Ra mắt bạch thư ‘Khá giả toàn diện’, Bắc Kinh bị chế giễu là tự huyễn hoặc bản thân
Trong khi mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang không thể đoán trước, một hành động khác của Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý từ thế giới bên ngoài.
Ngày 28/9, Phòng Thông tin Quốc vụ viện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố cuốn bạch thư “Xã hội khá giả toàn diện của Trung Quốc”. Trước đó vào ngày 25/2 năm nay, Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng tất cả những người nghèo ở nông thôn Trung Quốc đã được thoát nghèo. Vào ngày 1/7, ông ta lại tuyên bố tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng rằng “một xã hội khá giả đã được xây dựng trên mọi phương diện, đây là sự kiện mang tính lịch sử khi vấn đề nghèo đói đã được giải quyết một cách tuyệt đối”.
Mặc dù thế giới bên ngoài đã chỉ ra rằng, tuyên bố xóa đói giảm nghèo của Bắc Kinh là không đáng tin cậy, nhưng lần này, họ thậm chí còn xuất bản cuốn bạch thư “Khá giả toàn diện”.
Cuốn bạch thư tuyên bố rằng trong 100 năm qua, ĐCSTQ đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc “chiến đấu hết mình”, từ “một nhà khá giả” trở thành một “xã hội khá giả”, từ “khá giả tương đối” trở thành “khá giả toàn diện”, từ “kiến thiết toàn diện” trở thành “xây dựng toàn diện”, đem xã hội khá giả “từ ước mơ trở thành hiện thực”.
Cuốn sách còn nói rằng, “không một người nào bị bỏ lại phía sau, không một khu vực nào bị bỏ lại phía sau, không một dân tộc nào bị bỏ lại phía sau”, đã thể hiện được yêu cầu về bản chất của chủ nghĩa xã hội đối với giấc mơ “thịnh vượng chung”.
Những lời này không chỉ khiến người ta nổi da gà mà còn không phù hợp với sự thật. Một số cư dân mạng trên Twitter nói rằng, đây là trò “xả đại bác”, “vẽ cái bánh ra cho sướng miệng”, “Thất nghiệp nhiều thế này thì lấy đâu ra xã hội khá giả! Chuyện ăn uống sắp trở thành vấn đề rồi này!”
Cũng có người nói rằng: “Khá giả toàn diện ở đâu, vắt kiệt toàn diện thì đúng hơn. Những người trẻ tuổi đang bị bóc lột đến nỗi chỉ đủ tiền cho nhu cầu tối thiểu, những người không đủ cả nhu cầu tối thiểu thì đang đánh đổi sức khỏe để kiếm tiền, khá giả nên là một từ hình dung sự ấm áp, không phải là một bức tranh đẫm máu và tàn nhẫn như thế này”.
Bên cạnh sự chế giễu của cư dân mạng, cũng cần lưu ý rằng tại sao Bắc Kinh lại công bố cuốn bạch thư này, và tại sao lại chọn xuất bản nó vào thời điểm này?
Người phụ trách chuyên mục của Epoch Times, ông Vương Hách phân tích rằng, năm nay là “Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập đảng” của ĐCSTQ, kỷ niệm cái gì đây? Phải có cái gì đó để lấy ra khoe, đó chính là cái gọi là “khá giả toàn diện”, mà “xóa đói giảm nghèo toàn diện” là điều kiện cần để “khá giả toàn diện”. Vậy nên đã khoa trương “xóa đói giảm nghèo toàn diện” và “khá giả toàn diện”, để làm chỗ dựa chủ yếu cho tính chính danh của ĐCSTQ và nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp của Tập Cận Bình. Tất nhiên, hai mục tiêu này có đạt được hay không lại là chuyện khác, người dân và cộng đồng quốc tế đều có thể thấy rõ.
Ông Vương còn cho rằng, có hai điểm cần suy nghĩ về thời gian phát hành bạch thư của ĐCSTQ. Một là Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương sắp được tổ chức, lúc đó cần có bản tổng kết 100 năm của ĐCSTQ.
Một điều nữa là vào Đại hội toàn quốc lần thứ 20 sang năm, ông Tập cần chứng minh rằng ông ta tất yếu phải có nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp. Bạch thư cũng đề cập đến “thịnh vượng chung” – là cương lĩnh chính trị sau này của ông Tập, để phân biệt với “kỷ nguyên mới” của Đặng Tiểu Bình. Ông Đặng nói “để một bộ phận người giàu lên trước”, còn ông Tập nói về “thịnh vượng chung”. Như thế trong lịch sử của ĐCSTQ, ba người Mao, Đặng và Tập sẽ được liệt cùng hàng với nhau. Tuy nhiên, đây được cho là tưởng tượng của ông Tập, bởi vì nhiều người đã nhìn thấy rằng ĐCSTQ sẽ chẳng còn sống được bao lâu nữa, ông Tập có lẽ trong tâm là đang tự cổ vũ bản thân.
Do Phù Dao, Lí Hạo thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: