Sinh viên lo lắng bị trường cao đẳng Trung Quốc giám sát vì chối bỏ hệ tư tưởng ĐCSTQ
Trong những năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn khoe khoang về học thuyết “Bốn tự tin” của mình với niềm tin vào con đường, lý thuyết, hệ thống và văn hoá của ĐCSTQ. Khái niệm này đã được đăng trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và cũng đã được bổ sung vào Hiến pháp của Đảng vào năm 2017 tại mật nghị lần thứ 19.
Tuy nhiên, theo một loạt tài liệu mà Epoch Times thu thập được từ một số trường đại học ở tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, các trường đại học lại lo lắng rằng sinh viên không được tuyên truyền đầy đủ về Đảng và yêu cầu nhân viên giám sát chặt chẽ hoạt động của họ. Nhận ra sự khủng hoảng tư tưởng của ĐCSTQ, các trường học đã ban hành hướng dẫn giám sát các cuộc hội thoại trực tuyến của sinh viên, các cuộc thảo luận trong khuôn viên trường và các mối quan hệ gia đình để đảm bảo tính thống nhất về tư tưởng.
Lo sợ sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ
Trong một tài liệu ngày 18 tháng 4 năm 2017 từ Đại học Tài chính và Kinh tế Hắc Long Giang, trường này đã liệt kê “những thách thức về hệ tư tưởng” mà các học viện của Trung Quốc đang phải đối mặt.
Bản tài liệu diễn đạt rằng Hoa Kỳ đã tham gia vào “sự xâm nhập và xâm lược văn hóa” thông qua những bộ phim, chương trình truyền hình, sách, báo và tạp chí, trực tuyến hoặc ngoại tuyến, với nỗ lực “làm xói mòn các giá trị cốt lõi mà sinh viên đại học của chúng ta đang nắm giữ.”
Tài liệu nói rằng với tình trạng bất bình đẳng xã hội và tham nhũng ngày càng sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, sự tín nhiệm của chủ nghĩa Mác với tư cách là một hình thức hệ tư tưởng đã “bị hạn chế phần lớn”. Trường cũng lưu ý rằng chủ nghĩa bi quan đối với triển vọng của chủ nghĩa xã hội đã xuất hiện, cùng với ý tưởng rằng chủ nghĩa xã hội là thấp kém hơn chủ nghĩa tư bản.
Nhà bình luận Trung Quốc Lý Lâm Nhất đã nói bản tài liệu chứng minh rằng cái gọi là học thuyết “Bốn tự tin” của ĐCSTQ là một luận điệu tự lừa dối chính mình.
Ông Lý chỉ ra rằng ĐCSTQ đang so sánh văn hóa Đảng của mình với văn hóa Mỹ khi nói về việc văn hóa đại chúng của Hoa Kỳ đang xâm nhập vào giới trẻ đại học. Nhưng hệ tư tưởng của Đảng không phải là đại diện cho văn hóa truyền thống thực sự của Trung Quốc, và văn hoá truyền thống Trung Quốc cũng khó có thể phục hồi dưới sự cai trị của ĐCSTQ.
‘Công tác tư tưởng’
Trong một tài liệu về nhân viên trường học và trách nhiệm “công tác tư tưởng” của họ được ban hành vào ngày 25 tháng 10 năm 2019, Trường Cao đẳng Xây dựng Hắc Long Giang đã xác định 8 “điểm rủi ro”.
Công tác tư tưởng là một thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong diễn ngôn của ĐCSTQ, có nghĩa là một hình thức vận động chính trị để làm cho công dân tuân theo ý thức hệ tư tưởng của Đảng.
Danh sách bao gồm các điểm rủi ro sau: các nhóm ưu tú và các tổ chức phi chính phủ (NGO); các sự cố hoặc sự kiện tiêu cực của quốc gia; “lực lượng tôn giáo”; “những thách thức an ninh liên quan đến Tân Cương”; sự cố tiêu cực trong khuôn viên trường; và sự đào tạo của giáo viên đại học bên ngoài trường. Chính quyền Trung Quốc đã đàn áp mạnh mẽ khu vực Tân Cương, nơi sinh sống của hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác, với lý do là ngăn chặn sự leo thang của chủ nghĩa khủng bố.
Các biện pháp giám sát
Theo một báo cáo khác được Epoch Times thu thập vào ngày 24 tháng 8 năm 2019, Đại học Hắc Long Giang đã đưa ra hơn mười “biện pháp duy trì an ninh” để giám sát sinh viên của mình vài tuần trước lễ kỷ niệm 70 năm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do ĐCSTQ thành lập. Lễ kỷ niệm diễn ra vào ngày 1 tháng 10 năm 2019.
Như đã nêu trong tài liệu, một số biện pháp bao gồm:
1/ Tổ chức các buổi thảo luận mở để sinh viên theo dõi cập nhật tư tưởng của họ.
2/ Theo dõi các ý kiến trực tuyến thông qua công nghệ phần mềm, kiểm duyệt thông tin và giám sát các thông tin nhạy cảm được công bố trong khuôn viên trường.
3/ Thực hiện chiến lược “Ba Phải”: thắt chặt mối quan hệ một-một trên WeChat giữa các cố vấn (chủ yếu phụ trách giảng dạy chính trị) và những sinh viên chưa tốt nghiệp, giữa các lớp trưởng và các sinh viên khác; giữa nhân viên nhà trường với các học sinh là đối tượng được nhắm đến. Tài liệu không giải thích như thế nào được gọi là đối tượng được nhắm đến.
4/ Kiểm soát cập nhật tư tưởng của sinh viên, nói chuyện trực tiếp với các nhóm đối tượng chính và đưa ra cảnh báo cho các đối tượng chính.
5/ Sử dụng ứng dụng “Today’s Campus” để giám sát sinh viên và thu thập thông tin về tín ngưỡng tôn giáo của sinh viên năm nhất và các thành viên trong gia đình của họ.
6/ Theo dõi chặt chẽ các nền tảng phương tiện khác nhau. Bảng quảng cáo tuần tra, phòng ăn, tòa nhà ký túc xá, và các địa điểm nhạy cảm khác trong khuôn viên trường.
Hãy hỗ trợ một kênh truyền thông độc lập vào thời điểm khó tìm thấy tin tức trung thực.