Quan điểm về phong cách vẽ tranh từ thực tế
Alison Collins – chủ sở hữu của Alison Collins Gallery, chia sẻ về lý do tại sao cô khuyến khích các nghệ sĩ sáng tác trực tiếp từ cuộc sống
Trong bức tranh phong cảnh Late Day Colors của họa sĩ William R. Davis’s, ánh dương sau cùng của hoàng hôn chiếu rọi cả bầu trời, một tia sáng làm lung linh mặt hồ: Đó là tia nắng cuối cùng trước khi mặt trời biến mất sau khu rừng đằng xa.
Trong tác phẩm Bouquet của tác giả Daniel Caro, những bông hoa hướng dương và hoa hồng vàng rực rỡ, chúng trông thật hạnh phúc trong chiếc bình gốm trắng.
Và bức chân dung tự họa của họa sĩ Kristen Valle Yann khắc họa một cô gái với chiếc khăn trùm đầu màu trắng, cô trầm tư hướng ánh mắt về phía rìa bức tranh.
Cả ba tác phẩm trên tuy là ba tác phẩm độc lập nhưng có hai điểm chung: thứ nhất chúng được vẽ từ thực tế cuộc sống (không phải được vẽ lại từ một bức ảnh), và điều thứ hai: những tác phẩm này được trưng bày trong một buổi triển lãm mang tên Ngày lễ triển lãm dành cho các tác phẩm nhỏ gọn lần thứ 10 tại Phòng trưng bày Collins, Orleans, Cape Cod, Massachusetts.
100 bức tranh trong triển lãm này được vẽ trực tiếp từ cuộc sống – phong cách hội họa hàn lâm được truyền thừa từ các học viện nghệ thuật châu Âu. Và phòng trưng bày Collins cũng hỗ trợ những nghệ sĩ để họ vẽ tranh theo phong cách này.
Nhân dịp phòng trưng bày Collins đang kỷ niệm 10 năm kinh doanh, tôi rất muốn biết tại sao chủ sở hữu phòng tranh – cô Alison Collins duy chỉ quan tâm đến phong cách vẽ trực tiếp từ đời thực và sẵn sàng hỗ trợ các nghệ sĩ đang theo đuổi phong cách này.
Ta có thể tìm được câu trả lời trong lịch sử cá nhân của Collins và lịch sử nghệ thuật phương Tây nói chung.
Khám phá nghệ thuật truyền thống
Qua điện thoại, cô Collins tâm sự rằng mình tìm đến nghệ thuật thông qua cha mẹ, những người có gu thẩm mỹ rất truyền thống và rất cổ điển. Cụ thể, cô được truyền cảm hứng từ cha mình, một người thợ dệt đồng thời là một cố nghệ nhân chế tác đồ nội thất tuy chưa kinh qua trường lớp chính quy.
Sau đó, khi ở độ tuổi thiếu niên, cô bắt đầu làm việc tại một phòng trưng bày nghệ thuật địa phương, có chủ sở hữu là Julian Baird, người có gu thẩm mỹ rất tinh tế với tình yêu dành cho những tác phẩm cổ điển và truyền thống. Tại đây, cô đã làm việc ròng rã trong 27 năm tiếp theo, và chính quá trình làm này giúp cô trau dồi kiến thức chuyên môn về phòng trưng bày nghệ thuật của mình.
Khi Collins dần trưởng thành, nghệ thuật hiện đại đang trở thành xu hướng chung. Cô bắt đầu sự nghiệp phòng tranh vào giữa đến cuối thập niên 80, khi các nghiên cứu cứu sinh bậc đại học về nghệ thuật được không được đào tạo bài bản về kỹ thuật vẽ nháp, và hơn hết, phong cách hội họa theo chủ nghĩa hiện đại đã xâm nhập vào các khuôn viên trường học và len lỏi vào các bài giảng. Phong trào nghệ thuật hiện đại vào đầu thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 hoàn toàn quay lưng với cách đào tạo truyền thống mà trong nhiều thế kỷ, thứ đã được định hình bởi các học viện nghệ thuật hàng đầu châu Âu. Thay vào đó, các học viện nghệ thuật bấy giờ đặt trọng tâm vào sự đổi mới và những thử nghiệm trong nghệ thuật.
Những sinh viên mong muốn có một nền giáo dục nghệ thuật mang tính truyền thống hơn phải theo đuổi đường lối hội họa mà họ yêu thích theo một cách khác. Một số nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật truyền thống học trong các studio tư nhân do những người học trò của họa sĩ R.H. Ives Gammell (1893–1981) thành lập. Gammell là một trong những người thầy có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến truyền thống nghệ thuật phương Tây ở Hoa Kỳ. Ông tin vào việc bảo tồn truyền thống và tin rằng nghệ thuật biến dị hiện đại thực sự đã làm suy thoái những ngành nghề thủ công của châu Âu. Gammell đặc biệt bị ảnh hưởng bởi nghệ sĩ William Paxton, người mà ông đã từng nghiên cứu trong một thời gian ngắn. Paxton từng là học trò của Jean-Léon Gérôme, họa sĩ hàn lâm vĩ đại người Pháp.
Di sản đến từ cung cách đào tạo nghệ thuật truyền thống
Nghệ sĩ luôn bị ảnh hưởng bởi phong cách của những người đi trước. Đó là điều mà Collins cho rằng rất tuyệt khi nói về phong cách nghệ thuật hàn lâm: Các nghệ sĩ được học hỏi từ những bậc tiền bối, và những kỹ năng và những kiến thức đó được truyền lại và phát triển bởi thế hệ kế cận.
Collins, có lẽ vì bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh, luôn hỏi những nghệ sĩ tại phòng tranh của cô rằng ai đã khơi dậy niềm yêu thích nghệ thuật trong họ và ai là người truyền cảm hứng để họ sáng tác tranh. Cô phát hiện rằng thường thì niềm đam mê vẽ tranh sẽ đến từ gia đình của các nghệ sĩ, chẳng hạn một ai đó có bà ngoại yêu thích vẽ tranh, có mẹ có thể vẽ tranh hoặc có một giáo viên đã truyền cảm hứng sáng tác tranh và thôi thúc anh đi trên đường nghệ thuật. Cô chia sẻ rằng một số nghệ sĩ thậm chí chưa bao giờ đến thăm viện bảo tàng trước khi bắt đầu học hội họa, nhưng họ có thể vẽ, và gia đình đó là nơi tình yêu hội họa bắt đầu.
Collins tâm sự rằng trong những khóa đào tạo nghệ thuật truyền thống hoặc cổ điển, trước khi một nghệ sĩ nghĩ đến việc chọn một cây cọ, họ sẽ được học các khóa học về kỹ thuật vẽ. Ví dụ, vào thế kỷ 18 và 19, tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London, sinh viên khi bắt đầu được yêu cầu phải sao chép các bức tượng và kiến trúc cổ bằng thạch cao hoặc thực hiện sao chép những bức vẽ trong vòng một năm.
Collins nói rằng các nghệ sĩ đã tìm cách cải thiện khả năng hội họa của họ trong studio bằng cách mài giũa kỹ thuật vẽ tranh để nó trở nên tốt hơn, họ phải vẽ lại những gì mình nhìn thấy trong cuộc sống thực tế. Sau đó, họ mới tìm tòi nghiên cứu và tìm hiểu về các yếu tố căn bản của hội họa, bao gồm phối cảnh, những đường thẳng, giá trị, hình thức và hơn thế nữa.
Qua thời gian luyện tập, các nghệ sĩ hoàn đã thiện kỹ năng của họ và khi đó là lúc họ bắt đầu khám phá và theo đuổi phong cách nghệ thuật của riêng mình. Collins cho rằng trải nghiệm này cũng tương tự như những ngành nghề khác. “Nếu bạn là một nhà khoa học, bạn không hoàn toàn học từ sách, một số điều bạn học được qua những trải nghiệm… và cuối cùng bạn tìm ra giải pháp thông qua việc tìm tòi và khám phá,” cô nói.
“Khi bạn bắt đầu quan sát điều gì đó, bạn cũng có thể bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi bên trong chính bản thân mình.”
Cô đã tận mắt trải nghiệm điều đó khi xem bố mình chế tác đồ nội thất. Bằng cách chăm chú quan sát ông làm việc, cô bắt đầu hiểu cách sử dụng các công cụ và không những vậy, khi nhìn ông giải quyết những vấn đề một cách sáng tạo, cô học được cách giải quyết vấn đề của riêng mình.
Phong cách vẽ tranh từ cuộc sống so với những bức ảnh
Công việc của một họa sĩ phong cảnh làm việc ngoài trời rất khác với một người sao chép tranh trong studio. Để thí nghiệm, Collins đã cố tình dùng máy ảnh ghi lại hình ảnh ánh sáng chiếu vào từ cửa sổ phòng bếp đậu trên một chiếc ghế dài. Cô đã xem xét kỹ hình ảnh, và làm phép so sánh với hình ảnh được ghi lại trên ảnh với những gì mà cô nhìn thấy tận mắt. Bức ảnh thực chất chỉ là không gian 2D, vì thế nhiều hình ảnh đã bị biến dạng so với thực tế. Và vì vậy việc chụp ảnh sẽ không thể mang đến sức sống cho bức ảnh so với việc vẽ trực tiếp.
“Khi một nghệ sĩ vẽ trực tiếp từ phong cảnh thực tế, họ thường phải thao tác nhanh chóng để nắm bắt khoảnh khắc mong muốn, đặc biệt là trong những điều kiện thay đổi như mưa, gió, tuyết, bình minh hoặc hoàng hôn. Họ học cách tiên liệu những gì sẽ xảy ra với thời tiết — và bằng cách trải nghiệm để có sự liên kết với thiên nhiên — những họa sĩ phong cảnh, phát triển một loại trực giác, và điều này có thể tạo ra sự khác biệt trong cách họ thể hiện khoảnh khắc,” cô nói.
Collins đã làm người đại diện cho một họa sĩ phong cảnh mang tên Joseph McGurl, người đã dày công tìm hiểu thổ nhưỡng và thời tiết. Một câu trích dẫn (của nhà toán học người Pháp Henri Poincaré) trên trang web của McGurl làm rõ lòng nhiệt thành của McGurl và các nghệ sĩ khác đối với thiên nhiên: “Nhà khoa học không nghiên cứu thiên nhiên chỉ vì sự hữu ích của thiên nhiên; anh nghiên cứu nó vì anh thích thú và say mê vẻ đẹp của nó.”
Ngoài ra, khi một nghệ sĩ vẽ trực tiếp từ cuộc sống, anh ta vô tình đặt ra một tiêu chuẩn dễ nhận biết để công chúng đánh giá tác phẩm đó. Rõ ràng, thiên nhiên là thước đo nghệ thuật mẫu mực và khi bạn nhìn vào một loạt các bức tranh được trưng bày trên tường trong phòng tranh của Collins, chúng chính là đại diện cho những tiêu chuẩn như thế.
Mặt khác, nghệ thuật đương đại không đòi hỏi những tiêu chuẩn vừa nêu trên – nên bạn không thể so sánh các tác phẩm và khó có thể chỉ ra những điểm tốt và những điểm chưa tốt, vì mỗi tác phẩm là một phần trừu tượng của thế giới nội tâm và đồng thời là những mảnh ghép của sự thật. Hơn thế nữa, nghệ thuật đương đại đi ngược với tự nhiên. Collins cho rằng nghệ thuật hiện đại là “tất cả những gì trái với những giá trị truyền thống – đó là chủ nghĩa hiện đại. Nhưng thể loại nghệ thuật mà tôi đang theo đuổi, có một quy chuẩn – có những tiêu chuẩn cần tôn trọng, và công chúng có thể thấy rõ những giá trị đó. … Đó là bởi vì những nghệ sĩ theo đuổi lối vẽ trực tiếp lấy cuộc sống làm khuôn mẫu để sáng tác, cho dù đó là một hình thù hay một vật thể, hoặc việc vẽ tranh phong cảnh trên thực địa.”
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: