Sáng kiến ‘Bộ Chỉ huy và Kiểm soát chung’ của Ngũ Giác Đài ‘không thể chuyển giao’ đúng thời hạn
Theo một báo cáo mới, sáng kiến ‘Bộ Chỉ huy và Kiểm soát chung Toàn miền (JADC2) của Ngũ Giác Đài, một nguyên lý tích hợp các cảm biến từ tất cả lực lượng quân vụ vào chung một mạng lưới đơn nhất, có khả năng sẽ không chuyển giao trong khung thời gian như mong đợi ban đầu. Các chuyên gia tin rằng Bộ Quốc phòng (DoD) sẽ cần phải đại tu chương trình này để ngăn chặn việc khai triển kéo dài hàng chục năm.
“Chung quy, đây là một cách cho phép tất cả các cảm biến, tất cả các xạ thủ, tất cả các nút lệnh, có thể đàm thoại với nhau trong bất kỳ sự kết hợp nào trong hầu hết mọi tình huống,” ông Bryan Clark, một thành viên cao cấp thuộc Viện Hudson có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn cho biết trong một cuộc thảo luận về vấn đề này hôm 20/04.
“Cách tiếp cận toàn cầu này đang được theo đuổi nhằm tìm cách tạo ra một phương thức cho tất cả các lực lượng quân sự Hoa Kỳ đàm thoại với tất cả các lực lượng quân sự khác của Hoa Kỳ, và có thể thực hiện các chuỗi tác động một cách nhanh chóng để nỗ lực đạt được lợi thế ra quyết định trước đối thủ.”
Tuy nhiên, một báo cáo mới đây của Viện Hudson cho thấy quy trình này đang gặp trở ngại do phương pháp tiếp cận từ trên xuống hiện nay, vì vậy mà dự án này có khả năng không chuyển giao đúng thời hạn.
Hơn nữa, những vấn đề như vậy có thể cản trở khả năng cạnh tranh của sáng kiến này đối các đối thủ ngang hàng như Trung Quốc và Nga.
“Thật không may, việc theo đuổi tính hiệu quả và ra quyết định tập trung của DoD đã cản trở các mối liên hệ trực tiếp giữa các khách hàng là những người chỉ huy chiến đấu và các nhà cung cấp thương mại hoặc chính phủ vốn cần thúc đẩy sự đổi mới,” báo cáo cho biết. “Do đó, việc này sẽ dẫn đến kết quả là sẽ tiếp tục các giải pháp phù hợp với mọi đối tượng vốn sẽ mất nhiều thời gian hơn và tốn kém hơn so với các khái niệm và năng lực được điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.”
“Ngoài việc thúc đẩy các vấn đề đã được ghi chép lại của Ngũ Giác Đài trong việc chuyển giao các hệ thống và khái niệm mới về chi phí và lịch trình, các giải pháp phổ quát sẽ ít có khả năng nhắm vào các mối đe dọa cụ thể từ các đối thủ ngang hàng như Trung Quốc hoặc Nga.”
Ông Clark cho biết Hoa Kỳ sẽ cần phát triển khả năng nhanh nhạy hơn để có được lợi thế ra quyết định trước quân đội Trung Quốc. Điều này sẽ có được lợi thế sân nhà trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến. Vì vậy, ông nói thêm rằng sự thành công hay thất bại của JADC2 trong việc cải thiện năng lực quân sự của Hoa Kỳ làm suy yếu các tiến trình của Trung Quốc là một vấn đề có tầm quan trọng to lớn.
Ông Mark Lewis, Giám đốc Viện Công nghệ Emerging thuộc Hiệp hội Công nghiệp Quốc phòng Quốc gia, cho biết, nói thì dễ hơn làm. Ông nói rằng ý tưởng về một tiêu chuẩn phổ quát để chỉ huy và kiểm soát chung là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng rất khó thực hiện do các chương trình chỉ huy và kiểm soát dành riêng cho từng ngành đã hiện hữu trong Hải quân, Lục quân và Không quân.
Ông Lewis nói: “Tôi từng nói đùa rằng mọi người đều đồng ý với ý tưởng về các tiêu chuẩn chung, chỉ có điều là mọi người đều muốn sử dụng các tiêu chuẩn chung của riêng họ. Vì vậy, để tất cả đều đồng thuận về những tiêu chuẩn đó là một thách thức lớn.”
“Mọi người đều đồng ý về tầm quan trọng của JADC2,” ông nói thêm.
“Điều phiền toái nằm ở các phương thức cụ thể để chúng ta đạt được điều đó.”
Ông Lewis nói thêm rằng phạm vi rộng lớn của sáng kiến này rất phức tạp bởi thực tế là nhiều hệ thống trong các ngành khác nhau của quân đội được thiết kế rõ ràng để không thể kết nối với các hệ thống khác như một biện pháp an ninh.
Hơn nữa, ông Lewis cho rằng việc thử nghiệm không đầy đủ và sự nhầm lẫn giữa việc trình diễn và thử nghiệm thường khiến cho các chương trình bị tạm dừng do một sự cố hỏng hóc được phát hiện, trong khi thực tế chúng ta chỉ cần điều chỉnh thêm.
Vì vậy, ông đã kêu gọi một cuộc tập trận không gian mạng tương đương với các cuộc tập trận Cờ đỏ của Lực lượng Không quân khi huấn luyện các phi công thông qua việc tham gia vào các tình huống mô phỏng chiến đấu.
Ông Andrew Thornebrooke là một phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: