Rụng tóc và tóc bạc sớm: 5 nguyên nhân và cách cải thiện
Tại sao một số người dễ bị rụng tóc, bạc sớm, khô, vàng và chẻ ngọn? Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc, chẳng hạn như thói quen hàng ngày không đều đặn, căng thẳng, cảm xúc bất ổn, cách thức ăn uống mất cân bằng và nhuộm tóc.
Theo quan điểm của Trung y thì tóc có liên quan mật thiết với thận. Ví dụ, Trung y chỉ ra rằng “thận tàng tinh, và thận sáng bóng ra tóc.” “Tinh khí” trong Trung y là sự kết hợp giữa tinh khí di truyền và tinh khí thu được.
Tinh khí di truyền được quy định từ gen và là bẩm sinh nên có người sinh ra đã có mái tóc dày, sẫm màu và bóng mượt tự nhiên. Ngược lại, có người lại bị bạc tóc, hói đầu và gặp các vấn đề về tóc khác ngay từ khi còn trẻ.
Tinh khí thu được là chỉ thức ăn chúng ta ăn vào, được dạ dày hấp thụ và chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Những chất dinh dưỡng này là cơ sở cho hoạt động của các cơ quan nội tạng hay còn gọi là tinh khí của các cơ quan. Chỉ khi có đủ tinh khí thì cơ thể mới có thể tăng trưởng, phát triển và sinh sản. Nếu thận tinh không đủ sẽ xảy ra các vấn đề về tóc như bạc sớm, rụng tóc và các bệnh về tóc khác.
Mặc dù các yếu tố di truyền là không thể thay đổi, nhưng nếu cách thức ăn uống và sinh hoạt được điều chỉnh thì sức khỏe của tóc sẽ được cải thiện. Ngoài ra, một số yếu tố như thức khuya, suy nghĩ quá nhiều, hóa trị liệu hoặc dược phẩm cũng có thể ảnh hưởng đến tóc. Tuy nhiên, những yếu tố này có thể thay đổi được bằng cách sửa đổi hành vi hoặc chất bổ sung.
5 nguyên nhân khiến tóc không khỏe và cách cải thiện
Chất bảo quản và hormone tăng trưởng trong thực phẩm
Hầu như tất cả các loại thịt chế biến đều chứa chất bảo quản nitrites. Khi nitrites kết hợp với thực phẩm chứa amin sẽ tạo ra nitrosamine là chất gây ung thư.
Thực phẩm có chứa amin bao gồm mực, giăm bông, phô mai cứng lâu năm, xúc xích, thịt xông khói, tôm khô, sò điệp khô, dưa muối, v.v. Thuốc lá, rượu bia, trầu cau cũng chứa nitrosamine, có thể gây ung thư nếu ăn thường xuyên. Còn mì ăn liền chứa quá nhiều natri và chất bảo quản.
Ăn quá nhiều những món này đương nhiên sẽ cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng cho nang tóc, xảy ra nguy cơ đối với sức khỏe của tóc. Ngoài ra, thịt gia cầm, gia súc nuôi bằng thức ăn có chứa hormone tăng trưởng vào cũng sẽ gây rối loạn nội tiết trong cơ thể và cản trở quá trình mọc tóc.
Phương pháp cải thiện theo Trung Y: Ăn ít các loại thực phẩm có vấn đề nêu trên và cố gắng dùng các chất bảo quản tự nhiên như gừng, tỏi, rượu, giấm, đường, muối hoặc trà ô long có chứa polyphenol.
Mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu
Suy dinh dưỡng, thiếu sắt hoặc thiếu protein cũng có thể gây hại cho tóc.
Protein là một trong những dưỡng chất quan trọng làm cho tóc khỏe đẹp, nếu thiếu protein trong thời gian dài cũng có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, cũng có người do giảm cân quá mức hoặc ăn nhiều đồ cay, chiên rán sẽ làm gan và mật nóng ẩm, đồng thời cản trở sự lưu thông khí huyết ở chân tóc, dẫn đến rụng tóc.
Theo quan điểm của Trung Y thì: “Gan tích huyết và tóc là phần còn lại của huyết.” Tóc mọc cần có sự trợ giúp của máu trong gan. Nếu máu trong gan không đủ thì tóc sẽ mọc chậm, khô và gãy rụng. Thận tinh và máu trong gan có thể chuyển hóa lẫn nhau. Máu trong gan không đủ sẽ khiến thận tinh không đủ, cho nên tóc cũng sẽ bạc và rụng đi.
Phương pháp cải thiện theo Trung Y: Có thể dùng bài thuốc Tứ vật thang với Mạch môn hoặc bài thuốc Quy tỳ thang để dưỡng huyết
Thường xuyên thức khuya
Thường xuyên thức khuya và mất ngủ dễ dẫn đến rụng tóc.
Trung Y chỉ ra rằng 12 kinh mạch chính phân bố theo thời gian và đường vận hành cụ thể. Một ngày có 12 canh giờ (mỗi canh giờ là hai giờ hiện đại) tương ứng với 12 kinh mạch chính trong cơ thể con người, vào canh giờ tương ứng với kinh mạch thì khí huyết trên các kinh mạch này sẽ hoạt động mạnh hơn. Các cơ quan và mô được tác động bởi các kinh mạch này cũng hoạt động tích cực hơn.
Tóc mọc cần máu để cung cấp chất dinh dưỡng. Từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng là thời gian kinh mạch gan và túi mật lưu thông. Kinh mạch túi mật lưu thông hai bên đầu, còn kinh mạch gan phân bố trên đỉnh đầu. Thức khuya thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc từ đỉnh đầu.
Ban đêm là thời gian để gan nghỉ ngơi. Đi ngủ trước 11 giờ tối sẽ giúp máu trở về gan, khi đó máu về gan mới đủ và vận hành tốt giúp cho da đầu khỏe mạnh và tóc được cung cấp đủ dưỡng chất nên tóc sẽ không bị rụng và luôn bóng mượt. Thường xuyên thức khuya hoặc đi ngủ muộn sẽ làm máu trong gan suy kiệt dẫn đến tóc bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, rất dễ bị rụng tóc.
Theo quan điểm của Trung Y thì “gan chủ về phế và tán khí”. Khi gan không tán được khí, khí bị đình trệ có thể dẫn đến khí và máu lưu thông kém – nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc bị tắc nghẽn dẫn đến tóc bạc hoặc rụng tóc. Liệu pháp điều trị theo Trung Y là kết hợp việc điều trị gan và thận cùng lúc.
Phương pháp cải thiện theo Trung Y: Dùng bài thuốc kết hợp lục vị Địa hoàng hoàn cùng với Viễn chí và rễ Hà thủ ô hoặc bài Thất bảo công thức (Tiên dược của bảy báu vật cho mái tóc đẹp).
Sử dụng trí óc quá nhiều và bị căng thẳng
Do lao động trí óc trong thời gian dài nên máu trong đầu được ưu tiên cung cấp cho bên trong não dẫn đến da đầu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, dễ gây rụng tóc.
Phương pháp cải thiện theo Trung Y: Dùng Thiên vương dưỡng tâm hoàn.
Một loại rụng tóc khác là tóc bị rụng từng mảng do trạng thái căng thẳng tinh thần cao độ gây ra. Có người tóc rụng thành từng mảng là do suy nghĩ quá độ. Nếu quá lo lắng hoặc tức giận hoặc thường xuyên chán nản sẽ gây ra chứng rụng tóc từng mảng.
Phương pháp cải thiện theo Trung Y: Có thể dùng châm cứu, châm vòng tròn xung quanh vùng rụng tóc khoảng 3 – 4 mũi kim. Một hoặc hai tuần sau tóc mới sẽ mọc ra.
Hóa trị
Sau hóa trị, bệnh nhân ung thư sẽ bị rụng tóc nhiều.
Việc hóa trị sẽ giết chết các tế bào ung thư nhưng đồng thời cũng làm hỏng các tế bào nang tóc bình thường. Thông thường, tóc mới sẽ mọc từ một đến hai tháng sau khi ngừng hóa trị. Sau khi hóa trị, sinh lực sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn và các triệu chứng khác do tổn thương lá lách, dạ dày, cũng như tinh khí và thận tinh. Do đó, nên tập trung vào liệu pháp bổ tỳ vị và bổ thận bằng các vị thuốc thích hợp.
Phương pháp cải thiện theo Trung Y: Bài thuốc kết hợp bốn loại thảo mộc chính, Súp bốn loại thảo mộc hoặc lục vị Địa hoàng hoàn với các loại thảo mộc bổ sung như Kê huyết đằng và rễ Hoàng kỳ.
Khánh Nam biên dịch.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times