Quân đội Hoa Kỳ tỏ thế mạnh, Trung Cộng tạm thời e ngại?
Hôm 17/02, Quân đội Hoa Kỳ thông báo Khu trục hạm Aegis USS Russell (DDG 59) di chuyển ngang qua vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa), nhằm trực tiếp thách thức tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này của các nước xung quanh, bao gồm Trung Quốc Đại lục, Việt Nam và Đài Loan. Việc này cho thấy rất rõ, chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến vào vùng lãnh hải được phân định sát căn cứ quân sự trên đảo Nam Sa, điều làm người ta ngạc nhiên là ít nhất đã 24 giờ trôi qua nhưng Trung Cộng không đưa ra bất cứ tuyên bố gì, như thể là sự việc này không hề xảy ra vậy.
Theo các hành động thông thường, Trung Cộng đều sẽ kịp thời đưa ra tuyên bố, ít nhất cũng đưa ra kháng nghị hoặc cảnh báo, yêu cầu rời đi…, nhưng cho đến nay vẫn chưa thấy thông tin tương tự từ truyền thông của Trung Cộng, lãnh đạo cao tầng Trung Cộng hiển nhiên có ý đồ xử lý nhẹ nhàng, không biết có liên quan gì đến đấu đá nội bộ không. Ngày 18/02, tin tức liên quan đến quân đội mà Tân Hoa Xã cao giọng tuyên bố là “Điều lệ công tác Chính trị trong Quân đội” mới được sửa đổi và ban hành, chẳng lẽ đối mặt với sự răn đe mạnh mẽ của Hoa Kỳ, quân đội Trung Cộng đã bắt đầu e ngại rồi sao?
Không loại trừ việc quân đội Trung Cộng phản ứng chậm một bước, sẽ bổ sung tuyên bố nhẹ nhàng, cho dù chậm trễ như vậy, cũng là thay đổi mới ít thấy của lãnh đạo cao tầng Trung Cộng. Không chỉ như vậy, ngày 10/02, Bộ quốc phòng Trung Cộng còn cao giọng tuyên bố, bắt đầu từ bờ Nam và Bắc của hồ Bangong, quân đội Trung Quốc, Ấn Độ đồng thời có kế hoạch tổ chức rút khỏi các điểm tranh chấp. Giới quan sát cũng thực sự quan sát thấy quân đội hai bên lui quân về.
Sự đối đầu dọc biên giới giữa hai bên Trung – Ấn đã xảy ra hơn 6 tháng, đồng thời không ngừng tăng quân, việc rút quân khỏi các vị trí tranh chấp là biện pháp tốt nhất để hạ nhiệt căng thẳng. Ấn Độ không có động cơ để tiếp tục hình thế căng thẳng như vậy, nhưng hai bên vẫn chậm trễ không chịu rút quân, khả năng lớn là do Trung Cộng không muốn từ bỏ, thậm chí có thể có các hành động khiêu khích bất cứ khi nào theo yêu cầu chính trị. Lúc này, quân đội Trung Cộng đột nhiên đồng ý rút quân, có lẽ là lãnh đạo cao tầng Trung Cộng tạm thời không muốn lại dùng xung đột Trung – Ấn để chuyển dịch mâu thuẫn nữa.
Quân đội Trung Cộng thu quân về từ biên giới phía Tây, càng cho thấy ý định tập trung tinh lực ứng phó cục diện căng thẳng ở Biển Đông, và cả cục diện Đông Hải, Trung Quốc và Đài Loan. Sau khi chính phủ mới của Hoa Kỳ và Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lên nhậm chức, rất nhanh vẫn tiếp tục chiến lược quân sự cứng rắn của ông Trump, ít nhất hiện nay không hề lùi bước trong đối đầu quân sự. Từ ngày 23/01, Trung Cộng đột nhiên gia tăng quấy nhiễu Đài Loan, bắt đầu thăm dò Quân đội Hoa Kỳ, dẫn đến việc Quân đội Hoa Kỳ tiếp tục phản ứng quyết liệt.
Ngày 04/02, Khu trục hạm USS McCain (DDG 56) đi băng qua eo biển Đài Loan; Tàu ngầm tấn công tên lửa USS Ohio mang theo 154 tên lửa hành trình Tomahawk (SSGN 726) đã cập cảng Okinawa Nhật bản; Khu trục hạm Peralta (DDG 115) với khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cũng đã cập cảng Yokosuka, Nhật Bản. Ngày 05/02, Khu trục hạm USS McCain (DDG 56) tiến vào vùng biển quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa). Ngày 09/02, Hải quân Hoa Kỳ tập trận Hàng không mẫu hạm kép tại Biển Đông. Ngày 17/2, Khu trục hạm USS Russell (DDG 59) lại tiến vào vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa).
Cường độ hoạt động ở Biển Đông trong thời gian gần đây của Hải quân Hoa Kỳ dường như còn cao hơn cả thời kỳ Tổng thống Trump còn tại vị, không thể không khiến giới lãnh đạo cao tầng của Trung Cộng có phần lo sợ. Khu trục hạm USS Russell (DDG 59) vừa mới tiến vào vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa), thực tế là một thành viên hạm đội của Hàng không mẫu hạm USS Roosevelt (CVN 71), ngày 09/02 còn tham gia tập trận Hàng không mẫu hạm kép. Vì phải hộ tống Hàng không mẫu hạm nên Khu trục hạm USS Russell không thể đi quá xa, quân đội Hoa Kỳ chỉ tiết lộ Khu trục hạm tiến vào vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa), thực tế hạm đội Hàng không mẫu hạm USS Roosevelt cũng ở ngay sát bên.
Ngoài ra, sau khi tập trận Hàng không mẫu hạm kép, Hàng không mẫu hạm Nimitz chọn lộ trình băng qua quần đảo Philippines, đi vào biển Philippines, lẽ ra phải nhanh chóng trở về cảng nhà ở bờ Tây Hoa Kỳ, nhưng thực tế lại di chuyển chậm chạp trên biển Philippines, ngày 15/02 còn tiến hành tập trận tiêm kích hạm quy mô lớn.
Giới lãnh đạo cao tầng Trung Cộng có thể đã hối hận, lẽ ra không nên thăm dò Quân đội Hoa kỳ một cách khiêu khích, để hôm nay phải đối mặt với áp lực lớn hơn trên biển Biển Đông và Đông Hải Trung Quốc.
Đồng hành trong hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các nước G7, hôm 17/02, Hoa Kỳ và các nước NATO cũng đã bắt đầu đàm phán, tái khẳng định cam kết đối với điều 5 của Hiệp ước Liên minh, bất kỳ một nước nào trong Liên minh bị tấn công, đều được xem là tấn công toàn bộ Liên minh, các nước trong hiệp ước đều có nghĩa vụ cùng nhau hành động. Tổng thư ký NATO còn nhấn mạnh đến thách thức ngày càng gia tăng từ phía Trung Cộng, mong muốn cùng nhau ứng phó với những thách thức của Trung Cộng. Ngoài ra, ngày 18/02 cũng diễn ra sự kiện Đối thoại an ninh bốn bên giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
Hình thế quốc tế thời gian gần đây, bất luận là điều tra nguồn gốc dịch bệnh, tuyên bố của 58 nước về ngoại giao con tin, hay là sự kiện của CGTN và BBC, đều sẽ khiến lãnh đạo cao tầng Trung Cộng rất lo lắng, trong bối cảnh này, Trung Cộng xem ra không thể không hạ giọng. Hoa Kỳ và các đồng minh ngày càng cảnh giác hơn trước sự mở rộng và khiêu khích quân sự của Trung Cộng, đồng thời xem việc luôn duy trì sự răn đe mạnh mẽ là vô cùng cần thiết, dã tâm của Trung Cộng sẽ không vì vậy mà mất đi, nguy cơ vẫn chưa được loại trừ, các nước còn phải làm tốt việc chuẩn bị ứng phó thêm một bước nữa.
Do Gao Yi thực hiện
Tâm An biên dịch
Xem thêm: