tăng đột biến 6.3% về năng suất lao động trong quý IV năm 2021, vốn được báo cáo ban đầu là 6.6%.
Chi phí lao động tăng theo kết quả từ một báo cáo gần đây của chính phủ cho thấy mức thù lao cho người lao động Mỹ đạt mức tăng lớn nhất trong hơn ba thập niên trong quý đầu tiên của năm 2022, trong bối cảnh thiếu hụt lao động triền miên.
Theo Bộ Lao động, chi phí đơn vị lao động đã tăng 7.2% trong bốn quý vừa qua, phản ánh mức tăng lớn nhất kể từ quý III năm 1982.
Số liệu của Bộ Lao động cho thấy chi phí cho đơn vị lao động đã tăng 11.6% trong quý đầu tiên, sau tốc độ tăng trưởng 1% trong quý thứ tư, phản ánh sự sụt giảm mạnh về năng suất và sự gia tăng về tiền thù lao theo giờ.
Các nhà phân tích đã dự kiến chi phí lao động sẽ tăng 9.9% so với mức tăng 0.9% đã được báo cáo trong quý trước.
Sau khi tăng với tốc độ 7.4% trong tháng Mười đến tháng Mười Hai năm 2021, mức tăng thù lao theo giờ 3.2% nhỏ hơn từ tháng Một đến tháng Ba năm 2022 cũng có khả năng ảnh hưởng đến chi phí lao động.
Mức thù lao trong ba tháng đầu năm 2022 đã tăng 6.5% so với quý đầu tiên của năm 2021, với tỷ lệ chi phí đơn vị lao động cũng tăng 7.2% so với một năm trước.
Tuy nhiên, mức thù lao thực tế theo giờ, sau khi tính đến giá tiêu dùng [tăng], đã giảm 5.5% trong quý đầu tiên của năm 2022 sau khi giảm 0.5% trong quý IV năm 2021, làm vô hiệu phần lớn việc tăng lương.
Số giờ làm việc trung bình tăng 5.5% trong quý đầu tiên, sau khi tăng 2.5% trong quý IV năm 2021.
Thị trường lao động vẫn vững mạnh, do các công ty nỗ lực thu hút hoặc giữ chân người lao động, điều này đã cải thiện phần nào mức lương thưởng cho người lao động.
Hồi cuối tháng Ba năm 2022 đã chứng kiến số cơ hội việc làm ở mức 11.5 triệu, trong đó 4.5 triệu công nhân bỏ việc để có cơ hội việc làm tốt hơn.
Vào ngày 04/05, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất chính sách của mình thêm 50 điểm cơ bản (tức 0.5 điểm phần trăm), mức tăng lớn nhất trong 22 năm, và cho biết họ sẽ bắt đầu giảm lượng trái phiếu nắm giữ vào tháng Sáu để chống lại tỷ lệ lạm phát đang có xu hướng xấu đi.
Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, đã nhận xét rằng “thị trường lao động đang cực kỳ thắt chặt, và lạm phát đang ở mức quá cao.”
Tắc nghẽn chuỗi cung ứng đang tiếp diễn, giá năng lượng cao hơn, phong toả do đại dịch ở Trung Quốc và xung đột ở Ukraine đều góp phần làm tăng lạm phát.
Anh Bryan S. Jung là người bản xứ và cư trú tại Thành phố New York với kiến thức chuyên sâu về chính trị và pháp luật. Anh tốt nghiệp Đại học Binghamton.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Hoa Mai biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: