Quốc hội Pháp thông qua nghị quyết ủng hộ Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế
Quốc hội Pháp đã thông qua một nghị quyết mới hôm 29/11 để ủng hộ Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế.
Hòn đảo tự trị với 24 triệu dân này đã bị chính quyền Trung Cộng cấm tham gia vào các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (U.N.) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trung Cộng vẫn coi Đài Loan là một tỉnh khó kiểm soát.
Hôm thứ Hai (29/11), Quốc hội Pháp đã thông qua nghị quyết nói trên, với 39 phiếu thuận, 2 phiếu chống, và 3 phiếu trắng.
Nghị quyết không ràng buộc này đã kêu gọi chính phủ Pháp ủng hộ Đài Loan tham gia các cơ quan toàn cầu, trong đó có Đại hội đồng Y tế Thế giới, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, và Công ước Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu.
Hành động này diễn ra sáu tháng sau khi Thượng viện Pháp thông qua một nghị quyết tương tự kêu gọi sự tham gia có ý nghĩa của Đài Loan vào các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, với 304 phiếu thuận và không có phiếu phản đối hồi tháng Năm.
Đài Loan đã hoan nghênh nghị quyết này. Bộ ngoại giao của hòn đảo bày tỏ lòng biết ơn trong tuyên bố hôm thứ Ba (30/11), đồng thời cho biết thêm rằng quan hệ đối tác với Pháp dựa trên các giá trị chung về dân chủ, tự do, và nhân quyền.
Nhưng tin tức này đã khiến chế độ cộng sản ở Trung Quốc tức giận. Trong một tuyên bố khác, đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã bày tỏ “sự phản đối mạnh mẽ” và chỉ trích hành động này là tán thành “các lực lượng ủng hộ độc lập ở Đài Loan.”
Chế độ này tuyên bố hòn đảo tự trị là lãnh thổ của riêng mình và sẽ bị chiếm bằng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh cũng tuyên bố họ có quyền duy nhất để đại diện cho Đài Loan trên trường quốc tế. Trong khi Đài Bắc từ chối quan điểm này, họ đã bị chặn khỏi Đại hội đồng Y tế Thế giới với tư cách là quan sát viên kể từ năm 2017.
Tuy nhiên, khi Bắc Kinh ngày càng leo thang các hành vi gây hấn với Đài Loan, nhiều quốc gia Âu Châu biểu thị sẵn sàng hợp tác cùng hòn đảo được điều hành một cách dân chủ này.
Hồi tháng Mười, bốn thượng nghị sĩ Pháp đã đến Đài Loan. Các chuyến thăm không chính thức này diễn ra sau khi Bắc Kinh điều gần 150 phi cơ quân sự tới vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trong vòng bốn ngày.
Hôm 02/11, lần đầu tiên Nghị viện Âu Châu cử một phái đoàn chính thức đến hòn đảo này. Tại cuộc họp báo, ông Raphael Glucksmann, một nghị viên người Pháp của Nghị viện Âu Châu, đã nói với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn rằng: “Âu Châu đang sát cánh cùng quý vị.”
Gần đây nhất, các phái đoàn từ ba quốc gia Baltic — Lithuania, Latvia và Estonia — đã hạ cánh xuống Đài Bắc hôm 28/10 để tham dự một diễn đàn dân chủ do Đài Loan tổ chức.
Cùng ngày, Bắc Kinh đã điều động 27 phi cơ quân sự đến phía tây nam Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan.
Bà Dovile Sakaliene, một thành viên của quốc hội Lithuania, đã bác bỏ hành động cảnh cáo này và nói trong một bài đăng hôm thứ Hai rằng, “ĐCSTQ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] sẽ không bao giờ hiểu được cách thức hoạt động của #một nền dân chủ.”
PRC is welcoming our delegation to #Taiwan with threats 😶 CCP will never understand how #democracy works ¯_(ツ)_/¯ #Taiwan is and will be our friend ❤🇹🇼🇱🇹 #StandWithTaiwan #StandWithLithuania https://t.co/BIlW9bEwr0
— Dovilė Šakalienė (@DSakaliene) November 29, 2021
Cô Dorothy Li là một phóng viên của The Epoch Times tại Âu Châu.
An Nhiên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: