Quả hạch: Thành phần không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường
Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao, thường là kết quả của sự hình thành sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs) khiến bệnh tiểu đường trầm trọng hơn. AGEs được hình thành từ lượng đường thừa trong cơ thể và được tích lũy thông qua chế độ ăn uống. Thực phẩm chiên, các loại thịt, thức ăn chứa nhiều tinh bột (khoai tây chiên/ nướng, bánh mì, bánh bích quy, bánh quy ngọt, mứt và các loại bánh chứa tinh bột, ngũ cốc, v.v) đều chứa nhiều AGEs.
AGEs là vấn đề quan trọng đối với người bị tiểu đường. Những AGEs này hình thành khi đường phản ứng với chất béo trong mô của cơ thể, đặc biệt là ở mạch máu.
Hàm lượng AGEs sẽ tăng lên rất nhanh ở những người bị tiểu đường và góp phần gây ra các biến chứng, chẳng hạn như giảm khả năng tự lành vết thương, bệnh thận do tiểu đường và xơ vữa mạch máu.
Phòng tránh tác hại của AGEs
Khi thiết kế thực đơn cho bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, mục đích của chúng là hạn chế hiện tượng tăng đường huyết sau ăn và ngăn ngừa tác hại của AGEs bằng cách chọn thực phẩm có chỉ số hấp thụ tinh bột (GL) thấp. Những loại thực phẩm này làm tăng đường huyết rất ít.
Tuy nhiên, cần chọn thực phẩm có chỉ số GL thấp nhưng giàu dinh dưỡng, chứ không phải bất kỳ thực phẩm nào có GL thấp. Đây là lý do mà một số chế độ ăn dành cho bệnh tiểu đường thất bại.
- Thịt là thực phẩm chứa ít GL, nhưng ăn nhiều thịt lại dẫn đến giảm tuổi thọ và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nguy cơ tiểu đường có thể là tăng cân và lượng AGE trong cơ thể. Chế độ ăn của người bị tiểu đường chú trọng vào giảm lượng thịt vốn mang lại sức khỏe lâu dài, thay vào đó là kiểm soát đường huyết trong thời gian ngắn.
- Sản phẩm làm hoàn toàn từ ngũ cốc nguyên hạt và rau củ giàu tinh bột. Lượng sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt được tiêu thụ thật sự có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, có lẽ là do có chứa chất xơ. Một chế độ ăn chay với ít dầu mỡ nhấn mạnh vào việc thay thế những carb carbohydrates chế biến cho thấy những thành công trong cải thiện kiểm soát đường huyết.
Tuy nhiên, những chế độ ăn này có xu hướng làm tăng chỉ số triglyceride (một yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch), và ngũ cốc và tinh bột nấu chín không phải là nguồn cung cấp calo lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường vì có chỉ số GL cao như trong bảng sau:
Quả hạch, các loại hạt và đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao và GL thấp, và là nguồn cung cấp calo chủ yếu thích hợp hơn cho người bị bệnh tiểu đường so với ngũ cốc và thịt
Lợi ích sức khỏe từ quả hạch, các loại hạt và các loại đậu
Đậu và các cây họ đậu có chứa nhiều chất xơ và kháng tinh bột hơn ngũ cốc và có GL thấp.
Hơn nữa, để giảm nguy cơ tim mạch (giảm cholesterol, hoạt động cung cấp chất chống oxy hóa và giảm nguy cơ đột tử do bệnh tim), các loại quả hạch có một số thành phần khiến chúng trở thành thực phẩm có lợi cho người bị tiểu đường.
- Quả hạch là nguồn dinh dưỡng chất lượng với đạm thực vật, chất xơ, chất chống oxy hóa, phytosterol và khoáng chất.
- Quả hạch giảm đáp ứng đường huyết tối thiểu, giúp ngăn ngừa tăng đường huyết sau bữa ăn, tăng huyết áp và sản xuất AGEs bên cạnh tác dụng giảm GL của toàn bộ bữa ăn. Hạnh nhân đã được chứng minh về tác dụng giảm đáp ứng đường huyết và insulin trên bữa ăn giàu carbohydrate trong khi giảm căng thẳng oxy hóa.
- Quả hạch còn giúp bạn duy trì cân nặng, điều này khá quan trọng vì thừa cân là yếu tố nguy cơ đầu tiên dẫn đến tiểu đường. Bất chấp hàm lượng calo, tiêu thụ nhiều quả hạch có liên quan đến giảm cân, có thể là do sự ức chế thèm ăn của các acid béo không bão hòa có trong quả hạch.
- Quả hạch có thể chống viêm giúp ngăn ngừa kháng insulin.
Trong một nghiên cứu gần đây, HbA1C – một chỉ số sinh hóa biểu hiện cho việc kiểm soát đường huyết đã được đánh giá trên bệnh nhân tiểu đường khi tiêu thụ khẩu phần ăn gồm 70g quả hạch trộn mỗi ngày so sánh với lượng calo mà một cái bánh nướng – một loại thực phẩm tinh bột đã được làm chín (bánh nướng có lượng chất xơ và calo ngang với quả hạch). Nhóm bệnh nhân tiêu thụ quả hạch có hàm lượng HbA1C thấp, cho nên khi thay thế thực phẩm carbohydrate bằng sản phẩm từ quả hạch sẽ bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng tăng đường huyết trong khoảng thời gian dài.
Dữ liệu mới này đã củng cố kết quả của các nghiên cứu quan sát trước đây rằng có mối quan hệ nghịch đảo giữa tiêu thụ quả hạch và bệnh tiểu đường. Ví dụ như trang the Nurses’ Health Study phát hiện các y tá ăn 5 khẩu phần ăn chứa quả hạch trở lên mỗi tuần thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giảm 27%. Trong các y tá đã mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh tim giảm 47%.
Quả hạch là một phần thiết yếu đối với chế độ ăn đảo ngược bệnh tiểu đường, ngoài ra còn có rau xanh, đậu và hoa quả ít đường. Trong một nghiên cứu gần đây về bệnh nhân tiểu đường loại 2 áp dụng chế độ ăn này, chúng tôi phát hiện 90% người tham gia có thể không cần dùng thuốc trị tiểu đường nữa, và HbA1c trung bình sau một năm là 5.8%, nằm trong diện không bị tiểu đường (sức khỏe bình thường). Quả hạch, các loại hạt, đậu và rau củ không chỉ giữ lượng đường trong mức kiểm soát mà còn tăng cường sức khỏe trong thời gian dài.
Có một nghiên cứu đối với các bệnh nhân tiểu đường loại 2 dựa trên chế độ ăn loại 1 mà tôi mô tả trong cuốn The End of Diabetes (Chấm dứt bệnh tiểu đường,) chúng tôi phát hiện rằng 90% người tham gia có thể bỏ toàn bộ thuốc điều trị tiểu đường và HbA1c trung bình sau một năm là 5.8%, nằm trong diện không bị tiểu đường (sức khỏe bình thường). Tất cả người tiểu đường gồm cả loại 2 và loại 1 nên đọc qua cuốn sách này. Đối với các bệnh nhân tiểu đường loại 2, họ có thể giải quyết căn bệnh của họ triệt để. Và đối với trường hợp loại 1, họ có thể làm giảm phân nửa liều insulin cần thiết trong điều trị để dự phòng tác dụng phụ và tử vong sớm.
Bài viết được đăng tải tại DrFuhrman.com
Minh Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times