Quan chức Trung Quốc nhận hối lộ, bị Interpol truy nã
Một quan chức cấp tỉnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhận hối lộ hàng triệu USD khi còn đương nhiệm. Hiện quan chức này đang phải đối mặt với án tù và bị Interpol truy nã. Vợ và em trai của ông ta là đồng phạm, cũng phải chịu tội danh tương tự.
Chính quyền địa phương tỉnh Hồ Nam cáo buộc ông Peng Xufeng và em trai Peng Yaofeng đã nhận hối lộ và rửa tiền hơn 200 triệu nhân dân tệ (30 triệu USD). Xufeng đã trốn ra nước ngoài vào năm 2017. Ông Yaofeng bị kết án tù chung thân vào ngày 31/8 năm nay.
Báo chí Trung Quốc đưa tin ông Xuefeng và vợ, bà Jia Siyu, sở hữu 5 bất động sản xa hoa trên khắp 4 châu lục. Đầu năm nay, một tòa án ở Hồ Nam đã ra lệnh tịch thu tài sản bất hợp pháp của hai vợ chồng và cả hai đều nằm trong danh sách Thông báo Đỏ của Interpol kể từ ngày 10/5/2017.
Theo CCTV, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, ông Xufeng đã lợi dụng các vị trí trong chính phủ của mình từ năm 2012 đến năm 2017 để nhận hối lộ số tiền lớn. Hai anh em cùng nhau tích lũy được gần 219 triệu nhân dân tệ (32 triệu USD) và ông Yaofeng đã giúp ông Xufeng chuyển tiền ra nước ngoài.
Năm 2010, ông Xufeng được chuyển từ vị trí phó giám đốc Ủy ban Xây dựng và Nhà ở thành phố Trường Sa sang giữ chức Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch Tập đoàn Vận tải Đường sắt Trường Sa. Tháng 3/2017, ông ta được đề bạt làm chủ tịch Tập đoàn đầu tư Cơ sở hạ tầng Hồ Nam.
Sau chưa đầy một tháng tại vị trí mới, ông Xufeng đã trốn sang Úc vào ngày 24/3/2017 và sau đó đến Hoa Kỳ. Theo tin tức của CCTV, ông Xufeng cũng đang giữ hộ chiếu của Liên bang Saint Kitts và Nevis, và hộ chiếu của Đảo Síp (Cyprus).
Vợ của ông Xufeng, bà Jia Siyu, đã rời Trung Quốc vào ngày 10/3/2017. Theo tin tức của báo chí Trung Quốc, ông Xufeng trước đó đã sắp xếp cho vợ và các con của ông ta chuyển ra nước ngoài và đã chuyển khoảng 150 triệu nhân dân tệ (22 triệu USD) ra nước ngoài. Các báo cáo không cho biết gia đình ông Xufeng hiện đang cư trú ở đâu.
Theo các cáo buộc đệ trình lên tòa án Trung Quốc, giữa năm 2012 và 2017, bà Jia đã chuyển khoảng 43 triệu nhân dân tệ (6,3 triệu USD) từ tiền hối lộ của ông Xufeng ra nước ngoài thông qua các ngân hàng ngầm hoặc thông qua tài khoản ngân hàng của người khác. Bà bị nghi ngờ rửa tiền vì sử dụng một phần tiền hối lộ để mua bất động sản và nợ công ở nước ngoài.
Các tài sản bất động sản khác nhau mà cặp đôi đã mua nằm ở Úc, Đảo Síp, Singapore, và St. Kitts và Nevis – một hòn đảo ở Caribe của Mỹ. Họ bị cáo buộc đã đầu tư 2.5 triệu euro vào các công cụ nợ công và có kế hoạch sử dụng hơn 500,000 USD để mua các quỹ khác.
Cảnh sát đã đệ trình mở một cuộc điều tra về ông Xufeng vào ngày 1/4/2017 do nghi ngờ ông nhận hối lộ; và mở một cuộc điều tra khác đối với bà Jia vì nghi ngờ bà nhận hối lộ và rửa tiền vào cuối tháng đó. Ngày 10/5/2017, Interpol đã ban hành Thông báo Đỏ đối với cặp đôi này.
Hệ thống tàu điện ngầm Trường Sa
Theo tin tức của báo chí Trung Quốc, trong nhiệm kỳ của ông Xufeng với tư cách là Phó giám đốc Ủy ban Xây dựng và Nhà ở thành phố của thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, ông ta đã xây dựng và mở một số tuyến tàu điện ngầm và tàu siêu tốc. Trang web chính thức của Tập đoàn Vận tải Đường sắt Trường Sa (Truong Sa Rail Transit Group) thông báo rằng tính đến năm 2018, tổng quy mô của các tuyến được phê duyệt để xây dựng là 88 dặm (142 km) với vốn đầu tư khoả
Tuyến tàu điện ngầm Trường Sa số 2 tốn hàng chục tỷ USD để xây dựng nhưng đã gặp phải nhiều vấn đề, chẳng hạn như chỉ sau hai năm hoạt động, các vết nứt và rò rỉ đã xuất hiện trong kết cấu chính. Ngay từ đầu tháng 2/2013, một thông tin trực tuyến đã phơi bày rằng việc xây dựng hệ thống xe điện ngầm (Metro) có liên quan đến việc đấu thầu bất hợp pháp.
Với tư cách là chủ tịch của Tập đoàn Vận tải Đường sắt Trường Sa, ông Xufeng có quyền kiểm soát việc quản lý các dự án này cũng như việc sử dụng và phân bổ vốn. Và theo các nguồn tin nội bộ, “không chỉ có một vài khiếu nại” đã được đệ trình chống lại ông Xufeng vì việc lạm dụng quyền lực.
Tác giả: Mary Hong