Siêu lạm phát đang xuất hiện – Nên chuẩn bị cho bản thân như thế nào?
Các nhà đầu tư chủ lưu thường “mất tầm nhìn” về những gì đang chờ đợi ở phía trước. Với việc các phương tiện truyền thông tài chính nhầm lẫn giữa hai khái niệm “có liên quan” với “thời thượng”—họ thường tập trung vào các sự kiện ngắn hạn dẫn đến sự biến động—do đó sự “thiển cận” mà họ đăng tải dường như ít gây phản kháng nhất. Nên là mọi người đều tin vào đó.
Tuy nhiên, điều người ta mất đi chính là bức tranh toàn cảnh. Và nếu nhìn về phía trước, chúng ta sẽ không thấy chân trời, mà nó giống như một khoảng trống hơn—một khoảng trống lạm phát, nơi giá tài sản tăng vọt, đủ lớn để bóp nghẹt sức mua.
Chi phí sinh hoạt của quý vị sắp tăng giá đáng kinh ngạc.
Đủ thứ mà chúng ta cần mua hàng ngày đang tăng giá—từ thực phẩm và nhiên liệu cho đến xe hơi và bất động sản. Chi phí chăm sóc sức khỏe đang tăng nhanh, điều mà chúng ta thường coi là đương nhiên vì đây là một loại dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn hầu hết các loại khác. Nhìn chung, chúng ta không cần một chỉ số nào đó báo cho chúng ta biết rằng kinh nghiệm của chúng ta là đúng hay sai.
Sự gia tăng giá cả khắp các nhóm danh mục hàng hóa thể hiện rõ ràng các dấu hiệu về tâm lý thị trường. Chưa bao giờ các tìm kiếm cho cụm từ “lạm phát” trên Google lại tăng cao như vậy. Và trên hết, các phương tiện truyền thông cuối cùng cũng bắt kịp xu hướng, và khi giờ đây các nhà phân tích và các nhà kinh tế học nổi tiếng đang đưa ra cảnh báo.
Một điều mà nhiều người không nắm bắt được là các biện pháp an toàn không phải để dự đoán hoặc chiêu mời những thứ mà họ dự định ngăn chặn hoặc giảm thiểu. Quý vị thắt dây an toàn trên xe không phải vì quý vị đang mong chờ một tai nạn xe hơi, mà vì quý vị không muốn một tai nạn lớn ập đến mà không thắt dây an toàn.
Khi nào thì lạm phát bắt đầu tăng tốc? Nó sẽ đạt mức nào? Nó sẽ vượt ngoài tầm kiểm soát? Chúng ta sẽ thấy điều gì đó tương tự như tình trạng lạm phát kèm đình trệ những năm 1970? Có thể chúng ta đang đối phó không chỉ với lạm phát mà còn là siêu lạm phát?
Câu trả lời là, một hoặc một vài kịch bản trong số này là “có thể xảy ra.” Điều quan trọng không phải là kịch bản nào sẽ thành hiện thực, mà là những gì quý vị dự định làm khi bất kỳ kịch bản nào trong số đó sẽ trở thành hiện thực.
Hãy cùng điểm qua ba tình huống được rút ra từ lịch sử kinh tế, những tình huống này có thể gây nguy hiểm—nếu không muốn nói là phá hủy của cải của quý vị.
Tình huống số 1: Vấn đề không phải là “Nếu” mà là “Khi nào” lạm phát sẽ bùng nổ
Đồng dollar của chúng ta không còn được hỗ trợ bởi vàng. Tất cả chúng ta đều biết điều này. Khi Cục Dự trữ Liên bang in tiền, việc tăng cung tiền không gây ra lạm phát. Sự gia tăng của cung tiền chính là lạm phát.
Nó đã “được bao hàm [lạm phát]” vào thời điểm đó. Chỉ cần có thời gian để “tiền” mới phát hành hoạt động theo cách của nó trong hệ thống, chuyển từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng, bị xói mòn giá trị một phần khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên (hãy nhớ rằng, nhiều tiền hơn rượt đuổi ít hàng hóa hơn đồng nghĩa với lạm phát).
Về mặt lịch sử, một yếu tố khác có xu hướng làm nóng môi trường lạm phát là nợ quốc gia. Theo các nhà kinh tế học người Mỹ Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff trong cuốn sách “Lần Này thì Đã Khác,” “Mức nợ trên 90% của GDP liên quan đến những mức lạm phát gia tăng đáng kể.”
Theo Statista, nợ quốc gia trên GDP của Hoa Kỳ ở mức 131.18% vào năm 2020. Con số đó vượt xa ngưỡng 90%. Lạm phát? Có,
Nhưng có một khả năng đáng kinh ngạc hơn hầu như không xuất hiện thông qua suy nghĩ căn bản của công chúng: siêu lạm phát.
Tình huống số 2: Thâm hụt ngân sách của chính phủ có thể gây ra siêu lạm phát
Theo nhà kinh tế và chuyên gia về siêu lạm phát Peter Bernholz, siêu lạm phát—về căn bản là lạm phát thái quá—bắt nguồn từ việc thâm hụt chi tiêu: “Siêu lạm phát là do thâm hụt ngân sách của chính phủ,” ông nói.
Vì vậy, hiện giờ chúng ta đang ở đâu đối với vấn đề này?
Chúng ta hiện đang chứng kiến mức thâm hụt ngân sách lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Theo ông Bernholz, ở những cấp độ này, siêu lạm phát là một khả năng rất khác biệt.
Vâng, nghe có vẻ rất lý thuyết. Cho dù kết quả có giống với những dự đoán lý thuyết của ông hay không, thực tế vẫn là nợ công, chi tiêu tài khóa và việc in tiền hỗ trợ những điều này cuối cùng vẫn là nghĩa vụ thanh toán đối với thu nhập trong tương lai của mọi người Mỹ. Không có gì là miễn phí. Nếu chính phủ chi trả khoản đó, thì phần lớn nguồn tài trợ phải đến từ các công dân hoặc trực tiếp thông qua thuế hoặc gián tiếp thông qua “thuế ẩn” của việc giảm giá đồng dollar (in tiền).
Vì vậy, cho dù quý vị có nhìn thấy bóng ma của siêu lạm phát hay không, hãy tự hỏi bản thân xem quý vị muốn nghiêng về phía thận trọng (thông qua hàng rào trú ẩn an toàn) hay lạc quan (không làm gì để bảo vệ bản thân). Hãy xem xét những gì đang bị đe dọa — mọi thứ quý vị sở hữu, khả năng tạo ra của cải trong tương lai và khả năng dẫn đến một bước ngoặt tồi tệ trong lối sống của quý vị (và gia đình quý vị).
Tình huống số 3: Một khi bùng phát, lạm phát có thể lan nhanh hơn bất kỳ giải pháp nào của Ngân hàng Trung ương được thiết kế để kiểm soát hoặc chống lại lạm phát
Lạm phát có vẻ gia tăng, nhưng tốc độ của nó là cấp số nhân. Lịch sử đã chứng minh rằng một khi chiếc hộp của Pandora được mở ra, thì vô cùng khó có thể ngăn chặn bóng tối tỏa ra từ nó.
Chúng tôi đã thấy điều này xảy ra ở Hoa Kỳ ba lần: vào năm 1917, khi lạm phát tăng vọt lên 17% so với chỉ 1% hai năm trước đó; một lần nữa vào năm 1947, khi lạm phát dao động ở mức khoảng 14%, tăng so với chỉ 2% của năm trước; và một lần nữa vào năm 1974—lần đầu tiên trong số 3 lần, mặc dù đáng nhớ nhất đối với hầu hết người Mỹ cao tuổi—khi lạm phát tăng vọt lên 11% từ 3.2% hai năm trước.
Nếu chúng ta so khớp bất kỳ mức tăng đột biến lạm phát nào với kịch bản lạm phát hiện tại của chúng ta là khoảng 1.7%, chúng ta có thể thấy lạm phát tăng lên 29% (dựa trên mô hình năm 1917), 11.9% (dựa trên mô hình năm 1947) hoặc 6% (dựa trên mô hình năm 1974).
Không khác gì đại dịch mà chúng ta hiện đang trải qua, lạm phát tăng vọt dường như luôn là điều không thể … cho đến khi nó xảy ra.
Một giải pháp tỏa sáng
Những năm 1970 có lẽ sẽ cung cấp mô hình chính xác nhất, kể từ đó, tiền giấy pháp định đã không còn được bảo đảm bằng vàng và bạc. Khi lạm phát gia tăng vào những năm 1970, giá vàng đã tăng 1.604% từ năm 1970 đến 1980. Mặt khác, bạc tăng giá 1.005% từ mức thấp nhất vào năm 1970-1980.
Có lý do cho việc được mệnh danh là “nơi trú ẩn an toàn,” các kim loại quý không có mã CUSIP có thể cung cấp quyền riêng tư và bảo mật bổ sung mà các kim loại có mã CUSIP (có thể theo dõi) không thể cung cấp. Như quý vị có thể thấy, vấn đề thường phức tạp hơn so với giải pháp. Và may mà là như vậy.
Chú thích: CUSIP là chữ viết tắt của Committee on Uniform Securities Identification Procedures (Uỷ ban về Thủ tục nhận dạng Chứng khoán Đồng nhất) gồm 9 ký tự để nhận dạng công ty phát hành chứng khoán và các công cụ tài chính khác.
Liên hệ với chúng tôi theo số 833-GSI-GOLD. Quý vị sẽ nhận được một bản sao miễn phí của “Hướng dẫn Sống sót trong Sự cố Ngân hàng” của chúng tôi và bí mật mà các nhân viên ngân hàng không muốn quý vị biết, “Danh sách Vàng tài khoản & danh sách CUSIP Bạc,” miễn phí.
GSI Exchange là một công ty được xếp hạng A với BBB và được xếp hạng AAA với BCA, do Hội đồng Tài chính Forbes niêm yết, và Platinum Dun & Bradstreet đã được xác minh. Gọi 833-GSI-GOLD hoặc truy cập website tại GSIExchange.com để biết thêm thông tin hoặc thiết lập một tài khoản để chuyển tiền tiết kiệm thành vàng hoặc bạc và chuyển IRA hoặc 401 (k) thành tài khoản IRA kim loại quý, thuế- miễn phí và không bị phạt.
Do Anthony Allen Anderson, đối tác cao cấp của GSI Exchange thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: