LAUSANNE, Thụy Sĩ – Ở một đất nước có sự đa dạng văn hóa, thì Đoàn Nghệ Thuật Biểu Diễn Shen Yun như trở về nhà. Mùa lưu diễn 2022-2023 đã mang Shen Yun đến với Nhà Hát Beaulieu của thành phố Lausanne.
“Tôi nghĩ rằng đây là một lời nhắc nhở tốt đẹp về những giá trị cổ xưa và ngày xưa đã từng như thế nào và chúng ta đã từng khát vọng những gì, và cũng có lẽ là những gì chúng ta cần mang trở lại,” cô Aleksandra Kalentic, một luật sư và một cựu vũ công chia sẻ sau khi xem buổi biểu diễn vào ngày 16/01/2023.
Shen Yun với trụ sở tại New York sử dụng vũ đạo Trung Hoa cổ điển để kể các câu chuyện về đất nước Trung Hoa trước thời cộng sản.
“Là một cựu vũ công, tôi thật sự trân quý những kỹ năng và sự hòa hợp của tất cả những người nghệ sĩ múa,” cô Kalentic nói thêm.
Shen Yun lấy cảm hứng từ nền văn minh 5,000 năm của Trung Hoa. Lịch sử 5,000 năm đó đã chứng kiến rất nhiều triều đại cùng với văn hóa và phong tục tập quán riêng.
“Tôi nghĩ rằng sự kết hợp giữa âm nhạc, vũ đạo và nghệ thuật thị giác ấy – đã làm chúng tôi cảm thấy vô cùng đặc biệt. Giống như từ một thế giới khác vậy,” cô Kalentic cho biết.
Một trong số rất nhiều nhân tố làm nên sự độc đáo của Shen Yun chính là việc sử dụng một phông nền kỹ thuật số. Đây chính là công nghệ được cấp bằng sáng chế của Shen Yun, công nghệ này cho phép mở rộng sân khấu không giới hạn.
“Tôi yêu thích sự kết hợp giữa truyền thông đa phương tiện hiện đại cùng với những bộ trang phục và vũ đạo truyền thống như thế này. Tôi nghĩ đó là một lượng cảnh hiện đại thích hợp kết hợp với những chuyển động phía sau,” cô Kalentic nói.
Ông Derek Abell, một Giáo sư về Quản Trị Kinh Doanh, cũng là một khán giả của chương trình này.
Ông cũng rất ấn tượng về công nghệ phông nền kỹ thuật số này cho phép các vũ công có thể đi đến bất kỳ nơi nào mà họ muốn.
“Đó chính là ý tưởng về cảnh giới thần tiên mà buổi biểu diễn đã mang đến. Họ bay vào bầu trời, và từ bầu trời lại quay về sân khấu. Chính ý tưởng này đã làm cho tôi rất ấn tượng,” ông Abell nói.
Có nhiều yếu tố làm cho Shen Yun trở nên vô cùng đặc biệt đối với ông Abell, tuy nhiên ông đánh giá rất cao toàn bộ buổi biểu diễn nói chung.
“Trong tiếng Đức có từ ‘Gesamt Kunst’ (Nghệ thuật Tổng thể) – có nghĩa là cảnh tượng, màu sắc, âm nhạc,vũ công, thần tiên. Vì vậy đó là ý tưởng tổng thể mà tôi nhận được. Không chỉ là một thứ riêng lẻ, mà là cả một tổng thể. Và tôi thật sự rất thích những màn độc xướng, các giọng nữ cao, giọng nam cao, cũng như màn biểu diễn loại nhạc cụ hai dây đó thật là tuyệt vời,” ông nói.
Loại nhạc cụ có hai dây mà ông đề cập đến chính là đàn nhị hồ, một nhạc cụ truyền thống của Trung Hoa có lịch sử lên đến 4,000 năm.
Là một người hiểu rõ về múa ba lê, ông Abell nói rằng múa cổ điển Trung Hoa chính là một hình thức múa riêng biệt sử dụng kỹ thuật “yuan chang” nghĩa là những bước chân ngắn và nhanh để tạo ra một cảm giác rằng người vũ công đang trôi trên sân khấu.
“Tôi từng làm việc với đoàn múa Ba lê cổ điển Bolshoi ở thành phố Moscow, và tôi nghĩ rằng nghệ thuật này là hoàn toàn khác biệt. Và tôi thấy các nghệ sĩ múa thực hiện những bước đi ngắn, đó là đặc trưng của văn hoá Trung Hoa. Tôi rất thích các câu chuyện được kết nối với những tiết mục vũ đạo như vậy.”
Đài truyền hình NTD và Maria Han đưa tin