Sĩ quan Lục quân Hoa Kỳ: ‘Chủ nghĩa thức tỉnh’ làm suy yếu hoạt động của quân đội
Theo một sĩ quan Lục quân tại ngũ, những người ủng hộ trào lưu chính trị ngầm “thức tỉnh” của cánh tả cấp tiến đã leo lên đến bộ phận lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ, làm xói mòn khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội thông qua văn hóa đúng đắn chính trị.
Đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau ở các vị trí cao trong tổ chức, vị sĩ quan này đã quan sát thấy việc chính trị hóa quân đội đang ngày càng gia tăng trong thập niên vừa qua. Ông không đổ lỗi cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, mà thay vào đó là một loạt các hoàn cảnh đã dưỡng thành một môi trường như vậy.
Những vấn đề mà ông xác định được không nằm ở chỗ điều gì đang được thực hiện, mà là cách thức điều đó đang được thực hiện. Trên bề mặt thì quân đội vẫn hoạt động như bình thường, nhưng khi nhìn xuống bên dưới lớp bề mặt đó, người ta phát hiện ra rằng quân đội đã trở nên không tập trung vào các ưu tiên của họ.
Vị sĩ quan này đã chia sẻ với điều kiện ẩn danh vì e ngại bị trả thù.
Xuất thân từ một gia đình có truyền thống lâu đời phụng sự trong quân đội, vị sĩ quan này lớn lên với những giá trị về lòng ái quốc và tín ngưỡng truyền thống. Ông cho biết “khi còn là một cậu bé trẻ măng, ngây thơ, và chưa trưởng thành”, ông đã mong ước nhập ngũ ngay lập tức sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/09 vì muốn trả thù những kẻ xấu xa chịu trách nhiệm.
Cuộc Chiến chống Khủng Bố, chủ yếu là các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, hoạt động như một nhân tố kích thích sự thay đổi vì cuộc xung đột kéo dài này đã dẫn đến việc thoái lui của các nhà lãnh đạo quân đội, “những người truyền lửa” của nền văn hóa quân sự truyền thống, ông cho biết. Thế hệ mới thường được thăng tiến nhanh lên các cấp bậc cao hơn với những kết quả khác nhau. Một số nhà lãnh đạo xuất chúng đã có thể nhanh chóng nắm lấy quyền lực. Nhưng nhiều sĩ quan đã không có đủ thời gian để thành thục trong vị trí của họ, ông nhận xét.
Đồng thời, khi các hệ tư tưởng thức tỉnh dần dần lan truyền ra khắp xã hội, các tân binh không nhất thiết sẽ gia nhập với cùng một mức độ ái quốc như những người đi trước họ, ông nói.
Ông cho biết, “Toàn bộ phong trào thức tỉnh ở Hoa Kỳ nói chung về phương diện thời gian đều rất trùng khớp với phong trào này trong quân đội”.
Ngoài ra, các tướng lĩnh đã áp dụng phương pháp phát thông tin về các hoạt động chiến tranh của họ gần như theo thời gian thực thông qua các phương tiện truyền thông chính thống. Mặc dù điều này cho phép nhiều tính minh bạch hơn, nhưng nó cũng đã đặt các cấp cao hơn dưới áp lực chính trị chưa từng có.
“Quý vị đã có cơ hội để chỉ trích và bình phẩm về các nhà lãnh đạo quân đội của chúng ta,” vị sĩ quan này cho biết.
Việc tính đến những cân nhắc về mặt chính trị trong các quyết định quân sự cao nhất là điều bình thường. Suy cho cùng, tổng tư lệnh, [hay] tổng thống [Hoa Kỳ], là một chính trị gia về bản chất. Tuy nhiên, quân đội từng có một truyền thống đáng tự hào về việc ngăn chặn một cách có chủ ý không cho những cân nhắc chính trị thâm nhập sâu hơn nữa vào chuỗi chỉ huy, đặc biệt là giữa các cấp bậc quân hàm từ thiếu tá trở xuống.
Vào khoảng năm 2012, vị sĩ quan này nhận thấy mọi thứ đã bắt đầu thay đổi.
Ông cho biết: “Quý vị thấy một sự thay đổi về chính trị đang diễn ra… đang hoàn toàn chiếm lĩnh cấp trung tá xuống đến cấp thiếu tá rồi sau đó là đến cấp đại đội, và sự thay đổi này chẳng làm được gì ngoài việc trở nên tồi tệ hơn kể từ đó. Bây giờ, tại mọi cấp bậc thì chính trị là công việc của một sĩ quan hơn [là trước đây]”.
Ông nói rằng quân đội đang trải qua những thay đổi mà trên bề mặt là có lợi, nhưng những cân nhắc chính trị đã bóp méo việc thực thi của những thay đổi này. Việc cho phép phụ nữ tham gia vào các vị trí chiến đấu, đặt dấu chấm hết cho chính sách “không hỏi, không nói”, và cuối cùng là cho phép người chuyển giới nhập ngũ, đều tạo điều kiện cho quân đội tìm kiếm những cá nhân có năng lực nhất bất kể họ xuất thân từ đâu, theo quan điểm của ông.
Tuy nhiên, những thay đổi này đòi hỏi các tiện nghi về văn hóa, hậu cần, và thậm chí cả chăm sóc sức khỏe mà cần được cân nhắc với các lợi ích về năng lực chiến đấu khi chiêu mộ bất kỳ cá nhân nào như vậy. Tất cả những điều này lẽ ra phải được xem xét cẩn thận, nhưng những cuộc đàm luận đó đã không thể diễn ra hoàn chỉnh vì gánh nặng chính trị trói buộc những thay đổi này, vị sĩ quan cho hay. Chúng được áp đặt từ trên xuống dưới vì bầu không khí chính trị chủ yếu đòi hỏi những thay đổi này nhân danh “tiến bộ”, thay vì để hỗ trợ sứ mệnh của quân đội.
Quân đội hiện đã phát triển một đội hình đầy đủ các tổ chức đặt nặng về mặt chính trị, cho dù là các chương trình cơ hội bình đẳng, các chương trình chống phân biệt đối xử, các chương trình chống quấy rối tình dục, và một số chương trình đào tạo bắt buộc theo Quy chế Quân đội 350-1, ông cho biết.
Ông cho hay, mặc dù về lý thuyết, những điều này là có lợi, nhưng trên thực tế, chúng được thúc đẩy bởi các ưu tiên chính trị khiến chúng trở nên vô dụng hoặc thậm chí có hại.
Việc tập trung quá mức vào các hàm ý chính trị đã tạo ra một “nền văn hóa rất bài xích rủi ro”, mà trong đó người ta cần duy trì “nhận thức” về việc tuân lệnh tuyệt đối “bất kể sự thật là gì”, vì nếu làm theo cách khác, thì “sự nghiệp của quý vị sẽ tiêu tan”, ông cho biết.
Kết quả là, “quý vị nhận thấy rất nhiều nhà lãnh đạo đang làm những điều khủng khiếp” để duy trì hình ảnh có một hồ sơ chính trị long lanh không tì vết, ông nói.
Ông nhớ đến một đồng sự của mình, người chỉ được nhắc đến trong một lá đơn khiếu nại quấy rối tình dục bởi một người mà ông vừa đuổi khỏi Lục quân. Mặc dù cá nhân vị đồng nghiệp này không bị buộc tội quấy rối, nhưng việc thăng chức của ông ấy đã bị hoãn lại khi cuộc điều tra đơn khiếu nại đó đã mất tới nhiều năm thay vì vài tháng thông thường để giải quyết. Sự nghiệp của người đàn ông này trên thực tế đã bị hủy hoại vào thời điểm đó.
Sĩ quan này cho biết, “Phản ứng là dễ đoán” bởi vì môi trường chính trị kiểu này đã khiến cho việc quấy rối tình dục trở thành một vấn đề gây chấn động.
“Khi quý vị bị liên can tới các chương trình có tính chất phóng xạ này, quý vị sẽ bị coi là có tội cho đến khi được chứng minh là vô tội”, ông nói.
Theo quan điểm của ông, khóa đào tạo AR 350-1 minh chứng cho sự thay đổi văn hóa từ bản chất đến hình thức bên ngoài.
Thời lượng của 14 lớp học trực tuyến, với một số lớp dài tới bốn giờ, bàn về mọi thứ từ nhận thức về khủng bố, an ninh mạng, và an toàn cho nhân viên đến cơ hội việc làm bình đẳng và chính sách chống quấy rối. Một số lớp chỉ cần phải [học] một lần, [trong khi] những lớp khác yêu cầu phải là hàng năm.
“Về lý thuyết, các khái niệm đằng sau những vấn đề đó là có cơ sở”, vị sĩ quan này nói, nhưng chúng đã được đưa ra từ cấp cao nhất như các chỉ lệnh chính trị, mà không cần bận tâm đến việc kiểm tra xem liệu có thời gian để thực sự hoàn thành chúng hay không.
“Nếu quý vị tuân theo phương pháp này một cách chi li, thì ngoài khóa đào tạo này ra quý vị sẽ chẳng làm được điều gì khác trong cuộc sống thường ngày tại nơi làm việc”, ông nói. “Không có đủ thì giờ trong ngày để hoàn thành khóa học đó trong khi vẫn làm công việc bình thường của quý vị”.
Quả thực, có nhiều điều chính đáng mà quân đội phải làm, nhưng quân đội có truyền thống thể hiện tính hiệu quả — họ cần phải đặt ưu tiên.
Ông nói thêm, “Một số điều trong số đó là cần thiết, một số điều lại không cần thiết vì chúng không phải lúc nào cũng áp dụng được cho đơn vị cụ thể đó và bộ nhiệm vụ của họ”.
Khi một đồng nghiệp của vị sĩ quan này nêu ra vấn đề này với cấp trên của ông ta, ông ta đã bị từ chối thẳng thừng.
“Họ nói, ‘Không thành vấn đề, dù sao thì chúng ta vẫn sẽ làm điều đó thôi’”, ông cho biết.
Do đó, bất kỳ quá trình đào tạo nào như vậy đều “bị đưa vào một mớ hỗn hợp các hoạt động bình thường hàng ngày” với những hậu quả có thể lường trước được.
Ông nói: “Mọi người tìm các cách né tránh khuôn khổ để hoàn thành các lớp học đó nhanh hơn”.
Lấy ví dụ, video đào tạo sẽ phát kiến thức đào tạo trong khi các binh lính làm công việc khác. Đối với bài kiểm tra, họ chỉ cần sao chép các câu trả lời đúng từ bản chỉ dẫn cách giải đáp hoặc là ghi nhớ chúng. Đôi khi, có người không có thời gian để thực hiện khóa đào tạo chút nào và họ đã làm giả chứng chỉ hoàn thành khóa học, ông cho hay.
Tuy nhiên, điều đó nuôi dưỡng thứ văn hóa có tiêu chuẩn thấp, nơi mà các binh lính đã quen với việc hoàn thành các nhiệm vụ trên hình thức hoặc thực hiện ở mức tối thiểu là tích vào ô trống.
“Về cơ bản là, tôi chỉ có mặt để làm việc, tôi làm những gì tôi được bảo, và tôi chỉ chăm chăm vào danh sách việc cần làm của mình và bảo đảm rằng toàn bộ danh sách đó đều được hoàn thành”, vị sĩ quan này nói.
“Vì vậy, quý vị không tập trung vào bộ sứ mệnh thực sự của những gì mà quân đội nên phải làm”.
Ông nói rằng một nền văn hóa như vậy cũng đầu độc tinh thần chiến đấu.
Chẳng hạn, cứ hai lần một năm thì mỗi binh sĩ phải vượt qua các bài kiểm tra thể lực và trình độ bắn súng. Nhưng việc vượt qua đơn thuần không phải là “dấu hiệu cho thấy độ thành thạo cần thiết để có thể thực hiện công việc của quý vị một cách trọn vẹn hoặc có hiệu quả và thích đáng”.
“Vì vậy, điều đó rất có thể tạo ra một tâm lý và văn hóa về việc tiêu chuẩn tối thiểu là phù hợp bởi vì chúng ta cần có số lượng nhiều hơn chất lượng”.
Các tướng lĩnh có thể bảo vệ bản thân bằng cách tuyên bố mọi thứ đều ổn trên giấy tờ. Nhưng nếu người Mỹ biết được “mức độ thể lực chung và mức độ thành thạo chung với các hệ thống vũ khí của họ” đã trở nên như thế nào, thì họ “sẽ không cảm thấy thoải mái cho lắm”, vị sĩ quan này nói.
Thành ra là, những người “thức tỉnh” thì phát đạt trong môi trường này, đón nhận tính đúng đắn về chính trị và thăng tiến qua các cấp bậc, trong khi những người có tư tưởng truyền thống, vẫn có khả năng là chiếm đa số, thì bị chán nản và có xu hướng rời đi sớm.
Ông cho biết, “Số lượng sĩ quan cấp đại đội hoàn thành bốn năm phục vụ đầu tiên của họ và rời đi với tư cách là đội trưởng … là rất lớn”.
Điều này đang phản ánh xu hướng văn hóa trong xã hội rộng lớn hơn.
Ông nói, “Ngày nay ở Mỹ, [ai] có lòng tự hào dân tộc thì bị coi là xấu xa. … [Ai] có bất kỳ loại nền tảng tinh thần nào về đạo đức và các giá trị truyền thống, vốn thường dựa trên tôn giáo, thì đang bị hủy hoại”.
Theo ông, lệnh bắt buộc chích ngừa COVID-19 được công bố hồi đầu năm nay có thể chính là chiếc đinh cuối cùng đóng lên quan tài của các giá trị quân sự truyền thống. Cuộc tranh luận xung quanh các loại vaccine đã trở nên quá đặt nặng về chính trị đến mức việc chấp nhận hay từ chối của họ có thể, đến một mức độ nào đó, được xem như một phép thử rõ ràng để phân loại những người tuân lệnh với những người phản đối đối với sự thay đổi văn hóa rộng rãi hơn trong quân đội.
Trước đây, các sĩ quan cấp đại đội là những người cấp quyền miễn chích ngừa. Quyền hạn đó bây giờ đã được nâng đến tận tổng y sĩ.
Ông nói, “Việc chích ngừa đang được sử dụng như một phương tiện để nhắm vào những cá nhân có tư tưởng bảo tồn truyền thống mà có quan điểm tôn giáo mạnh mẽ, hoặc những ai là người có tư tưởng tự do, hoặc chỉ là không thấy cần thiết, hoặc bất cứ thứ gì đó khác, nhưng họ bảo tồn nhiều giá trị truyền thống hơn”.
“Đây chỉ là một cơ hội để sử dụng quy định và phương tiện là mũi chích để loại bỏ những người này bởi vì chính những người đó là những người làm trái hay những người biểu hiện thái độ phản đối việc chủ nghĩa thức tỉnh đang thâm nhập vào quân đội”.
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: