Quảng Châu: Dịch bệnh tấn công chợ hoa lớn nhất toàn quốc
Tình hình dịch bệnh ở Quảng Châu tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, đã có thông báo chính thức rằng sẽ mở rộng khu vực phong tỏa cách ly, người dân chỉ có thể vào chứ không thể ra. Chợ hoa lớn nhất cả nước ở quận Lệ Loan, thành phố Quảng Châu đã bị đóng cửa cách ly hoàn toàn, một số người bán buôn thua lỗ rất nặng.
Tính đến 24 giờ ngày 3/6, có tổng cộng 77 ca nhiễm đã được báo cáo tại Quảng Châu trong đợt dịch này. Trong số 7 ca nhiễm mới vào ngày 3/6, có 6 ca là đến từ thôn Phương thuộc quận Lệ Loan. Vào chiều 3/6, Cảnh sát giao thông Quảng Châu thông báo việc kiểm soát giao thông đã được triển khai tại thôn Phương, quận Lệ Loan.
Thôn Phương của quận Lệ Loan, cùng với thôn Miên, thôn Hải Nam và thôn Cúc Thọ gần đó có chợ hoa lớn nhất cả nước. Các khu vực này đã sớm bị đóng cửa vào ngày 28/5. Thôn Hải Nam đã được điều chỉnh thành khu vực có nguy cơ cao từ ngày 2/6. Theo thống kê chính thức, đã có 28 ca nhiễm tại thôn Hải Nam.
Việc phong tỏa cách ly đã dẫn đến thiệt hại nặng nề cho các thương gia, đồng thời, vì các thương gia thường sống trong chợ và không tích trữ quá nhiều thực phẩm, nên hiện giờ họ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực.
Trương Mai (hóa danh), một bà chủ tại chợ hoa thôn Miên, nói với phóng viên của Epoch Times rằng, vì thôn bị phong tỏa nên tất cả họ phải ở nhà, không được phép ra ngoài. Tất cả hàng hóa trong cửa hàng, bao gồm cả những cây vải cũng không thể vận chuyển đi được.
Trương Mai nói rằng, việc phong tỏa thôn xảy ra quá đột ngột, khiến họ ứng phó không kịp, “lúc đó không nghĩ sẽ nghiêm trọng như vậy, không nghĩ sẽ đột ngột như vậy, nhoáng cái đã bắt đóng cửa hết. Lúc đó có quá nhiều người đổ xô đến siêu thị, chưa mua được cái gì cả. Thôn của chúng tôi có một siêu thị, nhưng từ hơn 7 giờ sáng đến 10 giờ sáng, đã bị tranh nhau mua hết rồi.”
Bây giờ chúng tôi chỉ có thể mua các thứ trên trang web vật tư, nhưng thịt mua được đều bốc mùi hôi thối, cũng không dám ăn. Người ta đặt hàng phản hồi, cái này không tốt, cái kia cũng không tốt, mà lại đắt.
Triệu Giai (hóa danh), chủ một gian hàng ở Công viên Triển lãm Hoa Quảng Châu, nói với phóng viên Epoch Times rằng: anh ta cũng bị giữ ở nhà (quầy hàng), và không thể ra ngoài. Mặc dù chính quyền cho biết là có nguồn cung cấp vật phẩm nhưng rất khó đặt mua, thịt hiện có giá 50 nhân dân tệ / 0.5 kg, thịt mua về còn bốc mùi và lông chưa cạo.
Triệu Giai nói, “Chúng tôi kinh doanh căn bản trong nhà không có đồ dự trữ, cần chút gì thì mua chút đó, không nghĩ đến lại đột ngột như vậy.”
Trương Mai cho biết, hiện tại chính phủ không có bất kỳ hỗ trợ nào ngoài cung cấp bữa ăn 50 nhân dân tệ, họ cho bạn một liên kết đến nơi bán vật tư sinh hoạt, bạn có thể lên đó mua, nhưng không nhất định có thể mua được, bởi vì hiện đã hết hàng rồi. Đến hiện tại chưa nhận được bất kì vật tư nào do chính phủ phát cả.
Tiểu Lý, một thanh niên làm việc trong Vườn Triển lãm Hoa Quảng Châu và thuê một căn hộ ở gần đó, giờ cậu ta không còn việc để làm nữa, cậu ta cũng nói với phóng viên rằng, cậu ta chưa bao giờ nhìn thấy một vật tư gì từ phía chính phủ, rau củ ở địa phương thì cực kỳ đắt đỏ.
Tiểu Lý cũng cho biết, không có thông báo trước về việc phong tỏa thôn. “Sáng hơn 6 giờ dậy thì nghe nói đã bị phong tỏa, ra ngoài xem thì gạo, dầu, và mì trong các siêu thị lớn đều đã bán hết, tôi không mua được gì ở bên ngoài cả. Phong tỏa cho đến hiện tại, cơ bản tôi chưa thấy bất kỳ vật tư nào từ phía chính quyền. “
Mặc dù có nhóm (WeChat), nhưng mua các thứ trong nhóm cũng phiền phức lắm, hơn nữa rau củ rất mắc, đã lâu lắm rồi tôi chưa mua rau, thịt thì đều hơn 50 nhân dân tệ / 0.5 kg, hiện tại mỗi ngày “đều là ăn mì, ăn đến nỗi tôi cũng không muốn ăn nữa.”
Điều mà Trương Mai hy vọng nhất lúc này là phát cho họ một ít thịt lợn tươi và rau tươi, vì mua đồ quá khó. “Bây giờ mua đồ ăn ở đây quá khó. Nếu như mua được, nó đều là các món đã định sẵn, chỉ có những món đó, không có lựa chọn.”
Thị trường hoa toàn quốc có thể bị ảnh hưởng
Trương Mai nói với các phóng viên rằng thôn Miên, thôn Hải Nam và thôn Cúc Thọ đều ở cùng một chỗ, đều là chợ hoa, dịch bệnh lần này đã tạo thành ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường này.
“Đây là trạm trung chuyển chợ hoa lớn nhất cả nước. Mỗi ngày vận chuyển hơn 1,000 (hoa và cây), khi bận rộn thì số lượng cơ bản đều là ba đến năm nghìn. Đây là quầy của tôi, số lượng cả một quầy. Có từ ba đến năm nghìn quầy hàng, toàn bộ chợ hoa ở Quảng Châu đều ở đây. Những người bán buôn đều trực tiếp đến quầy hàng để lấy hàng. “
Theo Trương Mai được biết, rất nhiều người buôn đến mua hàng đã bị mắc kẹt tại đây và lỗ nặng. “Một số người thuê nhà trong thời gian ngắn, ví dụ như những ông chủ bán buôn trường kì ở đây chuyển hàng, họ thuê nhà ở đây, cũng có một số đến ở trong khách sạn.”
Triệu Giai cũng nói rằng, những người chịu thiệt hại lớn nhất có lẽ là những người bán buôn. “Cây của chúng tôi có thể đem về trồng lại, nhưng những người bán buôn này đến giao hàng thì là cả trăm nghìn cây một lúc, hàng loại nào cũng có, toàn là xe moóc kéo dài 13 mét, kéo một chiếc xe đi. (Ngày phong tỏa thôn) Những xe chở hàng nào chở sớm thì từ 4 giờ sáng đã đi rồi, sau 4 giờ sáng thì không có xe nữa, hàng để ở đó, có lẽ đều phải bồi thường.”
Trương Mai cho biết, cửa hàng của cô doanh thu mỗi tháng hơn 100,000, nhưng giờ kẹt cứng trong quầy hàng, chuyển phát nhanh không nổi, không có người giao. Một khoản lỗ khác là phí mở quầy hàng, khoảng 5,000 nhân dân tệ một tháng, có cửa hàng phí lên đến khoảng 10,000 nhân dân tệ.
Về thiệt hại, Triệu Giai cho biết hiện tại thiệt hại về các mặt của anh là khoảng 30,000 nhân dân tệ, trước đó anh ta còn mua một chiếc xe mới để chở hàng, nhưng chưa bán được một cây nào.
Những người bán buôn được phỏng vấn cũng nói rằng, nơi này (kinh doanh hoa) bị ảnh hưởng thì hoa trên toàn quốc cũng bị ảnh hưởng, cả nước không có hàng để bán, ở đây không ra được, thì ở đâu cũng không bán được.
Phóng viên Cố Hiểu Hoa, Lăng Vân thực hiện
Chu Nghi Khiêm biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times tiếng Trung
Xem thêm: