Sina rời bỏ thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, báo trước một làn sóng hủy niêm yết của các công ty Trung Quốc
Tập đoàn mạng viễn thông Trung Quốc Sina đã đồng ý trở thành công ty tư nhân và hủy niêm yết khỏi sàn Nasdaq, 20 năm sau IPO mang tính bước ngoặt của công ty tại Hoa Kỳ, mở đường cho làn sóng các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu của họ tại Hoa Kỳ.
Quyết định trên của tập đoàn được xác nhận sau khi một công ty do chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Sina là ông Charles Chao đứng đầu đưa ra lời đề nghị mua lại lên đến 43.30USD/cổ phiếu. New Wave Holdings, công ty thực hiện thương vụ, đã tăng giá chào mua từ mức ban đầu là 41USD/cổ phiếu hồi tháng 07/2020.
Kết thúc khó tin của một công ty tiên phong
Sina được thành lập vào năm 1998 bởi một nhóm kỹ sư phần mềm và khởi đầu như một cổng thông tin điện tử trực tuyến.
Sina ra mắt công chúng tại New York vào tháng 04/2000 trong thời kỳ hoàng kim của dotcom, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ. IPO của nó nhanh chóng được tiếp nối bởi những gã khổng lồ mạng viễn thông khác của Trung Quốc là Sohu.com và NetEase trong cùng năm.
Sina là công ty tiên phong, sử dụng cấu trúc doanh nghiệp bất thường để lách luật của Trung Quốc về cấm sở hữu nước ngoài đối với các công ty mạng viễn thông của họ. Kể từ khi Sina IPO vào năm 2000, hầu như tất cả các công ty công nghệ của Trung Quốc đều tuân theo một cấu trúc niêm yết tương tự, được gọi là cấu trúc “tổ chức lãi suất thay đổi” (VIE). Các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ mua cổ phần của một công ty cổ phần có đăng ký tại quần đảo Cayman hoặc quần đảo Virgin thuộc Anh, sau đó ký hợp đồng với các công ty có trụ sở tại Trung Quốc để kiếm doanh thu. Cách làm này đã được sử dụng trong các đợt IPO tiếp theo cho các công ty nổi tiếng hơn như Alibaba, JD.com, và Baidu.
Cấu trúc VIE cho phép các công ty Trung Quốc vượt qua các quy định của Bắc Kinh và cho phép họ huy động hàng trăm tỷ USD tiền vốn ở Hoa Kỳ và hàng trăm triệu USD chi phí cho các ngân hàng và công ty luật của Hoa Kỳ để hỗ trợ trong các đợt IPO.
Bước đột phá lớn của Sina diễn ra vào năm 2009 với sự ra đời của Weibo, một trang web microblog của Trung Quốc tương tự như Twitter. Cùng năm đó, Twitter đã bị chính quyền Trung Cộng cấm ở Trung Quốc.
Sina cũng từng IPO cổ phiếu của Weibo trên sàn Nasdaq vào năm 2014, và ‘đứa con’ này đã nhanh chóng làm lu mờ công ty mẹ của nó. Vốn hóa thị trường của Weibo cao gấp bốn lần Sina, công ty sở hữu khoảng 45% của Weibo.
Theo thời gian, các dự án kinh doanh khác của Sina, bao gồm mạng xã hội và tài chính trực tuyến, phần lớn đã thất bại trước các đối thủ lớn hơn nhiều và bản thân công ty cũng trở thành một trò chơi chênh lệch giá cổ phiếu Weibo trong mắt các nhà đầu tư.
Bản thân Weibo phải chịu áp lực quản lý và kiểm duyệt gắt gao. Gần đây, những người có tầm ảnh hưởng đã bị buộc phải rời khỏi nền tảng nếu bình luận của họ bị chế độ Trung Cộng cho là không phù hợp.
Sẽ có thêm nhiều vụ hủy niêm yết phía trước
Do sự giám sát ngày càng gia tăng từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ, một số công ty công nghệ Trung Quốc đã hủy niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ hoặc chuyển sang các thị trường khác để huy động vốn vào năm 2020. Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành một dự luật yêu cầu các công ty nước ngoài tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán và công bố thông tin như các công ty đại chúng khác của Hoa Kỳ, nếu không sẽ phải đối mặt với việc bị hủy niêm yết khỏi các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Các công ty có ba năm để đáp ứng các yêu cầu.
Ít nhất hơn một chục công ty Trung Quốc niêm yết tại New York đã chấp thuận các thương vụ để trở thành công ty tư nhân và hủy niêm yết khỏi thị trường chứng khoán, trong đó có một số tên tuổi lớn.
Hồi tháng 07/2020, nhà cung cấp công cụ tìm kiếm Sogou đã chấp nhận đề nghị mua lại từ công ty Tencent Holdings trong một thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD, trong khi trang web quảng cáo rao vặt lớn nhất Trung Quốc 58.com được mua lại bởi một nhóm các công ty cổ phần tư nhân, bao gồm General Atlantic và Warburg Pincus trong một thỏa thuận định giá công ty gần 9 tỷ USD.
Các công ty công nghệ khác của Trung Quốc , bao gồm JD.com và NetEase, đã theo đuổi việc niêm yết thứ cấp trong năm nay (2020) tại Hồng Kông. Với luật mới của Hoa Kỳ sắp có hiệu lực, và việc không có thỏa thuận về tiêu chuẩn kế toán và công khai kiểm toán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, các công ty Trung Quốc có thể sẽ nhắm đến việc hợp nhất cổ phiếu giao dịch công khai của họ ở Hồng Kông trong tương lai.
Trung Cộng không cho phép các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) thực hiện thanh tra kiểm toán đối với các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ. Những cuộc thanh tra kiểm toán này được thiết lập vào năm 2002 để ngăn chặn gian lận, sau khi một số vụ bê bối kế toán nổi tiếng vào đầu những năm 2000 đã nhấn chìm Enron Corporation và MCI WorldCom.
Luckin Coffee là công ty nổi tiếng nhất của Trung Quốc vướng vào một vụ bê bối gian lận vào đầu năm nay (2020), dẫn đến việc công ty này bị hủy niêm yết trên sàn Nasdaq.
Trước khi có luật mới, trong gần hai thập kỷ các công ty Trung Quốc đã tuân theo các tiêu chuẩn kiểm toán và minh bạch thấp hơn so với các công ty niêm yết của Hoa Kỳ.
“Đây là Trung Quốc, và cỗ máy quảng bá và thao túng gian lận cổ phiếu Trung Quốc đang cười vào mặt SEC,” ông Carson Block, chuyên gia bán khống cổ phiếu của các công ty Trung Quốc nói với Bloomberg TV trong một cuộc phỏng vấn gần đây.