Quỹ hưu trí California tăng đầu tư vào cổ phiếu A của Trung Quốc khi SEC thắt chặt giám sát cổ phiếu Trung Quốc
Hoa Kỳ gần đây đã phát tín hiệu thắt chặt hơn nữa các quy định đối với các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ và cảnh báo các nhà đầu tư về những rủi ro tiềm ẩn khi đầu tư vào các công ty này.
Hội đồng Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng (PCAOB) hôm 22/09 đã phê duyệt một khuôn khổ mới yêu cầu các công ty không được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán Hoa Kỳ (Cổ phiếu Khái niệm của Trung Quốc – các cổ phiếu Trung Quốc có tiềm năng lớn nhưng không/ít có lợi nhuận) phải công bố thêm thông tin để giúp PCAOB thực hiện Đạo luật Trách nhiệm Giải trình của Công ty Ngoại quốc. Khuôn khổ sẽ có hiệu lực khi được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) phê duyệt.
Chủ tịch SEC Gary Gensler nhấn mạnh vào cuối tháng Tám và một lần nữa hôm 14/09, rằng nếu Cổ phiếu Khái niệm của Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc và không cho phép Hoa Kỳ xem xét tóm tắt kiểm toán của họ trong vòng 3 năm, chúng sẽ bị hủy niêm yết khỏi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sớm nhất là vào năm 2024.
Hôm 20/09, SEC đã cảnh báo những người và tổ chức đầu tư vào cổ phiếu, bằng cách chỉ ra rằng Cổ phiếu Khái niệm của Trung Quốc được niêm yết tại Hoa Kỳ theo cấu trúc VIE (Thực thể có Lợi suất Thay đổi) khiến các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào một công ty vỏ bọc được thành lập ở ngoại quốc hơn là một thực thể tại Trung Quốc, nghĩa là các nhà đầu tư không sở hữu vốn cổ phần trong pháp nhân Trung Quốc và do đó có khả năng chịu rủi ro đáng kể.
Hiện tại, trong số các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ, chỉ có các công ty Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) không cho phép PCAOB xem xét tài liệu kiểm toán gốc của họ vì lý do an ninh quốc gia.
Người đứng đầu Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết hôm 20/11/2020, rằng đây không phải là vấn đề không tuân thủ các luật và quy tắc liên quan của Hoa Kỳ, mà là vấn đề hợp tác quản lý xuyên biên giới.
Hôm 18/08, ông Gensler đã yêu cầu SEC đình chỉ việc niêm yết các công ty Trung Quốc tại Hoa Kỳ thông qua cấu trúc VIE và nhắc lại rằng các công ty Trung Quốc phải cho phép các cơ quan quản lý Hoa Kỳ xem xét các cuộc kiểm toán tài chính ban đầu của họ. Hai ngày sau, CSRC trả lời bằng cách hứa sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy hợp tác quản lý kiểm toán Trung Quốc-Hoa Kỳ.
Luckin Coffee, chuỗi cửa hàng đồ uống hàng đầu của Trung Quốc được niêm yết tại Hoa Kỳ, đã bị hủy niêm yết vì làm sai lệch số liệu tài chính vào tháng 06/2020. Vào tháng 04/2020, Anta Sports, Pinduoduo và các cổ phiếu khác của Trung Quốc đã bị bán khống do nghi ngờ gian lận tài chính.
Hội nghị bàn tròn tài chính Mỹ-Trung kín
Ông Mike Sun, một cố vấn đầu tư tư nhân có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói với The Epoch Times rằng Bắc Kinh không coi việc tăng cường giám sát của SEC đối với Cổ phiếu Khái niệm của Trung Quốc nhất thiết là một phương tiện để hủy niêm yết các cổ phiếu này, mà là hành động phù hợp với luật pháp và quy định của Hoa Kỳ để tốt nhất bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Ông Sun cho biết ông tin rằng Trung Cộng sẽ không nhượng bộ chỉ vì Hoa Kỳ đang siết chặt hơn. Thay vào đó, họ sẽ không đưa ra căn cứ về các vấn đề mà họ coi là mối đe dọa đối với chính họ chẳng hạn như bảo mật dữ liệu. Trung Cộng sẽ hợp tác với Phố Wall Street, và Phố Wall sẽ tiếp tục hành động như một người trung gian vì lợi ích của chính nó.
Trung Cộng gần đây đã tăng cường nỗ lực mở cửa thị trường tài chính của mình cho Phố Wall, sau hội nghị bàn tròn tài chính Mỹ-Trung kín với các chủ ngân hàng đầu tư hàng đầu Phố Wall hôm 16/09. Tính đến hôm 22/09, 3 công ty ở Phố Wall— Neuberger Berman, BlackRock, và Fidelity—đã nhận được sự chấp thuận thành lập các công ty quỹ đại chúng hoàn toàn thuộc sở hữu ngoại quốc tại Trung Quốc.
Theo ông Sun, ngoài các đại công ty của Phố Wall, các công ty kế toán quốc tế, do 4 công ty đứng đầu, cũng sẽ đóng một vai trò lớn.
Quỹ hưu trí California
Theo ông Frank Xie, giáo sư Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nam Carolina Aiken, các công ty kế toán quốc tế đang nhắm mắt làm ngơ trước các tài khoản giả mạo của Trung Cộng và các thông tin sai lệch về tài chính.
PricewaterhouseCoopers có trụ sở tại Hồng Kông, công ty kiểm toán cho công ty Trung Quốc Evergrande đang gặp khó khăn gần đây, đã không đưa ra được thậm chí một sự cảnh báo về mối lo ngại khi ký vào báo cáo tài chính năm 2020 của công ty.
Hơn nữa, quỹ hưu trí lớn nhất của Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 3 tỷ USD vào các công ty Trung Quốc tính đến tháng 06/2020, theo báo cáo đầu tư hàng năm 2019-2020 của Hệ thống Hưu trí Công chức California (CalPERS). Trong đó, hơn 450 triệu USD được đầu tư vào 14 công ty Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Cộng mà chính phủ Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách đen.
Ông Xie tin rằng những quỹ lớn của Hoa Kỳ này có những cách đầu tư vào Cổ phiếu Khái niệm Trung Quốc khác với những quỹ nhỏ. Họ không nhất thiết phải hoạt động thông qua các ngân hàng đầu tư ở Phố Wall. Họ có các nhà điều hành riêng và có thể tự thực hiện trên thị trường mở, bao gồm thị trường chứng khoán Hồng Kông và cổ phiếu A của Trung Quốc.
Ông Xie nói, đối với một quỹ lớn như CalPERS, có hơn 400 tỷ USD dưới sự quản lý của nó, lựa chọn đầu tư vào các công ty Trung Quốc là có liên quan trực tiếp đến các nhà quản lý của họ. Ông Meng Yu, cựu giám đốc đầu tư của quỹ, là người gốc Trung Quốc và từng nói “gốc gác của ông là ở Trung Quốc”. Trước khi gia nhập CalPERS vào tháng 01/2019, ông Meng là phó giám đốc đầu tư tại Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc, cơ quan quản lý hơn 3 ngàn tỷ USD dự trữ ngoại hối.
Ông Meng đột ngột từ chức khỏi CalPERS vào đầu tháng Tám năm ngoái. Ngay sau đó, Ủy ban Ứng xử Chính trị Công bằng của California (FPPC) đã mở một cuộc điều tra đối với hai đơn khiếu nại chống lại ông Meng, trong đó cho rằng ông đã không tiết lộ thực sự về một số khoản đầu tư cá nhân và việc bán cổ phiếu cũng như các khoản nắm giữ khác.
So sánh các báo cáo đầu tư của CalPERS trong hai năm tài chính 2018-2019 và 2019-2020, The Epoch Times nhận thấy quỹ này đã tăng cường đầu tư vào nhiều công ty Trung Quốc trong các kỳ báo cáo này. Quỹ này cũng tăng tỷ lệ nắm giữ tại một số công ty cổ phần [loại] H (H-share) ở Hồng Kông và các công ty cổ phần [loại] A (A- Share) ở Trung Quốc, đặc biệt là các cổ phiếu [loại] A của Trung Quốc.
Ví dụ như: khoản đầu tư của CalPERS vào Alibaba Group Holding Ltd. đã tăng từ 0 trong năm 2018-2019 lên 18.65 triệu USD trong năm 2019-2020. Đầu tư vào Alibaba Pictures Group Ltd. tăng từ 2.62 triệu USD lên 11.78 triệu USD, và các khoản đầu tư vào Alibaba Health Information cũng tăng gấp 4 lần từ 2.42 triệu USD lên 9.84 triệu USD.
Ngoài ra, CalPERS tăng cường đầu tư vào một số công ty được đưa tin gần đây, chẳng hạn như Evergrande, công ty bất động sản Trung Quốc mắc nợ nhiều nhất thế giới; China Huarong, một công ty quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước vừa được Trung Cộng cứu trợ với khoản tiền 7.74 tỷ USD; Alibaba và Tencent, những đại công ty internet của Trung Quốc đã liên tiếp bị ông Tập Cận Bình trừng phạt, bao gồm Tencent Music, được đầu tư thông qua ADR (Chứng chỉ Đầu tư Mỹ); BGI, công ty công nghệ gen hàng đầu của Trung Quốc, đang bị nghi ngờ vì đã giúp Trung Quốc thu thập và thành lập ngân hàng gen toàn cầu; Bảo hiểm Ping An gần đây đã bị chính phủ của ông Tập thanh trừng; Sinophem và Sinovac, những công ty phát triển và sản xuất vaccine của Trung Quốc và hỗ trợ chính sách ngoại giao vaccine toàn cầu của Trung Cộng.
Trong số các công ty Trung Quốc đã nhận được khoản đầu tư gia tăng từ CalPERS trong các năm tài chính 2018-2019 và 2019-2020, ít nhất có 6 công ty nằm trong danh sách đen của Hoa Kỳ cấm đầu tư vì bị cáo buộc có liên kết quân sự của Trung Cộng. Số này bao gồm Cổ phiếu [loại] A của Xây dựng Truyền thông Trung Quốc, Cổ phiếu [loại] H của Xây dựng Truyền thông Trung Quốc, Cổ phiếu [loại] A của Hóa chất Quốc gia Trung Quốc, Công ty TNHH Di động Trung Quốc, Cổ phiếu [loại] H của Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc và China Unicom Hong Kong Ltd.
Jennifer Bateman là một cây viết chuyên về Trung Quốc
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: