Sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ phục hồi lên trên mức trước đại dịch
Một báo cáo mới từ Cục Dự trữ Liên bang cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy ở Hoa Kỳ đã mở rộng trong tháng Tám, mặc dù với tốc độ chậm hơn nhiều so với tháng Bảy, do những gián đoạn liên quan đến cơn bão Ida. Tuy nhiên, tổng sản lượng công nghiệp trong tháng Tám đã tăng trên mức trước đại dịch.
Fed cho biết trong một tuyên bố hôm 15/09 (pdf) rằng, sau khi tăng 0.8% trong tháng Bảy, tổng sản lượng công nghiệp của Mỹ đã tăng 0.4% trong tháng Tám, .
Báo cáo của Fed nêu: “Việc ngừng hoạt động cuối tháng liên quan đến cơn bão Ida đã làm giảm mức tăng sản xuất công nghiệp ước tính khoảng 0.3 điểm%.”
Trong năm qua, sản lượng của các nhà máy đã tăng 5.9%, tăng lên 0.3% so với mức trước đại dịch vào tháng 02/2020.
Ngành dịch vụ tiện ích có mức tăng lớn nhất, tăng 3.3% trong tháng Tám sau khi giảm 4.0% trong tháng Bảy. Hàng tiêu dùng, danh mục có tốc độ mở rộng cao nhất tiếp theo, tăng 0.8%, tiếp theo là nguồn cung cấp phi công nghiệp, tăng 0.6% trong tháng Tám.
Trong khi cơn bão buộc các nhà máy hóa dầu, lọc dầu và nhựa phải đóng cửa, ngành sản xuất đã tìm được cách tăng 0.2%. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò ý kiến đã dự kiến ở mức 0.4%.
Fed tuyên bố trong báo cáo rằng, “Mặc dù ước tính bị ảnh hưởng bởi cơn bão Ida là 0.2%, sản lượng sản xuất đã tăng 0.2% trong tháng Tám và cao hơn 1.0 % so với mức trước đại dịch.”
Một báo cáo riêng từ Fed New York, được gọi là chỉ số “Empire State” về các điều kiện kinh doanh hiện tại, đã tăng lên mức 34.3 trong tháng Chín từ 18.3 vào tháng Tám.
Các đơn đặt hàng mới, các lô hàng và đơn đặt hàng chưa được thực hiện đều ghi nhận mức tăng đáng kể, trong khi các chỉ số thị trường lao động cho thấy việc làm tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, chỉ số thời gian làm việc trung bình tính theo tuần của nhân viên đã tăng 15.4 điểm trong tháng Chín lên mức 24.3.
Tuy nhiên, những thách thức từ phía cung vẫn còn, với chỉ số thời gian giao hàng chạm mức 36.5 – mức cao kỷ lục.
Ông Oren Klachkin, nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ tại Oxford Economics ở New York, nói với Reuters: “Nhu cầu hàng hóa lạc quan, đầu tư kinh doanh tăng. và nhu cầu phục hồi từ ngoại quốc được dự kiến sẽ giữ cho hoạt động tăng trưởng ở mức ổn định vào năm 2022.”
“Tuy nhiên, [vấn đề] chuỗi cung ứng không có chuyển biến và những thách thức về tuyển dụng sẽ đồng thời hạn chế việc mở rộng và những khó khăn này sẽ không giảm đi đáng kể cho đến khi cuộc khủng hoảng COVID được kiềm chế một cách hiệu quả ở quốc nội và quốc ngoại.”
Áp lực lạm phát vẫn tiếp tục, với chỉ số giá thực trả gần mức kỷ lục và mức giá nhận được đang ở mức cao nhất mọi thời đại là 47.8.
Các tác giả của báo cáo viết: “Nhìn về phía trước, các công ty vẫn rất lạc quan rằng các điều kiện sẽ được cải thiện trong sáu tháng tới, và các kế hoạch chi tiêu vốn và chi tiêu cho công nghệ đã tăng lên rõ rệt.”
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên hay nhất về việc viết bài mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Reuters đã đóng góp vào báo cáo này
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: